Ngày 17/2, tại TP HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023.
Nội dung báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành tại Hội nghị cho biết, tính đến hết năm 2022, cả nước có 57 nhà xuất bản, trong đó có 15 nhà xuất bản hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và 42 đơn vị sự nghiệp công lập.
Hội nghị Triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2023. (Ảnh: báo Nhân dân)
Tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là hơn 38 nghìn xuất bản phẩm (tăng 15,42%) với gần 599 triệu bản (tăng 49,5%). Trong đó, xuất bản phẩm dạng sách in đạt hơn 32 nghìn cuốn (tăng 11,5%) với 540 triệu bản (tăng 54,2%); xuất bản phẩm dạng điện tử là hơn 3,3 nghìn xuất bản phẩm (tăng 45,6%) với ước tính khoảng 32,5 triệu bản (tăng 30%); xuất bản phẩm khác (đĩa DVD, tranh ảnh, bản đồ, lịch các loại...) đạt hơn 2 nghìn xuất bản phẩm (tăng 48%) với 26,5 triệu bản (tăng 3,4%).
Cũng theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành xuất bản đạt gần 4 nghìn tỷ đồng (tăng 33,3%); nộp ngân sách hơn 414,8 tỷ đồng; lợi nhuận (sau thuế) đạt hơn 429 tỷ đồng. Trong đó, có 5 nhà xuất bản có doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng; Có 19/57 nhà xuất bản, chiếm 33,3% tổng số nhà xuất bản tham gia đăng ký xuất bản và phát hành điện tử (tăng 72,7%).
Năm 2022, tất cả các chỉ số về đầu sách, bản sách, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng. Lần đầu tiên, ngành xuất bản cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm; nội dung, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên một bước; số lượng các đầu sách có lượng ấn bản lớn tăng lên; vi phạm về nội dung xuất bản bị xử lý giảm 16,7% so năm 2021; việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong ngành được đẩy mạnh…
Tuy nhiên, ngành xuất bản, in và phát hành cũng còn không ít thách thức. Đó là tăng trưởng rất mạnh về năng lực sản xuất, nhưng quy mô, doanh thu và lợi nhuận của các nhà xuất bản tăng chưa tương xứng; mức vốn của phần lớn các nhà xuất bản còn thấp; một số nhà xuất bản còn lượng sách tồn kho nhiều hoặc gặp khó khăn trong việc khai thác bản thảo; sách có giá trị và có sức lan tỏa còn ít, đặc biệt là thể loại chính trị, khoa học công nghệ.
Để thực hiện được nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, ngành xuất bản cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò quản lý của Cục Xuất bản In và Phát hành; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này.
Đồng thời, ngành cũng cần đề xuất những vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp yêu cầu chỉ đạo, quản lý phù hợp với thực tiễn tình hình xuất bản Việt Nam; chú trọng nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, nhất là các tác phẩm tuyên truyền về nghị quyết của Đảng, về chủ quyền biển, đảo, chủ quyền Tổ quốc, về công tác đối ngoại.
Sáng 22/6, Công ty cổ phần Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) khởi công Dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 45.000 tỷ đồng.
Nghị định số 156/2025/NĐ-CP nâng mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã... từ 300 triệu đến 5 tỷ đồng.
“Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện.
Liên quan đến việc hơn 1.000 chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ phối hợp với chính quyền kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty CP chế biến thủy sản T.H.
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy về phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đến 17h ngày 20/6, tổng thiệt hại do mưa lũ ở địa phương này ước tính khoảng 7,42 tỷ đồng.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.