Đồ gỗ đang là mặt hàng có nhiều lợi thế về xuất khẩu (XK), đặc biệt là vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều công ty nước ngoài đội lốt gỗ Việt XK khiến các quốc gia nhập khẩu (NK) từ Việt Nam phải lên tiếng cảnh báo…
Quy định xuất xứ còn lỏng lẻo
Theo Tổng cục Hải quan (TCHQ), từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2019, có 90 doanh nghiệp (DN) thực hiện XK gỗ ván ép (có mã HS4412) sang Mỹ, đạt hơn 200 triệu USD. Các đơn hàng XK lớn tập trung từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019.
Liên quan đến mặt hàng gỗ dán XK, Cục Điều tra chống buôn lậu (TCHQ) và các đơn vị liên quan lập kế hoạch, xác minh thông tin liên quan đến các hoạt động sản xuất, XK mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép của 6 DN có sản lượng gỗ sản xuất, XK lớn, có dấu hiệu tăng đột biến.
Qua xác minh và kết quả làm việc với các hộ dân, chính quyền một số địa phương cho thấy một số vấn đề nổi lên liên quan đến vi phạm trong việc DN lập hồ sơ xin cấp C/O khi 4 trong số 6 DN này có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo đó, các DN đã thừa nhận không mua nguyên liệu gỗ bạch đàn, gỗ keo từ các hộ dân ghi trong hợp đồng. DN sử dụng hợp đồng mua bán nguyên liệu ký khống, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một số bộ hồ sơ xin cấp C/O là giả, mục đích hợp thức hồ sơ đầu vào để làm thủ tục xin Giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam cho các lô hàng sản xuất để bán cho DN khác XK hoặc trực tiếp XK.
Bên cạnh đó, có tình trạng DN sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) mua keo, bột mỳ dùng cho nhiều tờ khai để làm hồ sơ xin cấp C/O mà tổng số lượng keo và bột mỳ trong các tờ khai vượt quá số lượng so với số lượng keo, bột mỳ trên hóa đơn GTGT đầu vào. Điển hình trong số này, có DN nhập sản phẩm từ nước ngoài nhưng không khai báo trong hồ sơ cấp C/O.
Một số hồ sơ xin cấp C/O của một DN cho các lô hàng XK của DN này (do các DN SX cung cấp), có sử dụng các giấy tờ không hợp pháp, một số giấy tờ có dấu hiệu làm giả. Đáng chú ý là trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, DN này đã XK hơn 27 ngàn m3 các mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ dán, trị giá gần 406 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Cục Điều tra chống buôn lậu (TCHQ), việc quy định về xuất xứ theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 số đối với một số trường hợp là tương đối lỏng lẻo.
Cụ thể, đối với các mã hàng việc chuyển đổi mã số từ 4412.39 (nguyên liệu NK) sang mã 4412.33/ 4412.34 chỉ cần qua công đoạn rất đơn giản.
Đó là từ mã hàng 4412.39 (NK) có thể ép chồng thêm ít nhất 01 lớp ván ép mã 4412.94 (NK) hoặc sản phẩm có dán mặt bằng lớp ván bóc mã 4408.90/10 (NK) hoặc dán lớp gỗ ván ép có nguồn gốc Việt Nam (không phải là gỗ thông hoặc cây lá kim) thì sản phẩm đầu ra sẽ được khai báo vào mã 4412.33/ 4412.34. Như vậy hàng hóa đã được xác định là xuất xứ Việt Nam vì đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa ở cấp 6 số (CTSHP).
Giải pháp nào?
Trước những thách thức không chỉ đối với các mặt hàng nông sản XK mà cả hàng hóa khác XK, nhất là sang thị trường Mỹ, mới đây trả lời trực tuyến, ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng TCHQ cho rằng, Chính phủ và các cơ quan chức năng đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp.
Trước hết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt trong việc chống gian lận xuất xứ, chống chuyển tải bất hợp pháp nhằm bảo vệ thương hiệu, uy tín của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế, bảo vệ, hỗ trợ phát triển các nhà sản xuất Việt Nam.
Thứ hai, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.
Thứ ba, cơ quan Hải quan đã tập trung lực lượng tiến hành điều tra sâu đối với gian lận xuất xứ trong một số ngành hàng cụ thể như: Thép, gỗ, hải sản, xe đạp, pin năng lượng...
Cơ quan Hải quan đã xây dựng kế hoạch hành động từ cấp Tổng cục tới các chi cục, trong đó phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng khâu công việc cụ thể nhằm kiểm soát chặt chẽ, chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Cùng với đó, Hải quan Việt Nam sẽ tập trung phân tích các ngành hàng, mặt hàng có kim ngạch tăng đột biến để so sánh với quy mô, khả năng của sản xuất trong nước nhằm loại bỏ các mặt hàng từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam lấy xuất xứ để XK sang nước thứ ba, cạnh tranh không lành mạnh với các nhà sản xuất trong nước.
“Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là thành quả của Nhà nước dành cho các nhà SX và thương mại Việt Nam, do vậy, không thể chia sẻ hay bị đánh mất vào tay các nhà SX nước ngoài. Để làm được việc này, cơ quan Hải quan cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý, cấp xuất xứ hàng hoá cũng như sự lên tiếng của các nhà SX trong nước nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”, ông Thành nói.
Ngày 29/8, tại Quân cảng của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Liên bang Nga đã diễn ra Lễ bế mạc môn thi “Cúp biển” trong khuôn khổ Army Games 2021, khép lại những ngày thi đấu sôi động, quyết liệt giữa các đội tuyển.
Ngày 29/8, tại Quân cảng của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Liên bang Nga đã diễn ra Lễ bế mạc môn thi “Cúp biển” trong khuôn khổ Army Games 2021, khép lại những ngày thi đấu sôi động, quyết liệt giữa các đội tuyển.
Dù chưa qua chế tác, khúc gỗ cẩm lai tại một gian hàng trong hội chợ Đồ gỗ và trang trí nội thất Hà Nội 2020 đã có giá trị lên đến 10 tỷ đồng, khiến nhiều người hiếu kỳ, tìm đến chiêm ngưỡng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.