Sau gần hai năm đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến ngành Giáo dục, khiến quá trình đổi mới giáo dục gặp nhiều khó khăn, chất lượng nhân lực trong ngành cũng giảm sút.
Dịch bệnh đã khiến quá trình đổi mới giáo dục gặp nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)
Ngổn ngang khó khăn
Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến ngành Giáo dục. Trẻ em mầm non, học sinh (HS), sinh viên (SV) đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp. Nhiều giáo viên (GV), trẻ em, HS bị nhiễm COVID-19. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theo đúng kế hoạch và chất lượng như đã đề ra…
Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương và chương trình đào tạo (đào tạo lại) GV phổ thông bị chậm tiến độ. Thời lượng học lý thuyết, học thực hành, học thực nghiệm, trải nghiệm thực tế, thí nghiệm chưa bảo đảm…
Cô Mai Hương (Thạch Thất, Hà Nội) cho rằng, khó khăn lớn nhất của cô trò là phải bắt đầu theo hình thức trực tuyến từ đầu năm học nên bất lợi trong việc tiếp cận chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (bộ Kết nối tri thức - bắt đầu đưa vào giảng dạy từ năm học này - PV). “Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 chú trọng vào tìm hiểu nội dung bài viết, luyện kỹ năng viết, kỹ năng nói. Trong khi đó, tại trường tôi đang công tác, có nhiều HS thuộc khu vực miền núi, kỹ năng đọc, nói tiếng Việt còn hạn chế. Cô nói qua zoom, đôi lúc học sinh không hình dung được và rất khó để theo kịp chương trình trên lớp. Để khắc phục, trước mỗi buổi học, tôi đều chụp phần nội dung bài đọc, gửi cho phụ huynh rèn các con luyện đọc nhiều lần ở nhà để khi lên lớp, các con bắt nhịp với chương trình dễ dàng hơn”, cô Mai Hương chia sẻ.
Thầy cô dạy lớp 6 cũng đánh giá việc dạy học chương trình mới trong điều kiện thầy trò tương tác qua môi trường Internet còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Với bộ môn Khoa học Tự nhiên lớp 6, cô Phương Lan, GV Hóa học tại quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, HS đã quen với nhịp độ học online và dần thích nghi với môn học mới. “Tuy nhiên, chương trình mới được thiết kế cho việc dạy học trực tiếp, yêu cầu GV và HS phải tương tác nhiều. Nên trong quá trình giảng dạy, tôi phải chủ động tìm mọi phương án để xây dựng bài giảng phù hợp với hình thức học online, giúp HS tiếp cận kiến thức theo định hướng mới, yêu cầu mới. Nếu không dạy học theo chương trình mới, việc dạy học online sẽ không hiệu quả, khiến HS bị áp lực bởi kiến thức nhiều. Vì vậy, GV cần nghiên cứu kỹ và xây dựng phương pháp dạy phù hợp” - cô Lan cho biết.
Nhiều GV nhận định chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6 được thiết kế theo hướng vận dụng kỹ năng nhiều hơn thay vì nặng về lý thuyết. Do đó, bản thân GV phải làm quen rất nhiều trong cách tiếp cận, truyền đạt kiến thức đến học trò. Việc nỗ lực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong năm học này thực hiện với lớp 2 và lớp 6 sẽ là bước khởi đầu quan trọng để hướng đến một nền giáo dục thực học, thực nghiệp.
Linh hoạt các hình thức học
Trên thực tế, khi trường học đóng cửa, học trực tuyến thông qua Internet là giải pháp hàng đầu được các nền giáo dục thực hiện. Tuy nhiên, trong báo cáo có nhan đề “Học tập từ xa và khả năng tiếp cận” được công bố năm 2020, UNICEF nhận định ít nhất 1/3 trẻ em trên thế giới (khoảng 463 triệu trẻ em) đã không thể học từ xa khi các trường học bị đóng cửa vì COVID-19.
Thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu tại hơn 100 quốc gia, báo cáo này chỉ ra những hạn chế của việc học từ xa (thông qua phát thanh truyền hình và Internet), cho thấy sự bất bình đẳng sâu sắc trong việc tiếp cận giáo dục. Mặc dù đã tập trung vào các nền tảng trực tuyến nhưng nhiều trường công lập không trang bị máy tính hoặc không có công nghệ và thiết bị để thực hiện việc giảng dạy…
Còn tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Thực tế, 1,8 triệu HS (không phải 1,5 triệu như thống kê hồi đầu năm học) hiện không có bất kỳ thiết bị nào để học trực tuyến. Trước khi quan tâm đến chất lượng, chúng ta cần quan tâm những cháu không có thiết bị trong tay, đang dần dần bỏ học, điều đó quan trọng nhất…”.
Theo các chuyên gia giáo dục, kinh nghiệm thế giới cho thấy việc kết hợp hài hòa giữa hai phương thức dạy học truyền thống và dạy học truyền hình/trực tuyến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc dạy học chỉ theo từng phương thức riêng biệt. Đối với giáo dục phổ thông chỉ cho phép áp dụng đại trà dạy và học trực tuyến ở những cơ sở giáo dục phổ thông đã có phương thức dạy thực sự “trực tuyến” và phải bảo đảm cho 100% HS của những cơ sở đó có đủ điều kiện để học trực tuyến.
TS Lê Viết Khuyến (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) kiến nghị: Nếu chỉ áp dụng hình thức trực tuyến thì sẽ khiến cho nhiều HS phải bỏ học vì không có tiền mua thiết bị học. Vì thế, chúng ta phải chấp nhận dạy học đan xen 3 hình thức: Truyền hình, trực tuyến, trực tiếp. Đồng thời, chương trình học cũng cần có sự tính toán lại, ví dụ, chỉ có 50% chương trình cốt lõi sẽ được dạy trực tiếp, còn 50% chương trình sẽ phải học từ xa. Với bậc đại học, SV có tính tự học cao nên cũng có thể giảm thời lượng lên lớp bằng cách phần lý thuyết có thể học từ xa, còn lại phần thực hành, phần thảo luận chuyên đề sẽ đến trường học trực tiếp.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM vừa ban hành quy định về quản lý chương trình sau tiến sĩ. Điều đặc biệt chính là việc người học được nhà trường miễn học phí và trả lương.
Trong thông báo kết luận Thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ngày 12/1, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm của Bộ GD&ĐT và kiến nghị với Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030" (Đề án).
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) có kế hoạch chào bán hơn 95,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho bà con mới chỉ là một phần nhỏ để họ bớt khổ. Cái khổ đó tiền bạc chưa thể giải quyết được hết. Đó là nỗi đau quá dài, quá sâu… - Ông Hoàng Trọng Nghĩa Dũng - Chủ tịch HĐQT Cty Hoàng Gia Phát Group.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.