Lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng chỉ định phẫu thuật, kê đơn thuốc quá mức cần thiết, điều trị quá dài ngày và làm cho bệnh viện quá tải, buộc người bệnh phải sử dụng dịch vụ theo yêu cầu để tăng nguồn thu… đó là những mặt trái của tự chủ bệnh viện với mô hình hoạt động như doanh nghiệp, mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Làm thế nào để không còn tình trạng lạm thu, doanh nghiệp hóa bệnh viện? Cần làm gì để chi phí tiền túi của người dân cho dịch vụ y tế không còn ở mức cao như hiện nay? Phóng viên VOV tiếp tục đề cập vấn đề này trong loạt bài “Đừng doanh nghiệp hóa, tư nhân hóa bệnh viện!”.
Sau 15 năm thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện, đến nay tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của người dân khi đi khám chữa bệnh vẫn còn ở mức cao, chiếm 40% tổng chi phí y tế. Nếu so với năm 2012 thì tỷ lệ này giảm gần 10% nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay, gần như người dân nào cũng tham gia bảo hiểm y tế thì đó lại là mức giảm có phần “ảo”.
Việc người dân phải tự trang trải quá nhiều chi phí y tế đã phản ánh một nền y tế mất cân bằng, tiềm ẩn những rủi ro cao cho người dân trước “bẫy nghèo viện phí”. Bệnh viện được hoạt động theo mô hình một doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất là gì nếu không phải là lợi nhuận?
Bà Nguyễn Kim Phương, chuyên gia tài chính y tế của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng: “Không chỉ tiền túi của bệnh nhân sẽ tăng lên mà cả Quỹ BHYT cũng phải chi nhiều hơn khi số lượng dịch vụ được chỉ định nhiều, chưa kể một số dịch vụ, một số loại thuốc không được BHYT thanh toán.
Vì thế chúng ta phải hướng tới mọi dịch vụ cung ứng phải hợp lý cần thiết, giảm thiềur những dịch vụ thuốc, ngày nằm điều trị tại bệnh viện không cần thiết. Muốn thế phải có quy trình chuyên môn chuẩn và giám sát được các dịch vụ đó là hợp lý, chỉ ra được những dịch vụ không hợp lý".
Trước thực trạng chi phí y tế từ tiền túi của người dân vẫn ở mức cao và xu hướng doanh nghiệp hóa bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, hướng đến tự chủ toàn diện, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, tự chủ trong ngành y tế không phải là làm cho giá dịch vụ tăng lên, mà tạo ra cơ chế thông thoáng, cởi mở để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe người dân được tốt hơn.
Ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định, nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm dụng trong điều trị, tận thu của người bệnh hay làm giá cả khám chữa bệnh tăng cao là do các văn bản hướng dẫn bệnh viện tự chủ chưa hoàn thiện.
“Vấn đề đầu tiên vướng mắc trong thực hiện tự chủ bệnh viện là hệ thống cơ chế chính sách, văn bản quy định pháp luật còn thiếu, không đồng bộ, chưa sửa đổi kịp thời và nhiều chính sách chưa ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tế. Bộ Y tế và các Ban, Ngành có liên quan phải tập trung nghiên cứu để ban hành thể chế chính sách để đảm bảo thực hiện tự chủ tài chính cho các bệnh viện" - ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ.
Còn theo ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng chuyên ngành 3, Kiểm toán Nhà nước, bệnh viện tự chủ tài chính, đặc biệt là được tự chủ toàn diện sẽ phải đẩy mạnh xã hội hóa y tế. Đây cũng là xu hướng tất yếu vì thiếu ngân sách và chỉ có kết hợp công tư mới đủ nguồn lực để đầu tư các thiết bị y tế đắt tiền và theo kịp các kỹ thuật hiện đại.
Ông Lê Đình Thăng cho biết, xã hội hóa y tế giống như “BOT” trong lĩnh vực khám chữa bệnh, phải có cơ chế giám sát chặt chẽ mới không dẫn đến lạm thu.
“Chúng tôi vẫn đặt câu hỏi với các bệnh viện: tại sao máy xét nghiệm mà bệnh viện mua thì hoạt động ít, trong khi máy xã hội hóa thì lại xét nghiệm nhiều? Phải chăng vì lợi ích nào đó. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo các bệnh viện là máy của bệnh viện máy xã hội hóa phải được sử dụng như nhau, không được phân biệt. Chúng ta phải kiểm soát từ giá đầu vào để đảm bảo không bị nâng giá hoặc tìm mọi cách tăng nguồn thu. Về cơ chế kiểm soát giá dịch vụ thì vẫn là câu chuyện phải công khai, minh bạch" - ông Thăng chỉ rõ.
Vậy cần giám sát bệnh viện thực hiện xã hội hóa và tự chủ toàn diện như thế nào? Tiến sĩ, bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng cho rằng, cần có sự giám sát, đánh giá thường xuyên bởi một Hội đồng độc lập để đảm bảo khách quan, minh bạch.
Tiến sĩ Trần Tuấn nêu một ví dụ cụ thể, với 4 bệnh viện lớn (là K, Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy) vừa được Bộ Y tế lựa chọn thí điểm tự chủ toàn diện nhưng Ban giám sát việc thực hiện lại là những viên chức của chính 4 bệnh viện này nên sẽ không đảm tính khách quan.
Theo Tiến sĩ Tuấn: “Việc tự chủ hoàn toàn đối với 4 bệnh viện lớn này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ độc quyền hoàn toàn về tiếng nói chuyên môn. Khi thực hiện thí điểm, cần phải theo dõi, đánh giá độc lập. Cụ thể là giao cho một tổ chức (ngoài Bộ Y tế) thực hiện giám sát, đánh giá độc lập. Chứ không thể tự thí điểm, tự đánh giá".
Tại các bệnh viện lớn, Bộ Y tế đang khuyến khích vay vốn ngân hàng, xây dựng những tòa nhà riêng phục vụ khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu nhằm hạn chế tình trạng công tư lẫn lộn. Tuy nhiên, do thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể, việc này đang dẫn đến một thực tế là bệnh viện đưa ra những khoản thu “lạ” để tăng nguồn thu.
Chẳng hạn, khoản thu phí người nhà vào chăm bệnh nhân được một số bệnh viện thực hiện, rất khó chấp nhận, nhưng vẫn không sai luật. Nếu để các bệnh viện “tự bơi” như hiện nay thì việc giám sát sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, y tế là một trong những lĩnh vực tiền vệ, nếu để bệnh viện tự chủ hoàn toàn theo thị trường sẽ gây ra những bất ổn lâu dài trong cung cấp dịch vụ. Còn theo ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội đoàn Bến Tre thì không thể chỉ vì muốn giảm ngân sách cấp cho bệnh viện mà xa rời mục tiêu xây dựng một nền y tế vì dân.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Không nên doanh nghiệp hóa bệnh viện. Biến bệnh viện thành doanh nghiệp là một sai lầm nghiêm trọng và vô cùng nguy hiểm. Tự chủ không phải mang con bỏ chợ, thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu. Theo tôi Bộ Y tế nên đề xuất hỗ trợ ngân sách cho y tế. Thứ 2 là xã hội hóa còn là tăng cường các nguồn lực, huy động toàn xã hội xây bệnh viện, tặng đất, tặng máy móc. Bản thân Nhà nước phải hỗ trợ cho bệnh viện nếu thấy cần thiết”.
Không thể phủ nhận, thời gian qua, bệnh viện (bộ mặt của ngành y tế) đã có những đổi thay tích cực, nhất là về thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người dân. Tuy nhiên, tự chủ bệnh viện mới chỉ đem lại thuận lợi cho những người có tiền; còn với những bệnh nhân nghèo, người yếu thế trong xã hội vẫn rất khó khăn.
Quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo khi mục tiêu chính của xu hướng doanh nghiệp hóa bệnh viện là tăng nguồn thu và tình trạng nghèo hóa có thể diễn ra chỉ sau một đêm nhập viện vì bệnh nặng. Mặt trái của tự chủ bệnh viện đang đe dọa chính sách an sinh xã hội nhưng vai trò quản lý nhà nước đang rất mờ nhạt khi để bệnh viện phải “tự bơi” như hiện nay. /.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newton luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.