Nghị quyết 120 của Chính phủ về ĐBSCL đã đưa ra định hướng chuyển hướng nền nông nghiệp từ thuần túy sản xuất chạy theo sản lượng sang làm kinh tế nông nghiệp. Nhưng việc này đang được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Vậy nên hiểu làm kinh tế nông nghiệp là làm gì?
Làm kinh tế nông nghiệp là làm gì?
Nếu không quá chấp câu chữ, có thể hiểu làm kinh tế nông nghiệp là làm nông nghiệp có xét đến tính kinh tế, nâng lợi ích, tạo giá trị gia tăng, giảm chi phí, chứ không chỉ xem sản lượng là thành tích. Nói tới kinh tế là phải tính lời lỗ, chi phí, lợi ích.
Thế nhưng, lời hay lỗ lại tùy vào phạm vi xem xét. Có những việc nếu nhìn trong ngắn hạn thì thấy có lợi, nhưng xét lâu dài thì lại lỗ. Tương tự, có những việc nếu xét trong phạm vi địa lý hẹp hay phạm vi trong một ngành thì thấy có thành tích cao, nhưng xét rộng ra thì thấy nhiều thiệt hại.
Ví dụ canh tác liên tục ba vụ lúa mỗi năm, xét ở hộ gia đình thì thấy có lời vì tăng thêm thu nhập nhờ tăng thêm một vụ lúa. Nhưng xét rộng ra, tính thêm chi phí công trình đê bao, tổn thất phù sa, tổn thất thủy sản tự nhiên. Ô nhiễm nước sông ngòi, mất không gian cho nước lan tỏa làm tăng ngập nơi khác. Gia tăng dòng chảy gây sạt lở, làm nước lũ thoát ra biển trong mùa lũ, góp phần làm thiếu nước trong mùa khô, góp phần gia tăng xâm nhập mặn.
Gia tăng công trình ngăn mặn làm mất ảnh hưởng thủy triều làm cho sông ngòi tù đọng ô nhiễm buộc phải gia tăng sử dụng nước ngầm gây sụt lún đất, thì sẽ thấy việc tăng thêm một vụ lúa lợi ích không bao nhiêu mà thiệt hại rất nhiều. Cái lợi tăng thu nhập của thâm canh cũng chỉ 10-15 năm đầu, sau đó thì không còn lời vì chi phí canh tác tăng cao.
Xét ở một khía cạnh là sản lượng lúa thì thấy sản lượng gia tăng, kim ngạch xuất khẩu tăng, có vẻ đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng xét rộng ra thì quá trình canh tác liên tục làm suy kiệt dinh dưỡng và sức khỏe của đất lại đe dọa an ninh lương thực về lâu dài.
Do đó, làm kinh tế nông nghiệp cần phải xét lợi ích, chi phí ở tất cả các phạm vi. Tổng lợi ích mang lại phải lớn hơn tổng chi phí thì mới là kinh tế.
Với vị thế là một đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, ĐBSCL hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm sạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Bối cảnh cũ và mới
Vào những năm 1980 cả nước thiếu đói, việc mở rộng diện tích sản xuất lúa và các công trình dẫn thủy nhập điền, mở đất là cần thiết, giải quyết được việc thiếu lương thực.
Đến 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu gạo. Sau đó, sản lượng xuất khẩu gạo tăng liên tục nhờ tăng số vụ kèm theo các công trình chống lũ, chống mặn, ngọt hóa, bành trướng vùng ngọt sang vùng mặn. Ở giai đoạn này, sản lượng dư thừa để xuất khẩu thì không còn là an ninh lương thực nữa mà để tăng thu nhập. Nhưng cách tạo thu nhập bằng thâm canh đã tỏ ra không hiệu quả kinh tế.
Trước khi có Luật quy hoạch 2017, cách làm quy hoạch là đơn ngành và theo từng địa phương, vì vậy phạm vi xét lời hay lỗ bị bó hẹp. Ngành này không thấy ngành kia, cho nên các báo cáo thành tích theo ngành không xét phạm vi rộng hơn. Các địa phương quy hoạch riêng cho mình cũng chỉ tính lời-lỗ trong phạm vi của mình mà không xét tổng thể đồng bằng.
Tình hình hiện nay đã thay đổi nhiều. Chúng ta đã thoát đói thì tư duy an ninh lương thực đã thay đổi theo. An ninh lương thực phải bao gồm các loại thực phẩm đa dạng, sạch, an toàn, để đảm bảo “an ninh sức khỏe” của con người và sức khỏe đất đai, sông ngòi, để đảm bảo an ninh lương thực về lâu dài.
Định hướng số 6 trong Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nêu rõ “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên. Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Khi thực hành nông nghiệp sinh thái thì sản lượng giảm, cần được bù lại bằng chất lượng và giá trị cao hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Nghị quyết 120 của Chính phủ đã xác định chuyển hướng từ nền nông nghiệp thuần túy sản xuất chạy theo số lượng sang làm kinh tế nông nghiệp, dựa trên nguyên tắc thuận thiên là chính. Trong chiến lược "8G" mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra tại Hội nghị lần 3 về ĐBSCL, chữ "G" thứ 3 nhấn mạnh kinh tế sông.
Như vậy việc chuyển hướng nền nông nghiệp ĐBSCL theo hướng làm kinh tế nông nghiệp thông qua nông nghiệp sinh thái sẽ là tất yếu. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII thì phải xét hết các chi phí, lợi ích trên bình diện đồng bằng và bình diện quồc gia.
Ngoài ra, bài toán lợi ích - chi phí của nông nghiệp vì vậy cần đặt vào phạm vi một đồng bằng có biển. Vì sao nông nghiệp liên quan đến biển? Đó là vì vùng nước biển ĐBSCL có sản lượng thủy sản biển tự nhiên và thủy sản nuôi rất lớn, là hợp phần kinh tế rất quan trọng của đồng bằng.
Trong tất cả các quy hoạch trước đây, sinh thái biển hoàn toàn bị bỏ qua dù sản lượng thủy sản biển của ĐBSCL bằng một nửa của cả nước. Vì vậy, biển bị tách khỏi đất liền bởi các công trình ngăn cách sông-biển làm cho sinh thái biển, sinh thái sông đều suy thoái, nhiều giá trị của sông-biển đã bị mất trước khi được đánh giá.
Nông nghiệp sinh thái trong bối cảnh ĐBSCL nên như thế nào?
Ngành nông nghiệp đang thực hiện mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông nghiệp thông minh. Vậy câu hỏi kế tiếp là nông nghiệp sinh thái là gì và có những đặc điểm nào. Xét bối cảnh ĐBSCL, để thực sự làm kinh tế nông nghiệp thông qua thực hành nông nghiệp sinh thái thì cần có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nói tới sinh thái là nói đến khả năng tự vận hành của hệ thống, tức là nông nghiệp phải tự duy trì bản thân, hạn chế bổ sung phân bón vô cơ. Theo đó, cần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn lấy phế phẩm của một quy trình sản xuất của một sản phẩm nào đó làm đầu vào cho một sản phẩm khác và khép kín vòng tròn. Nông nghiệp sinh thái không thể nhắm tới tối đa hóa sản lượng mà nhắm tới sản phẩm giá trị cao, lành mạnh cho sức khỏe con người, bảo vệ được hệ sinh thái trong đất, bảo vệ sự vận hành lành mạnh của sông, biển.
Thứ hai, nó phải tồn tại được về kinh tế, lợi nhuận phải là lợi nhuận thật, chứ không phải nhờ hỗ trợ mà có (như chi phí các công trình từ ngân sách quốc gia).
Thứ ba, chức năng sinh thái của đất đai, sông ngòi, và biển cần được phục hồi, lưu thông vận hành theo quy luật tự nhiên, tránh những hành động can thiệp thô bạo vào tự nhiên, theo tinh thần Nghị quyết 120.
An ninh lương thực, thực phẩm mà nền nông nghiệp sinh thái mang lại là an ninh lương thực đúng nghĩa và dài hạn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Vừa khỏe, vừa bền
Nền nông nghiệp sinh thái sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nông nghiệp sinh thái có sức chống chọi tốt hơn với biến đổi khí hậu, thực phẩm ngon hơn, an toàn và tốt hơn cho sức khỏe. An ninh lương thực, thực phẩm mà nền nông nghiệp sinh thái mang lại là an ninh lương thực đúng nghĩa và dài hạn. Với nông nghiệp sinh thái ít chống chọi hơn với thiên nhiên sẽ ít phát sinh những chi phí ngoại vi.
Dù ĐBSCL có nhiều thách thức có vẻ nghiêm trọng, nhưng xét kỹ, có nhiều thách thức là do chúng ta đối đầu với thiên nhiên một cách trái quy luật mà ra. Nền nông nghiệp sinh thái sẽ không giải quyết hết tất cả các thách thức của ĐBSCL, nhưng nó sẽ giúp phục hồi sự vận hành lành mạnh của hệ thống tự nhiên, phục hồi khả năng chống chịu được những tác động khác.
Vấn đề còn lại là làm cách nào để chuyển hướng từ nền nông nghiệp hiện tại sang nền nông nghiệp sinh thái để làm kinh tế nông nghiệp. Có hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Khi thực hành nông nghiệp sinh thái thì sản lượng giảm, cần được bù lại bằng chất lượng và giá trị cao hơn, bằng các sản phẩm đa dạng khác đa dạng hơn trong nền nông nghiệp tuần hoàn, bằng chuỗi giá trị, và tiếp cận thị trường tốt hơn thông qua chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt và kinh tế hợp tác kiểu mới.
Với vị thế là một đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, ĐBSCL hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe cho quốc gia và quốc tế. Một đồng bằng xanh tươi, đất đai lành mạnh, sông - biển lành mạnh, nhiều việc làm trong nền nông nghiệp sạch thì người đồng bằng sẽ ít phải tha hương. Một đồng bằng như thế còn là một nơi để quay về, một bệ đỡ chắc chắn cho đô thị và cả nền kinh tế khi đối diện với những khủng hoảng lớn như đại dịch hiện nay và nhiều thứ khác khó lường trước trong tương lai.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 490/TB-VPCP ngày 26/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.