Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ, ngành cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành (DAHT), quản lý vốn đầu tư công các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG), chi phí quản lý dự án (QLDA).
Vẫn còn tình trạng chậm phê duyệt quyết toán DAHT
Theo đó, báo cáo cho biết về công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành: Cơ bản các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện đúng quy định thời gian quyết toán DAHT; tuy nhiên, ở cấp huyện, cấp xã một số Ban QLDA, vẫn còn tình trạng chậm lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán DAHT.
Một số hồ sơ của các đơn vị chủ đầu tư, ban QLDA lập chưa đầy đủ các nội dung theo quy định của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính; Một số báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán còn sơ sài, còn lưu bản photocopy, chưa đảm bảo quy định; còn có quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền chưa đúng mẫu số 11/QTDA quy định tại Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính.
Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do: Thủ trưởng một số đơn vị (nhất là cấp huyện, xã) chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác QTDAHT; Chưa thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian, mẫu biểu, hồ sơ QTDAHT quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, ban QLDA và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định trong công tác QTDAHT xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân không thực hiện đúng quy định về thời gian QTDAHT (chậm lập, chậm nộp báo cáo quyết toán và chậm thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán).
Kiên quyết áp dụng các chế tài xử lý đã được hướng dẫn tại các văn bản pháp lý hiện hành đối với các chủ đầu tư vi phạm như: Công khai danh sách chủ đầu tư vi phạm thời gian nộp quyết toán; thực hiện xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư vi phạm thời gian nộp quyết toán; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét thi đua của cá nhân, tổ chức thực hiện công tác quyết toán DAHT; Công khai danh sách các nhà thầu vi phạm thời gian lập hồ sơ quyết toán; Chủ đầu tư, ban QLDA và các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán DAHT theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính để giảm tồn đọng QTDAHT hằng năm; Ưu tiên bố trí nguồn lực (nhân sự, vật chất) cho công tác thẩm tra QTDAHT, trên cơ sở kết quả QTDAHT, xác định công nợ để ưu tiên bố trí vốn thanh toán dứt điểm cho dự án.
Bất cập trong quản lý vốn đầu tư các CTMTQG
Về quản lý vốn đầu tư các CTMTQG: Vẫn còn địa phương bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện các CTMTQG chưa đảm bảo tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; mẫu biểu phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm chưa đúng quy định tại Mẫu số 01/PB ban hành kèm theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ, nhiều địa phương còn chưa phân bổ vốn hết kế hoạch vốn thuộc các CTMTQG cho các dự án cụ thể; Một số địa phương phân bổ vốn cho các dự án không đúng đối tượng quy định tại Luật Đầu tư công, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, như: Phân bổ vốn đầu tư cho các dự án chỉ thực hiện "sửa chữa"; phân bổ vốn đầu tư NSTW hỗ trợ vượt định mức quy định.
Chỉ ra những nguyên nhân gây ra tồn tại nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện các CTMTQG còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, phải bổ sung, điều chỉnh, chưa đáp ứng được thời gian; một số địa phương chưa tuân thủ các quy định về bố trí vốn cũng như mức hỗ trợ tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị thực hiện việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng thời gian quy định và mẫu biểu theo đúng quy định tại Mẫu số 01/PB ban hành kèm theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ; Rà soát việc bố trí vốn đầu tư công cho các dự án thực hiện các CTMTQG phải đảm bảo theo đúng quy định tại pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và phải đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn, nội dung, mức hỗ trợ quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Rà soát, thực hiện bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương cho các CTMTQG đảm bảo theo đúng quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương nghiệm thu và hoàn thiện các thủ tục giải ngân, tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Về công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công (ban QLDA).
Nhiều Ban QLDA là đơn vị SNCL chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ tài chính năm 2023 theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; vẫn còn tình trạng thực hiện chưa phù hợp với quy định như: Cơ quan quản lý cấp trên (UBND tỉnh, huyện) phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án năm 2023 của ban QLDA (trong khi đã phê duyệt phương án tự chủ tài chính từ năm 2022);
Xác định số tiền để lập dự toán và trích lập các quỹ tại ban QLDA còn chưa đúng quy định hiện hành; Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ trong 2023 khi chưa có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên và không xác định được thời gian gửi lấy ý kiến của cơ quan này; Một số chứng từ kế toán còn chưa đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định, như: thiếu ngày, tháng, năm lập chứng từ, thiếu chữ ký trên chứng từ....Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư, ban QLDA, cơ quan tài chính và các đơn vị liên quan chưa cập nhật đầy đủ cơ chế chính sách mới, vẫn thực hiện theo chế độ chính sách cũ.
Đồng thời, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tài chính đề nghị các chủ đầu tư, ban QLDA, cơ quan tài chính và các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính: số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 và số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BKHĐT quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, trong đó quy định rõ về báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Sau gần 10 năm triển khai, Dự án xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh vẫn chưa thể bàn giao đưa vào sử dụng, số tiền gần 70 tỷ đồng không thể phát huy hiệu quả, công trình đang có dấu hiệu xuống cấp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 134/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2024 đạt 55,7% kế hoạch vốn năm 2024, tăng 2,0% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư công đã được các Bộ ngành và địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh thực hiện và giải ngân ngay từ các tháng đầu năm.
Đây là một trong những thông tin đã được trao đổi liên quan đến tình hình giải ngân đầu tư công của thành phố tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP HCM diễn ra hôm qua (ngày 3/10).
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
UBND tỉnh Bình Dương vừa khởi công xây dựng Dự án nhà ga metro với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, kết nối vùng kinh tế động lực phía Nam là TP HCM – Bình Dương.
Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ cán bộ Công an Bạc Liêu ngày càng được nâng cao. Qua đào tạo, cán bộ, chiến sĩ được tiếp thu, trang bị nhiều kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, từ đó
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.