Tọa đàm với sự góp mặt của các y, bác sĩ nhằm phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho người dân diễn ra sáng qua tại TP HCM.
Tại tọa đàm, theo số liệu được cung cấp từ Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm COVID-19 Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP HCM thì: COVID-19 để lại nhiều di chứng. Trong đó: 80% các ca bệnh mệt mỏi, 61% ca bệnh bị xơ phổi, 52% ca bệnh có vấn đề về trí nhớ, 51% ca bệnh đột quỵ/ có nguy cơ đột quỵ, 45% ca bệnh mất ngủ, 33% ca bệnh tổn thương thận cấp.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm - Thần kinh công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. CM chia sẻ nhiều thắc mắc về vấn đề di chứng hậu COVID-19 ở người lớn và trẻ con. Cụ thể, ở trẻ em, ông cho rằng: "Tôi đã tìm hiểu, phân tích nhiều và cảm thấy mừng vì vấn đề cũng không có gì quá trầm trọng. Khi xuất hiện chủng Omicron thì người ta đồn rất nhiều nguy hiểm đến con nít… nhưng thực ra cũng chẳng có gì.
Phần lớn trẻ em nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng chủ yếu do tâm lý lo sợ chứ triệu chứng không nặng. Một số trường hợp nhập viện các khoa khác, sau đó qua khám sàng lọc mới phát hiện nhiễm COVID-19 và nằm ở khoa nhiễm luôn. Tính trên tổng số ca nhập viện thì lên đến cả ngàn ca, do các bé đã bắt đầu đi học lại nhưng rất ít ca thuộc trường hợp nặng. Một vài bé phát triệu chứng sốt cao nhưng không phải là tất cả. Đã sốt thì sốt rất cao, 39, 40 độ còn lạnh run luôn nhưng chỉ 48 tiếng sau là đã có thể hồi phục ngồi dậy liền. Một số thì ho, sổ mũi, đó là chuyện bình thường như bệnh cảm ở trẻ. Chủng Omicron đã nhẹ nhàng hơn nên chúng ta cứ bình tĩnh, mọi thứ sẽ từ từ qua thôi.
Về hậu COVID-19 ở trẻ em thì cũng tồn tại một số hội chứng, và mọi người thường nhắc đến hội chứng MIS-C (Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em), nhất là trong khu vực châu Á. Ở Mỹ thì hội chứng này rất ít. Qua nhiều năm học về kí sinh trùng và virus, rôi rút ra được rằng hễ con gì mà từ động vật đi qua người nó đi lung tung lắm vì chúng không quen với cơ thể con người. Còn khi quen với cơ thể con người, mọi thứ sẽ bắt đầu đi theo chu trình. Ngoài ra, cũng có trẻ mắc chứng khó ngủ. Nhưng có thể đây cũng đến từ yếu tố tâm lý khi cha mẹ lo lắng và bàn bạc về bệnh COVID-19 của con trẻ quá nhiều. Một số thì bị ho, chủ yếu là do thể tạng của đứa trẻ, cũng có thể biếng ăn, nổi mề đay hay phát ban. Nhưng đó cũng là những triệu chứng sau sốt, cảm để lại".
Còn vấn đề di chứng hậu COVID-19 ở người lớn, bác sĩ Trương Hữu Khanh nói thêm hội chứng thấy nhiều nhất ở những người khỏi COVID-19 là ho, nhất là khi nằm xuống và nói chuyện nhiều. Nhưng cái mà mọi người sợ nhất là tình trạng nặng thở, mệt mỏi. Và điều này sẽ được khắc phục bằng các bài tập thở. Nếu mệt mỏi, ta có thể nghỉ ngơi nhưng cũng phải tập luyện, chứ nếu nghỉ nhiều quá thì lại ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Một số người bị nhức mỏi toàn thân, nhức đầu, nhức khớp và thậm chí là tâm trạng xuống dốc (hay nôm na còn gọi là tuột mood), không còn ước muốn gì cả. Nhiều người phủ nhận chuyện bản thân bị tuột mood, không thể chấp nhận con người mình thay đổi. Nhưng suy nghĩ thế thì rất khó hồi phục. Với một số trường hợp chụp phổi phát hiện xơ hóa, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống dị ứng và yêu cầu bệnh nhân tập thở.
“Yếu tố tâm lý sau khi khỏi COVID-19 vẫn cực kỳ quan trọng. Nhiều người nghe người ta mô tả rồi đồn này đồn kia là đã “lên ruột” vì lo lắng. Cứ nghe thông tin liên quan đến phổi là người ta rất hoảng loạn. Vì vậy, Khi muốn đi khám hậu COVID-19, chúng ta nên “chọn mặt gửi vàng”, tìm những cơ sở thăm khám uy tín chứ đừng đâm đầu vào những chỗ hay “vẽ vời” để rồi về nhà lo lắng, trầm cảm. Lo lắng trầm cảm thì lại mất ngủ, cứ một vòng luẩn quẩn như thế. Theo tôi, chúng ta cứ hết sức bình tĩnh. Trong y khoa, hậu COVID-19 gần như không có cách giải quyết nhanh chóng. Ta buộc phải hết sức bình tĩnh, cứ tập dần dần, đợi cơ thể tự hồi phục dần dần” - bác sĩ Khanh nói.
Góp thêm ý của bác sĩ Trương Hữu Khanh, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho biết: "80% bệnh nhân tìm đến bệnh viện của tôi để khám hậu COVID-19 có triệu chứng mệt mỏi. Một triệu chứng xuất hiện và kéo dài trong khoảng 2 tháng thì mới có thể gọi là di chứng hậu covid. Hậu COVID không có phác đồ đặc trị riêng, bệnh nhân bị cái gì thì mình sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó. Chủ yếu là cho bệnh nhân tập thở, vận động, cho uống thuốc bổ… Và đúng như bác Khanh đã nói, yếu tố tâm lý rất quan trọng trong giai đoạn này. Nhiều người có thể không mắc di chứng nhưng do tâm lý e ngại, lo sợ lời đồn, lo sợ mắc bệnh không ai chăm sóc… mà phát sinh mất ngủ kéo dài, trầm cảm… Một hiện tượng nữa mọi người cũng hay nhắc đến khi nhắc đến hậu COVID là hội chứng sương mù não. Bên trung tâm của tôi có bệnh nhân mắc hội chứng này nhưng không nhiều".
Để khắc phục biến chứng hậu COVID-19 mức độ nhẹ như mệt mỏi, hơi khó thở người bệnh nên tập thở, đi bộ nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Nếu thực hiện đúng và đều đặn mỗi ngày thì người mắc hội chứng hậu COVID-19 sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Cũng tại toạ đàm, Thực phẩm bổ sung Lung Recovery do Công ty TNHH Việt Nam Medicare phát triển, Công ty cổ phần nghiên cứu phát triển Bionex Medical sản xuất, phù hợp cho nhu cầu giảm 6 di chứng phổ biến hậu COVID-19 kể trên chính thức ra mắt. Sản phẩm được bào chế dạng viên nang cứng, dùng được cho F0 từ 2 tuổi trở lên.
Ngày 24/1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình "Xuân gắn kết – Tết yêu thương" năm 2024 với thông điệp "Không ai bị bỏ lại phía sau".
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Chúng tôi tới xã Đất Bằng vào một ngày cuối thu khi bà con đang hân hoan đón nước sạch về buôn làng. Ông La O Á - Trưởng buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia lai) chia sẻ, trước kia mình đi theo suối để lấy nước, năm nào khô hạn sẽ không có nước. Giờ nước sạch về tận nhà, giúp đời sống của người dân thay đổi rất nhiều…
Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.
Trung Quốc vẫn đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngược lại, nhiều nước tiếp tục nới lỏng các quy định chống dịch để đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường bất chấp số ca nhiễm tăng cao và đây là điều khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Dù tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến tích cực nhưng theo đại diện Sở Y tế, các biến chủng mới vẫn có thể xuất hiện mang theo những nguy cơ bùng dịch.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.