Những nội dung chính: Nhận diện nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục; "Toa thuốc" nào chữ trị?...
- Tờ Nhân dân "Nhận diện nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục. Trước hết một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng tự diễn biến, tự chuyển hóa qua thái độ nước đôi. Đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống họ thường né tránh vấn đề họ tự cho là nhạy cảm. Mặt khác chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ra ý kiến trái ngược với báo chí chính thống. Phụ họa hoặc là gián tiếp phụ họa, giọng điệu của các thế lực thù địch chống đối. Đã xuất hiện xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân. Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như là đúng định hướng một cách hình thức. Nội dung một số tờ báo chỉ khai thách vấn đề hay khía cạnh được họ cho là giật gân để rút tít câu khách. Hậu quả là tạo ra các tác phẩm báo chí khiến người đọc nhàm chán, dị ứng với hình ảnh hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho dù đó là những hoạt động ích nước lợi dân vì sự ổn định và phát triển. Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, sử dụng quyền tự do báo chí để phục vụ các lợi ích nhóm. Một số báo phương Tây thường đưa tin bình luận theo xu hướng không đúng sự thật để vu khống làm mất uy tín một số quốc gia, cá nhân hoặc phục vụ lợi ích của một số thế lực chính trị, tập đoàn tài Việt. Việc thiếu trách nhiệm của người làm báo khi khai thác thông tin đã vô tình dẫn tới sự mơ hồ, hoang mang cho người đọc.
- Tờ Đại biểu nhân dân "Toa thuốc nào chữ trị?". Cả nước có 22 bộ, ngành với 63 tỉnh thành phố. Đủ các Cục, Vụ nọ phòng ban kia mà cái gì cũng đợi cũng đẩy lên Chính phủ, cũng chờ Thủ tướng quyết, Thủ tướng lo thì làm sao có thể lo xuể. Cái gì cũng phải có chỉ đạo của Thủ tướng, không hiểu các ban ngành bộ máy đứng đâu và ngồi đâu? Bộ máy cứ nặng nề, ỳ ạch thế này thì quá nguy. Việc gì cũng nói đến cả nước, cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng xem ra hai tiếng "vào cuộc" lại như của chung và chẳng ai nhìn ra trách nhiệm riêng của mình.
- Tờ Tiền phong "Những vấn đề phải đối mặt". Khó khăn mà chính phủ phải đối mặt không chỉ là huy động được 10 triệu tỷ đồng, mà khó khăn còn lại phải đối mặt với những bài toán phân bổ lại nguồn lực, giữ kỉ lục ngân sách. Bởi số tiền nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Việc đầu tiên phải làm trong tái cơ cấu đó là phải thực hiện đầy đủ nhất là nhất quán kỉ luật ngân sách, cùng với đó là bãi bỏ cơ chế xin cho và bán bớt những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả.
- Tờ Tin tức "Kiểm soát tín dụng bất động sản". Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 06 theo hướng là siết chặt tín dụng và bất động sản. Đây là việc làm cần thiết theo nhận định của các chuyên gia tài chính, bởi nếu các ngân hàng tập trung quá nhiều vào cho vay mua nhà thì nguy cơ sẽ tạo ra bong bóng và nợ xấu sẽ tăng trở lại.