Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có nội dung rất rộng, ảnh hưởng đến toàn xã hội, đến từng gia đình - “tế bào” của xã hội, nhưng rất khó để nhận diện các hành vi bạo lực gia đình, nên đã thu hút sự quan tâm của dư luận và các đại biểu Quốc hội nhằm hoàn thiện quy định về vấn đề này trong dự thảo Luật.
Cần quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh cho biết, về hành vi BLGĐ, một số ý kiến đại biểu QH đề nghị quy định khái quát thành các nhóm hành vi BLGĐ và cũng có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi “gián tiếp” gây ra BLGĐ.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy hầu hết hành vi BLGĐ đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế. Tuy nhiên, có hành vi bạo lực tác động đến người bị BLGĐ có thể đan xen lẫn nhau. Do vậy, nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi BLGĐ thì có thể trùng lặp các hành vi BLGĐ. Quy định cụ thể các hành vi BLGĐ cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật. Đây cũng là cách tiếp cận được các tổ chức quốc tế khuyến nghị và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Với ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng do không khả thi và mâu thuẫn với Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ), theo bà Thúy Anh, thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không/chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng. Hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không còn là quan hệ gia đình theo Luật HN&GĐ, song là mối quan hệ rất đặc thù, dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực.
Xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống BLGĐ lấy người bị BLGĐ là trung tâm thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị BLGĐ. Đồng thời cũng là để xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ, ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong tương lai và những người trong cuộc sẽ được áp dụng các quy định đặc thù trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ để mối quan hệ trở nên tốt hơn.
Cân nhắc việc mở rộng phạm vi áp dụng hành vi bạo lực
Cơ bản thống nhất với cách tiếp cận trong dự thảo Luật nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng băn khoăn việc mở rộng áp dụng các quy định về hành vi bạo lực với thành viên gia đình là cha mẹ, con, anh chị em, vợ chồng đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng và con của họ và người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.
Theo ông Tùng, về nguyên tắc, trong nhiều trường hợp những người không còn quan hệ với nhau như quan hệ gia đình về mặt pháp lý nhưng trong thực tiễn vẫn có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc, ví dụ có con chung nên vẫn có những quan hệ gia đình.
Ông Tùng đề nghị rà soát thật kỹ bởi nếu quy định với những hành vi như thể hiện trong dự thảo Luật hiện nay thì sẽ dẫn đến một số trường hợp không hợp lý. Ông dẫn chứng, trường hợp người phụ nữ trong hôn nhân, chưa ly hôn nhưng bỏ mặc chồng để chung sống với người khác, đây là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng thực tiễn vẫn diễn ra và sau đó có thai với người chung sống đó nhưng quay trở lại yêu cầu người chồng hợp pháp phải chăm sóc, phải nuôi dưỡng, không được bỏ mặc.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho rằng không phải tất cả các hành vi BLGĐ tại dự thảo Luật đều có thể áp dụng với người thân của người đã ly hôn. Bà Nga quan niệm, khi xác định BLGĐ thì phải có 2 yếu tố: một là, bạo lực; hai là, gia đình. Những thành viên đã ly hôn thì dự thảo Luật cũng không thể hiện rõ những người đó có chung sống với nhau trong cùng một gia đình hay không. Nếu họ không cùng chung sống trong một gia đình thì phạm vi này rộng và chưa phù hợp với thực tiễn. “Nếu với thành viên đã ly hôn mà vẫn xác định có hành vi bạo lực thì chỉ trong một số trường hợp nào đó”, bà Nga đề nghị cân nhắc kỹ việc mở rộng phạm vi này.
Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo thêm một số vấn đề liên quan, Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nhận diện thế nào về BLGĐ quả thực rất khó. Vì vậy, cơ quan soạn thảo đã cố gắng phân ra làm 4 nhóm và nhận diện các biểu hiện. Đến nay, cơ bản chúng ta đã bao quát được tình hình, diễn tiến trong 4 nhóm lĩnh vực đó, đặc biệt là nhận diện sâu hơn về bạo lực tinh thần.
Về quy định đối với những người đã ly thân, ly hôn và các đối tượng khác, ông Hùng nêu rõ, thực tiễn cuộc sống đang đặt ra mà Luật phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cuộc sống đang đòi hỏi. “Mặc dù đã ly hôn rồi, trách nhiệm của anh đã được giao rồi nhưng anh không làm thì bây giờ anh phải có chế tài cụ thể... Hoặc kể cả có những lúc anh làm rồi nhưng mà vì là con anh, anh gọi về, anh đánh đập và ngược đãi nó, đấy cũng là một hành vi BLGĐ”, ông Hùng quan điểm.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết Bộ Tư pháp nhất trí với phương án trong dự thảo Luật về hành vi BLGĐ. Phương án này đảm bảo phù hợp với mục tiêu, phạm vi áp dụng của dự thảo Luật tới tất cả các đối tượng BLGĐ trong thực tiễn và tạo cơ sở pháp lý để chúng ta giải quyết triệt để tình trạng bạo lực, hành vi bạo lực trong thời gian qua.
Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tăng 50%. Không chỉ phụ nữ, trẻ em cũng phải chịu nhiều áp lực từ gia đình trong giai đoạn này. Điều đáng buồn là những “gánh nặng thời Covid-19” này họ lại nhận được từ chính người thân của mình…
Gần chục năm theo dõi đề tài mảng gia đình, tôi đã tiếp xúc với không ít nạn nhân bạo lực gia đình (BLGĐ), những lời chia sẻ, kêu cứu, thổ lộ của các nạn nhân cứ thế văng vẳng trong tâm trí người viết, để lại thật lắm cảm xúc.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.