Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Đối thoại trực tuyến về các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội

E.Magazine
07/11/2017 19:24
PLVN
aa
Những câu hỏi mà độc giả đang tiếp tục gửi về sẽ được chúng tôi gửi tới các chuyên gia để có phản hồi tới độc giả trong thời gian sớm nhất.


Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) có những quy định gì mới về người chưa thành niên phạm tội”? Các khách mời của Chương trình gồm: TS. Trần Văn Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp; Luật sư Trần Xuân Thành, Giám đốc công ty luật Vũ Trần; TS. Hồ Quang Huy - Ủy viên BCH Đoàn khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ, Phó Cục trưởng Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ cung cấp tới quý độc giả những thông tin hữu ích.

Các khách mời cửa Chương trình: LS. Trần Xuân Thành, Ts. Hồ Quang Huy, Ts. Trần Văn Dũng.
Các khách mời cửa Chương trình: LS. Trần Xuân Thành, Ts. Hồ Quang Huy, Ts. Trần Văn Dũng.

Luật số 12/2007/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20/6/2017 và sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Có thể nói, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 là một văn bản pháp lý vô cùng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta.

Trong số những quy định mới tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, đáng chú ý có những quy định liên quan đến đối tượng người chưa thành niên phạm tội. Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về những điểm mới trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 liên quan đến đối tượng người chưa thành niên phạm tội, hôm nay (7/11), Đoàn Thành niên Bộ Tư pháp phối hợp Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình đối thoại trực tuyến xoay quanh chủ đề nêu trên.

Các chuyên gia sẽ cung cấp tới Quý độc giả nhiều thông tin hữu ích về Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội.
Các chuyên gia sẽ cung cấp tới Quý độc giả nhiều thông tin hữu ích về Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội.

Bạn đọc Đàm Văn Thái (Định Quán, Đồng Nai) hỏi: Cháu tôi mới 14 tuổi bị các bạn rủ rê hiếp dâm một bé gái nhưng vì sợ, cháu chỉ đứng trông chừng cho các bạn hiếp bé gái kia thì có phạm tội không? Cháu tôi có bị xử lý hình sự không?

TS Trần Văn Dũng (bên phải) đang trả lời câu hỏi của độc giả.
TS Trần Văn Dũng (bên phải) đang trả lời câu hỏi của độc giả.

TS. Trần Văn Dũng: Theo quy định tại Khoản 2, Bộ Luật Hình sự 2015,người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với 28 tôi, trong đó có tội hiếp dâm trẻ em.

Câu hỏi của ông đưa ra chưa xác định rõ bé gái bao nhiêu tuổi. Nên tùy từng trường hợp có thể bị xử về tội hiếp dâm, hoặc hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Giả thiết nạn nhân dưới 13 tuổi thì là trường hợp này xử lý rất nặng, có mức phạt từ 7 năm đến 15 năm.

Trường hợp cháu ông mới đủ 14 tuổi không cùng các bạn hiếp dâm mà đứng trông chừng cho các bạn thì hành vi đó vẫn xử lý về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và thuộc trường hợp đồng phạm. Tuy nhiên, cần xác định rõ, cháu ông đã tròn 14 tuổi chưa, nếu chưa sẽ áp dụng các biện pháp khác. Còn nếu 14 tuổi cơ quan điều tra sẽ cân nhắc tính chất hành vi vi phạm, nhân thân của cháu ông và các điều kiện có thể giám sát giáo dục các cháu ngoài cộng đồng mà quyết định có truy tố cháu ông hay không. Đây cũng là một chính sách rất mới của Bộ Luật hình sự 2015.

Bạn đọc Nguyễn Thúy Liên – Cà Mau: Xin hỏi người chưa thành niên phạm tội thì có bắt buộc phải thuê luật sư hay không, hay được nhà nước phân công luật sư bào chữa miễn phí?

Ông Trần Xuân Thành, Giám đốc công ty luật Vũ Trần: Theo quy định, đối với các trường hợp người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội thì không nhất thiết phải thuê luật sư mà cơ quan tiến hành tố tụng ở từng giai đoạn sẽ phải có văn bản đề nghị đoàn luật sư cử luật sư bào chữa miễn phí.

Luật sư Trần Xuân Thành (bên trái) đang trả lời câu hỏi của độc giả.
Luật sư Trần Xuân Thành (bên trái) đang trả lời câu hỏi của độc giả.

Về bản chất, người chưa thành niên được quyền thuê luật sư. nếu không thuê luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cử. Như vậy, dù không thuê luật sư thì trong mọi trường hợp, người dưới 18 tuổi bị truy tố đều có luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.

Bạn đọc Vũ Hòa Bình (Lương Sơn, Hòa Bình) hỏi: Trước khi bước sang tuổi 14 khoảng 2 ngày, con tôi có tham gia đánh một học sinh trong lớp khiến cậu học sinh kia chấn thương đầu, bị giảm thị lực, gẫy chân. Xin hỏi con tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu bị xử lý thì sẽ bị xử phạt thế nào?

TS. Trần Văn Dũng: Theo quy định tại Điều 12 của Bộ Luật hình sự 2015, người tròn 14 tuổi là độ tuổi thấp nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cháu ông chưa tròn 16 tuổi nên không bị xử lý hình sự trong trường hợp này.

TS. Trần Văn Dũng.
TS. Trần Văn Dũng.

Tuy nhiên bản thân ông và gia đình cần có trách nhiệm nhắc nhở, giáo dục để các cháu không tái phạm. Đồng thời nếu nạn nhân phải đi chữa bệnh, có những thiệt hại thì ông và gia đình phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Trường hợp cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an có thể xử phạt hành chính theo Nghị định 167 năm 2013 về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Bạn đọc Nguyễn Thị Nghĩa ở Bắc Giang hỏi: Ông đánh giá như thế nào về tính chất, mức độ, diễn biến của tội phạm dưới 18 tuổi?

Luật sư Trần Xuân Thành (ngoài cùng bên trái) chia sẻ, nhiều bị cáo là người chưa thành niên tâm sự, nếu biết hành vi đó là phạm tội thì đã không làm.
Luật sư Trần Xuân Thành (ngoài cùng bên trái) chia sẻ, nhiều bị cáo là người chưa thành niên tâm sự, nếu biết hành vi đó là phạm tội thì đã không làm.

Luật sư Trần Xuân Thành: Với tư cách luật sư, tôi đã bào chữa cho nhiều người phạm tội dưới 18 tuổi. Qua đó, thấy diễn tiến tình hình tội phạm trong những năm gần đây rất phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng vụ án, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cũng tăng.

Tuy nhiên,các loại tội phạm do các đối tượng ở lứa tuổi này gây ra chất thường mang tính tự phát. không mang tính chuyên nghiệp, hành vi phạm tội do bối cảnh cuộc sống, thiếu sự giáo dục của gia đình, xã hội, phạm tội do nhận thức hạn chế, dễ bị sa ngã. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay chúng ta hội nhập sâu, mạng xã hội, sự phát triển của thông tin ẩn chứa nhiều nguy cơ vì các em ở lứa tuổi này nhận thức còn hạn chế, chưa có khả năng sàng lọc thông tin, dễ bị sa ngã.

Bạn đọc Châu Thành (Thái Bình) hỏi: Con trai tôi sắp 16 tuổi, mới đây cháu có lấy xe máy của gia đình tham gia giao thông bị cảnh sát giao thông chặn lại và lập biên bản xử phạt trực tiếp. Vậy xin hỏi việc xử phạt con trai tôi như vậy là đúng hay sai?

TS. Hồ Quang Huy: Việc CSGT chặn lại do cháu có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đường bộ là đúng với quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vấn đề này đã được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT đường bộ. Kết hợp với quy định của Bộ luật dân sự thì người đại điện pháp luật là cha mẹ của cháu phải nộp phạt do hành vi vi phạm pháp luật mà cháu gây ra.

Bạn đọc Giang Trung Kiên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Trẻ vị thành niên phạm tội bị xử lý hình sự có thể được bảo lãnh miễn tù giam không? Nếu có thì xin cho biết các quy định và thủ tục để thực hiện bảo lãnh. Xin cảm ơn.

TS. Trần Văn Dũng: Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành có quy định cho phép trong một số trường hợp được bảo lãnh tại ngoại. Cũng cần lưu ý là bảo lãnh tại ngoại khác với bảo lãnh miễn tù giam như ông hỏi. Theo đó tùy từng loại tội và từng đối tượng, đặc biệt là nhân thân của họ mà cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu biện pháp đặt tiền để bảo lãnh tại ngoại. Ông nên liên hệ với cơ quan đang thụ lý vụ án này để được tư vấn, giải thích xem trường hợp của cháu ông có được áp dụng biện pháp này không.

Bạn đọc Lưu Thanh Hoà, ở Đà Nẵng gửi câu hỏi tới ông Hồ Quang Huy: Bối cảnh thực tế hiện nay đang đặt đối tượng người chưa thành niên trong đó có đoàn viên thanh niên đứng trước rất nhiều thách thức. Ông có thể chia sẻ thêm về những nguy cơ, thách thức có thể dẫn dắt người chưa thành niên đứng trước nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội được không?

Theo Ts. Hồ Quang Huy, có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
Theo Ts. Hồ Quang Huy, có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Ts. Hồ Quang Huy: Thực tế hiện nay, tôi nhận thấy có rất nhiều thách thức dẫn đến hành vi phạm tội. Có 4 yếu tố chính:

1. Xuất phát từ tâm sinh lý đối tượng

Trong quá trình hoàn thiện hình thành nhân cách, trẻ vị thành nên dễ bị kích động, lôi kéo dẫn đến việc vi phạm. Thiếu định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội cũng là một nguyên nhân dẫn đến phạm tội ở trẻ vị thành niên

2. Bên cạnh việc nỗ lực chung, tạo môi trường học tập, bố mẹ, người thân chưa chú trọng đào tạo giúp đỡ và theo dõi con cái. Gia đình buông lỏng dẫn đến sự hư hỏng, phạm tội, hình thành thói quen thích hưởng thụ, thực hiện hành vi sai trái.

3. Môi trường giáo dục của nhà trường. Theo đó, nhiều nhà trưởng đã làm tốt việc truyên truyền đối với trẻ vị thành niên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, bên canh đó vẫn có nhiều nhà trường chưa thật sự giáo dục tốt, chưa sâu sắc để hình thành nhân cách tốt. Nhiều nhà trường chạy theo hình thức, thành tích mà lơ là việc giáo dục cho các em về kỹ năng sống vf bản lĩnh.

4. Môi trường cùng sự phát triển dẫn đến thay đổi, kết cấu xã hội lỏng lẻo, sự quan tâm giúp đỡ ở xã hội không có, tác động tiêu cực đó dẫn đến lối sống thực dụng và thích hưởng thụ, ko hình thành nên nhân cách rõ ràng

4 điều trên anh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về nhan cách của trẻ. Cần có những quản lý chặt chẽ hơn từ phía nhà trường và gia đình đối với các em.

Bạn đọc Chu Thuý Hoà ở Đắk Lắk hỏi: Trường hợp nào thì trẻ em phạm tội được đưa vào trường giáo dưỡng, trường hợp nào thì phải đi tù?

Luật sư Trần Xuân Thành: Điều này được quy định tại khoản 6 Điều 91 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình thức, và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Từ đó cho thấy, chỉ đối với những trường hợp người dưới 18 tuổi phạm những tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và tính chất của hành vi là rất nguy hiểm cho xã hội thì tòa án mới cân nhắc để áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Còn lại, trên tinh thần sẽ áp dụng những biện pháp tư pháp, đưa vào cơ sở giáo dưỡng, trường giáo dưỡng

Bạn đọc Hoàng Thị Lan ở Kiên Giang hỏi: Với nghề nghiệp luật sư, nắm chắc vấn đề này, theo ông trách nhiệm của xã hội và bản thân luật sư đối với việc đưa các quy định này vào cuộc sống, ngăn chặn tội phạm lứa tuổi vị thành niên?

Nhiều câu hỏi được gửi tới Luật sư Trần Xuân Thành.
Nhiều câu hỏi được gửi tới Luật sư Trần Xuân Thành.

Luật sư Trần Xuân Thành: Cá nhân tôi thấy rằng để Bộ luật đi vào thực tiễn bắt buộc phải tuyên truyền, tuyên truyền làm sao để nó đi vào đời sống của người dân, để người dân biết thế nào là phạm tội Thực tế có nhiều người khi làm rồi họ mới bảo: Biết là phạm tội họ không làm. Phải tuyên truyền đúng, đến được với người cần tuyên truyền, không phải cứ hô hào, nhưng tuyên truyền không triệt để phải tuyên truyền đến tận xóm làng, cả nước phải bắt tay bà.

Liên đoàn luật sư thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn, trong thực tiễn,cũng tuyên truyền cho người dân biết. Chúng tôi thông qua các bài viết, những chia sẻ về các quy định mới trên mạng xã hội để người dân hiểu được.

Chúng tôi cũng tổ chức những buổi tư vấn miễn phí cho người dân .

Bạn đọc Trần Kim Xuyến (Hà Nam) hỏi: Xin chào chuyên gia, cháu của tôi 15 tuổi, do ăn chơi, đùa đòi cùng với việc bạn bè rủ rê nên đã đi cướp tài sản. Năm 2015, Tòa án nhân dân huyện Kim Bảng tuyên cháu 2 tù giam. Đến tháng 11 sắp tới này cháu được ra tù, hòa nhập cộng đồng. Do cháu còn trẻ, tương lai phía trước, mà án tích việc cháu đi tù khiến cháu khó tìm được việc làm như mong muốn nuôi bản thân và hòa nhập cộng đồng. Vậy, xin hỏi các chuyên gia về việc xóa án tích của người chưa thành niên. Xin cám ơn các chuyên gia.

TS. Trần Văn Dũng: Trường hợp ông hỏi đề nghị ông tham khảo Khoản 1 Điều 107 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, trường hợp cháu của ông phạm tội trong gia đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì Bộ luật hình sự 2015 đã coi trường hợp này không có án tích. Do đó việc tái hòa nhập cộng đồng với trường hợp của cháu không ảnh hưởng gì liên quan đến án tích.

Cũng cần lưu ý đây là điểm khác giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 2015, do đó, ông có thể đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Văn phòng Luật sư để được giải thích thêm.

Bạn đọc Nguyễn Nam Em, ở Bình Định hỏi: Theo ông, những quy định mới trong Luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống pháp luật và việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội nói chung việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên nói riêng?

Luật sư Trần Xuân Thành: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đến 1/1/2018 mới có hiệu lực, nhưng đã bắt đầu đi vào thực tiễn. Trước hết tôi khẳng định nó có ý nghĩa rất lớn.

Hiến pháp 2013 đã có giá trị trong thực tế, Luật hình sự 2017 góp phần cụ thể hóa, phù hợp hiến pháp và các đạo luật khác đã được ban hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân gia đình, luật Đầu tư... Điều này thể hiện sự đồng bộ của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, Bộ luật Hình sự thể hiện trình độ, kỹ thuật lập pháp, đảm bảo sự thống nhất, với các đạo luật khác và trong chính nội tại bộ luật này.

Ngoài ra, VN đang hội nhập sâu rộng, Bộ luật Hình sự 2017 đã cụ thể hóa, nội luật hóa được nhiều điều ước quốc tế, như về tội phạm xuyên quốc gia, công ước về quyền trẻ em... Như vậy không chỉ đồng bộ với luật trong nước mà còn minh bạch, hội nhập quốc tế, nâng tầm Việt Nam.

Thông qua bộ luật này, còn góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là với người dưới 18 tuổi.

Hiện bộ luật đã thể hiện quan điểm rõ: bảo đảm tốt nhất về quyền lợi của người dưới 18 tuổi. Nhiều quy định mới, chi tiết nhằm bảo vệ tối đa cho người chưa thành niên, phù hợp với công ước về quyền trẻ em, góp phần bảo vệ trẻ em, tuyên truyền phòng chống tội phạm.

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Hải ở Ba Đình, Hà Nội hỏi: Để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến người chưa thành niên, cùng với các gia đình, nhà trường, xã hội, Đoàn thanh niên có một vai trò rất quan trọng. Từ góc độ của tổ chức Đoàn thanh niên, theo ông, tổ chức đoàn các cấp cần phải làm gì để bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên thanh niên?

Đối thoại trực tuyến về các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội

TS. Hồ Quang Huy: theo tôi, để làm được điều này, có 1 số việc mà Đoàn Thanh niên cần phải triển khai. Cụ thể:

Thứ 1: Đoàn thanh niên cần có kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Bộ luật hình sự. Đặc biệt liên quan đến chế định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thứ 2: Thông qua các chương trình, kế hoạch, hoạt động của đoàn cần phải kết hợp chặt chẽ với các thiết chế có liên quan cũng như với gia đình và nhà trường để tạo ra môi trường xã hội tốt, giúp trẻ dưới 18 tuổi tránh xa tác động tiêu cực từ phía môi trường xã hội.

Thứ 3: Các cấp bộ đoàn cần xây dựng đội ngũ tư vấn, tuyên truyền viên pháp luật để tham gia tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp thanh thiếu niên phạm tội.

Thứ 4: Thường xuyên tổng hợp, phản ánh kịp thời mong muốn, nguyện vọng của thanh thiếu niên để từ đó kịp thời tư vấn, kiến nghị với các cấp chính quyền trong việc hoạch định chính sách tạo môi trường tốt cho đoàn viên, thanh thiếu niên được lao động, hoạt động cống hiến.

Bạn đọc Trần Quốc Thái (Nam Định) hỏi: Nhà tôi thường xuyên bị mất trộm vặt. Gần đây nhất vợ tôi mất một điện thoại di động trị giá hơn 2 triệu đồng và tôi bắt quả tang kẻ trộm là con trai nhà hàng xóm, đang học lớp 11. Tôi đã báo công an và công an chỉ nhắc nhở, để hai gia đình hòa giải với nhau. Nhưng sau đó, con trai hàng xóm đánh con trai tôi chảy máu mồm. Xin hỏi hành vi của con trai nhà hàng xóm có phạm tội hình sự không? Nếu có thì tôi cần tố giác thế nào?

Ts. Trần Văn Dũng (bên phải).
Ts. Trần Văn Dũng (bên phải).

TS. Trần Văn Dũng: Theo nội dung của ông hỏi thì cậu học sinh tình nghi phạm tội học lớp 11 nhưng chưa cụ thể là bao nhiêu tuổi. Nếu cậu này ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 thì theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Bộ luật hình sự 2015 sẽ không bị xử lý hình sự vìđiều luật quy định chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo điều 173 Bộ luật hình sự 2015 thì trường hợp trộm cắp điện thoại trị giá 2 triệu đồng là trường hợp ít nghiêm trọng.

Nếu cậu học sinh hàng xóm nhà ông đã đủ 16 tuổi và có đủ cơ sở để khẳng định cậu này lấy trộm điện thoại thì có thể bị xử lý hình sự theo khoản 1 điều 12 và khoản 1 điều 173 BLHS. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng việc xử lý hình sự với các cháu độ tuổi này cần cân nhắc hết sức thận trọng.

Theo tôi, trong trường hợp này hành vi không nhất thiết bị xử lý vì chỉ là hành vi trộm cắp vặt. Các đối tượng này chỉ áp dụng biện pháp nhắc nhở và giáo dục tại xã phường là đủ.

Cũng theo câu hỏi của ông cậu con hàng xóm đánh con trai ông chảy máu mồm mà không rõ nguyên nhân dẫn đến xô xát là gì do đó cần xác định thêm động cơ và nguyên nhân hành động đó. Trong trường hợp cần thiết, ông có thể báo cáo với UBND xã, công an xã và các đoàn thể quần chúng kết hợp với nhà trường để giáo dục các cháu.

Độc giả Hồng Yến (Quảng Trị) hỏi: Người chưa thành niên phạm tội có thể chịu các hình phạt nào?

TS. Hồ Quang Huy: Theo quy định của điều 91-BLHS thì không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy, nếu thoả mãn các điều kiện cấu thành tội phạm thì người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng một trong các hình phạt sau đối với mỗi tội phạm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

-Cải tạo không giam giữ;

- Tù có thời hạn.

Bạn đọc Trần Thanh Nghĩa (công tác tại một cơ quan thi hành án) hỏi: Xin ông cho biết hoạt động sắp tới của Bộ Tư pháp để triển khai thi hành Bộ Luật hình sự sửa đổi trong đó có quy định liên quan đến người chưa thành viên phạm tội?

TS. Trần Văn Dũng: Có thể nói, sau khi QH thông qua Luật sửa đổi bổ sung Bộ Luật hình sựsố 100 năm 2017, ngay sau đó Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định triển khai trên toàn quốc Bộ Luật hình sự 2015... Chính phủ giao các cấp, ngành địa phương triển khai những nội dung lớn: Rà soát ngay quy định có lợi cho người phạm tội vị thành niên, triển khai xây dựng hệ thống văn bản đảm bảo sự đồng bộ vận dụng trơn tru Bộ Luật hình sự 2015.

Tổ chức quán triệt phổ biến những quy định mới của Bộ luật hình sự 2015, ngày 4/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị quán triệt trực tuyến toàn quốc về Bộ luật hình sự 2015 với 59 điểm cầu trên toàn quốc. Bản thân chúng tôi cũng được giao nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu để tập huấn chuyên sâu cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới, phối hợp các cơ sở đào tạo rà soát các cơ sở đào tạo luật để chỉnh lý, sủa đổi giáo trình cho phù hợp tinh thần mới của Bộ luật hình sự 2015.

Hy vọng trong thời gian ngắn Bộ luật hình sự 2015 sẽ thấm sâu trong đời sống xã hội, từ người làm công tác xét xử tới lực lượng công an, học sinh... Hy vọng Bộ luật hình sự 2015 được xã hội đón nhận và phát huy trong thời gian gần.

Kính thưa Quý độc giả, trong khoảng thời gian từ 14h đến 15h30 ngày 7/11, các chuyên gia, khách mời của Chương trình đối thoại trực tuyến, gồm: TS. Trần Văn Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp; Luật sư Trần Xuân Thành, Giám đốc công ty luật Vũ Trần; TS. Hồ Quang Huy - Ủy viên BCH Đoàn khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ, Phó Cục trưởng Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp đã trực tiếp giải đáp nhiều thắc mắc, câu hỏi của độc giả về những quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến ngưười chưa thành niên phạm tội.

Những câu hỏi mà độc giả đang tiếp tục gửi về sẽ được chúng tôi gửi tới các chuyên gia để có phản hồi tới độc giả trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý độc giả!

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi quan trọng trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 thể hiện ở phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi và chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi. Những nội dung sửa đổi quan trọng của Bộ luật Hình sự năm 2015 về chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

1. Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi

Kế thừa các quy định trước đây của Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, Bộ luật Hình sự phân loại ra hai nhóm để có chính sách hình sự khác nhau, đó là nhóm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và nhóm từ đủ 16 tuổi trở lên.

So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 không sửa đổi về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng có sửa đổi lớn về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng đối với bất kỳ tội danh nào. Nay theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong 28 điều, đó là các điều: 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng sửa đổi phạm vi chịu trách nhiệm của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội theo hướng thu hẹp hơn.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về việc chuẩn bị phạm tội nếu tội phạm mà họ chuẩn bị thực hiện là tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc mọi tội danh; nay theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội thuộc một trong 2 tội danh đó là: giết người (Điều 123) và cướp tài sản (Điều 168).

2. Về chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Chương XII, bao gồm 5 mục, đó là: Mục quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Mục các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự; Mục biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; Mục hình phạt và Mục quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích. So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều quy định mới trong chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cụ thể là:

- Về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội:

+ Bổ sung nguyên tắc: “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” (khoản 1 Điều 91) và nguyên tắc: “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa” (khoản 6 Điều 91).

+ Sửa đổi nguyên tắc: “Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này” tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 thành: “Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa” (khoản 4).

- Thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm hình sự đối với người người dưới 18 tuổi: theo khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (đối với tất cả các tội danh có loại tội phạm này), gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Nay theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015, người chưa thành niên phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

- Bổ sung một số biện pháp giám sát, giáo dục đối với người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự: Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp giám sát của gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú, học tập, sinh hoạt, lao động. Nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định có các biện pháp giám sát, giáo dục là: biện pháp khiển trách (Điều 93), hòa giải tại cộng đồng (Điều 94) và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 95).

- Chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thành biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và chỉ giữ lại 1 biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, đó là biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 96).

- Bổ sung 3 điều luật quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án và tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- Mở rộng phạm vi không bị coi là có án tích đối với người chưa thành niên phạm tội: Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ coi là không có án tích trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp thì nay theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015và Bộ luật Hình sự năm 2015, ngoài trường hợp bị áp dụng biện pháp tư pháp, người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý cũng không bị coi là có án tích.

- Sửa đổi quy định thời hạn xóa án tích đối với người chưa thành niên bị kết án: Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (1/2 thời hạn xóa án tích của người đã thành niên), nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xoá án tích nếu trong thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

bài liên quan
Nghệ An: Khởi tố thêm 02 đối tượng trong vụ lừa dối khách hàng tại huyện Tân Kỳ

Nghệ An: Khởi tố thêm 02 đối tượng trong vụ lừa dối khách hàng tại huyện Tân Kỳ

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 02 đối tượng với vai trò chủ mưu trong vụ án lừa dối khách hàng xảy ra tại Khách sạn Đại Phú Gia.
BTV Hoài Anh xúc động kể chuyện mẹ thành F0 và bó hoa rau muống đặc biệt

BTV Hoài Anh xúc động kể chuyện mẹ thành F0 và bó hoa rau muống đặc biệt

Hoài Anh kể những mẩu chuyện xúc động về mẹ và sự lạc quan của bà giữa những ngày dịch bệnh.
West Ham vs Chelsea: Công nghệ Var từ chối bàn thắng

West Ham vs Chelsea: Công nghệ Var từ chối bàn thắng

Chelsea đã phải ra về trắng tay khi đến làm khách của đội bóng cùng thành phố West Ham tại vòng 32 Ngoại hạng Anh.
Mùa giải thành công rực rỡ của giải bóng đá học sinh Hà Nội tranh Cup Number 1 Active

Mùa giải thành công rực rỡ của giải bóng đá học sinh Hà Nội tranh Cup Number 1 Active

Giải bóng đá giành cho học sinh có quy mô lớn nhất toàn quốc đã chứng kiến hơn 200 trận đấu và hơn 500 bàn thắng được ghi của 103 đội.
Mùa giải thành công rực rỡ của giải bóng đá học sinh Hà Nội tranh Cup Number 1 Active

Mùa giải thành công rực rỡ của giải bóng đá học sinh Hà Nội tranh Cup Number 1 Active

Giải bóng đá giành cho học sinh có quy mô lớn nhất toàn quốc đã chứng kiến hơn 200 trận đấu và hơn 500 bàn thắng được ghi của 103 đội.
Người đẹp Mexico đăng quang quang ngôi vị Hoa hậu Thế giới - Miss World 2018

Người đẹp Mexico đăng quang quang ngôi vị Hoa hậu Thế giới - Miss World 2018

Vượt qua 117 thí sinh từ các quốc gia trên thế giới, người đẹp Mexico Vanessa Ponce De Leon đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Thế giới - Miss World 2018.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
C04 lực lượng khắc tinh của các loại tội phạm về ma tuý

C04 lực lượng khắc tinh của các loại tội phạm về ma tuý

Thế giới đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy diễn ra ngày càng phức tạp, gia tăng về tính chất và mức độ. Tại Việt Nam, tình hình tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến trọng điểm.
Còn gần 70.000 tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2024

Còn gần 70.000 tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2024

Trong 7 tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 69.627 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn.
Đau đáu tìm cách bảo tồn và phát triển cây chè shan tuyết cổ thụ

Đau đáu tìm cách bảo tồn và phát triển cây chè shan tuyết cổ thụ

Shan tuyết có nghĩa là “tuyết trên núi”. Lá chè, búp chè được phủ một lớp nhung trắng như tuyết. Đây là đặc điểm mà không giống chè nào trồng ở các vùng trung du và đồng bằng có được.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này chính là nghề dệt thổ cẩm. Những sản phẩm thổ cẩm của người dân Tây Bắc không chỉ đẹp mắt, tinh xảo mà còn mang đậm giá trị truyền thống.
Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 tổ chức dịch vụ thu, 786 điểm thu và 1.671 nhân viên thu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
"Huyền thoại" con đường kéo pháo bằng sức người trong chiến dịch Điện Biên Phủ

"Huyền thoại" con đường kéo pháo bằng sức người trong chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm nhìn lại sự kiện “chấn động địa cầu”, sự kiện đã khiến thế giới ngỡ ngàng trước sức chiến đấu và giành thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Một huyền thoại góp phần cho chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy chính là hành trình kéo những khẩu pháo nặng trên 2 tấn vào trận địa hoàn toàn bằng sức người qua những con đường đèo núi quanh co, đầy nguy hiểm, sự kiện mà chính những chuyên gia quân sự hàng đầu đương thời cũng cho rằng là phí lý và không thể thực hiện được.
Sẽ kiểm tra 10 doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Sẽ kiểm tra 10 doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Các doanh nghiệp kinh doanh xổ số được kiểm tra gồm 4 công ty ở miền Bắc, 4 công ty ở miền Trung và 2 công ty ở miền Nam.
Gần 240 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn từ nay đến cuối năm 2024

Gần 240 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn từ nay đến cuối năm 2024

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 239.480 tỷ đồng.
E-Magazine: Ngành xổ số đang làm ăn ra sao?

E-Magazine: Ngành xổ số đang làm ăn ra sao?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận định tại phiên chất vấn ngày 18/3, các công ty xổ số phát triển ở phía Nam nhiều hơn phía Bắc và miền Trung. Chỉ riêng thị phần xổ số truyền thống tại miền Nam chiếm đến 93,3% thị trường xổ số cả nước.
Emagazine - Một năm buồn của doanh nghiệp ngành bia

Emagazine - Một năm buồn của doanh nghiệp ngành bia

Dưới tác động của thị trường, ngành bia Việt Nam đang chứng kiến một bức tranh ảm đạm với sự sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận chưa từng có.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.