Giải pháp tháo gỡ ùn tắc giao thông là vấn đề lớn của toàn xã hội, không chỉ của riêng chính quyền, của một ngành, một lĩnh vực nào. Vì vậy cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng ủng hộ của người dân.
Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường” đang được dư luận quan tâm, và dường như nó trở thành “chủ đề nóng” gây tranh luận nhiều chiều. Người dân bàn tán mọi lúc, mọi nơi: Nhà hàng, ở chợ, quán nước, taxi, xe ôm..
Tuy nhiên, phải khẳng định Đề án trên, là nỗ lực của TP Hà Nội trong việc tìm kiếm các giải pháp chống ùn tắc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nhưng với những nguyên nhân gây ùn tắc như hiện nay, nếu không tính toán, xem xét thấu đáo thì việc thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội sẽ không đạt hiệu quả cao.
Vấn đề ùn tắc giao thông luôn là chủ đề "nóng" và nhức nhối đối với không chỉ riêng quốc gia nào. Để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông là không hề dễ dàng.
Giải pháp tháo gỡ ùn tắc giao thông là vấn đề lớn của toàn xã hội, không chỉ của riêng chính quyền, của một ngành, một lĩnh vực nào. Vì vậy cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng ủng hộ của người dân.
Sở GTVT Hà Nội: Lắng nghe các ý kiến đa chiều từ truyền thông là hết sức cần thiết
Ngày 20/10, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã cung cấp các thông tin cụ thể về Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.
Theo đó, Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngày 4/7/2017, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Nghị quyết đã xác định 37 giải pháp, trong đó có giải pháp xây dựng Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (sau đây gọi tắt là Đề án).
Lắng nghe các ý kiến đa chiều từ truyền thông là hết sức cần thiết.
Ngày 19/06/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 115/2020/QH14 về “Thí điểm một số cơ chế chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội”.
Ngày 16/10/2018, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 10040/VPCP-KTTH về đề nghị của TP Hà Nội để thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn 2030”.
Ngày 5/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025.
Đề cập đến các văn bản pháp lý khác có liên quan, Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đây là các cơ sở quan trọng để Sở GTVT giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội nghiên cứu và xây dựng Đề án theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Sở GTVT Hà Nội nhấn mạnh, quá trình xây dựng Đề án phải tuân thủ quy trình xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh/TP được quy định tại Chương VIII của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định khác có liên quan.
Trong quá trình xây dựng Đề án, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội và đơn vị tư vấn đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan để và nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc…
Sở GTVT Hà Nội khẳng định, hiện nay, Đề án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, việc lắng nghe và tiếp thu các nội dung phản biện xã hội, các ý kiến đa chiều từ truyền thông là hết sức cần thiết.
Các giải pháp về giao thông cần mang tính định hướng lâu dài, ổn định
Theo Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kết nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Trước đây xung quanh khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có các trạm thu phí, sau đó các cơ quan nhà nước đánh giá sự bất cập, tắc đường nên đã tháo dỡ các trạm thu phí xung quanh trung tâm, tạo ra môi trường giao thông khá thoáng. Đây cũng có thể coi là bài học thực tiễn về chính sách nhà nước.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Kết nối.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn đại biểu Hà Nội): “Đề xuất thu phí để giảm ùn tắc giao thông là một cách để người dân lựa chọn phương tiện tham gia giao thông chứ không phải cấm người dân vào nội đô bằng phương tiện cá nhân, như vậy theo tôi, việc thu phí không hề vi phạm Hiến pháp hay pháp luật. Chỉ là khi tăng phí cá nhân để hạn chế và thay đổi hành vi của người dân thì phải tăng các phương tiện công cộng, có sẵn điều kiện cho người dân lựa chọn”.
Một điều rất lạ ở Hà Nội, khi triển khai chính sách về giao thông, giảm tắc đường luôn trong trạng thái mở ra, rồi đóng lại, dẹp đi như các chính sách làm làn phân cách cứng, chặn các ngã tư và ngay cả tuyến đường xe bus BRT hiện tại cũng có rất nhiều bất cập. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại xảy ra tình trạng như thế?.
“Và hiện giờ chúng ta tiếp tục có kế hoạch triển khai mô hình “xây dựng trạm thu phí” để hạn chế tắc đường. Điều này nghe rất vô lý, bởi lẽ đây chỉ là giải pháp về kinh tế, thu ngân sách”, luật sư Hùng nói.
“Còn yếu tố tác động giảm tắc đường thì chưa có báo cáo, đánh giá tác động nào khẳng định chắc chắn rằng đây là giải pháp hiệu quả, tối ưu và chắc chắn giảm ùn tắc giao thông cả.
Có thể, chúng ta học tập kinh nghiệm một số nước phát triển như Singapor, nhưng ở đây thực trạng, hoàn cảnh của họ hoàn toàn khác chúng ta vì diện tích nhỏ, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tập trung một chỗ, họ không có các không gian phát triển hạ tầng, giao thông hay xây dựng các công trình như trường đại học, khu dân cư riêng”, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng cho biết.
Cũng theo luật sư Hùng, nếu nhìn nhận khách quan, nhu cầu đi lại là tất yếu, bắt buộc với mức thu từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho mỗi lượt, rõ ràng mỗi tháng gánh nặng chi phí cho người dân gần tương đương 30% mức thu nhập trung bình cán bộ, công chức, người lao động.
Chưa kể các tác động xã hội, kinh tế chúng ta chưa lường trước được, chưa có đánh giá kĩ lưỡng, như việc giảm nhu cầu đi lại thì ảnh hưởng phát triển kinh tế như thế nào?
Xa hơn nữa, về lâu dài đây có phải là giải pháp tổng thể, tối ưu hay không? Hay chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó, tạm thời?.
Ông Lê Thanh Vân – Đại biểu Quốc hội đoàn Cà Mau: Thay bằng thu phí nội đô như đề xuất của Hà Nội, thì có thể áp dụng hình thức bán vé dán vào biển số xe để dễ kiểm soát. Việc kiểm soát có thể giao cho CSGT và trật tự đô thị kiêm nhiệm thêm. "Việc xây dựng các trạm thu phí vào nội đô cần hết sức cân nhắc
Các giải pháp về giao thông cần mang tính định hướng, lâu dài, ổn định, hiệu quả kinh tế và đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông. Điều này cần nghiên cứu kĩ về các yếu tố kinh tế, văn hóa giao thông, thói quen, nhu cầu tham gia giao thông. Các yếu tố tác động đến ùn tắc giao thông có thể thấy rất rõ như số lượng người tham gia giao thông, mật độ phương tiện, điều này có bởi khu vực nội đô thành phố Hà Nội tập trung rất nhiều các trường Đại học, Bệnh viện, các khu dân cư, trụ sở các cơ quan nhà nước.
Luật sư Hùng cũng cho biết thêm, nếu chúng chúng ta triển khai được các giải pháp dưới đây, thì giao thông ở TP Hà Nội sẽ không bị ùn tắc:
1. Chuyển hết các trường đại học, bệnh viện, và một số cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu ra khỏi khu vực nội thành. Thực tế, chúng ta đã nghiên cứu vào triển khai các giải pháp này từ rất lâu rồi, nhưng đến giờ tốc độ di dời khá chậm.
Trong khi đó, nhiều cơ sở xây dựng mới như bệnh viện, trường đại học lại chưa đưa vào sử dụng. Vừa gây lãng phí ngân sách nhà nước, cũng ảnh hưởng rất lớn ùn tắc giao thông.
2. Hạn chế bớt xây dựng các Khu đô thị mới, khu chung cư ở các khu vực mật độ dân cư cao, chúng ta có thể thấy vấn đề này qua quy hoạch dọc tuyến đường Lê Văn Lương, khu vực Cầu Giấy có rất nhiều tòa nhà chung cư cao tầng. Cần thiết giãn, hạn chế xây dựng mới, giãn quy hoạch nhà ở.
3. Nâng cấp, hoàn thiện quy hoạch giao thông. Đây cũng là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững và rất cầu đầu tư, triển khai đồng bộ, hiệu quả.
4. Hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, văn minh, chất lượng đảm bảo.
5. Quy hoạch lại các bến xe liên tỉnh, chuyển các trục đường huyết mạch ra các tuyến đường tránh khỏi khu vực nội đô.“Nếu được triển khai các giải pháp trên, tôi tin chắc rằng đây là những giải pháp lâu dài, bền vững, hiệu quả và được sự ủng hộ của người dân.
"Chắc chắn sẽ giảm bớt được tình trạng giao thông như hiện tại. Chúng tôi rất mong, hy vọng rằng các cấp chính quyền thành phố Hà Nội nghiên cứu, lắng nghe ý kiến các chuyên gia, người dân để có giải pháp mang tính tổng thể cho giao thông thành phố Hà Nội trong tương lai”, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng nêu quan điểm.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Trong quá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.