Theo đó, Lễ hội lớn nhất của đền Khai Long diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đền Khai Long trước đây diễn ra 5 dịp lễ chính trong năm: Lễ Nguyên Đán (mùng 1 Tết), Lễ Khai Hạ (mùng 7 Tháng Giêng), Lễ Thường Tân (ăn cơm mới, 20/5 âm lịch), Lễ Trạp Nghè (Hạ Nguyên, Rằm tháng Bảy), Lễ Thượng Niên.
Video những hình ảnh cổ kính tại đền Khai Long.
Người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành” chuyện thờ cúng kiêng cử luôn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Nó đã trở thành một phần đức tin trong lòng của mỗi người. Tục thờ cúng tổ tiên vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Chính vì vậy, sự thờ cúng để đạt được cảnh giới “thiêng” và “lành” cần hiểu rõ nguồn gốc tổ tiên thờ ai. Tại đền Khai Long cũng vậy, nhiều sử tích, tranh cãi xoay quanh vấn đề: ngôi đền thờ ai, có thực sự là Ngô Xương Xí không…
Theo cụ Trần Đình Thành - Thủ từ đền Linh Kiếm kể rằng, đền Khai Long - Trung Sơn lưu giữ 12 sắc phong bản gốc, tuy nhiên, do xảy ra nạn lũ lụt nên 12 sắc phong bản gốc này bị trôi dạt, đền cũng bị sụp đổ nên người dân mang đến đền Linh Kiếm tại xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương để gửi. Hiện nay, 12 sắc phong bản gốc này đã được Viện Hán Nôm dịch thì đều ban cho Đức Thánh Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan. Và theo cụ Đào Công Nghi thủ từ đền Khai Long - Tân Sơn nói rằng đền Khai Long - Tân Sơn là bản sao của đền Khai Long - Trung Sơn và đền Khai Long - Tân Sơn cũng rước bát hương ở đền Khai Long - Trung Sơn về thờ. Cho nên, đền Khai Long- Trung Sơn thờ ai thì đền Khai Long - Tân Sơn thờ người đó.
Ngược dòng lịch sử, vào thời vua Lê Trung Hưng (1533-1788) cha con và anh em của Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan đã cùng với Nguyễn Kim sang Lào phù Lê Trang Tông lên làm vua, được Trịnh Kiểm (Trịnh thái sư - sau khi mất được vua Anh Tông tặng cho là Minh Khang Thái vương) tin tưởng đặc biệt đổi tên là “Trịnh Mô” (họ của chúa) làm thần tử thân thuộc. Và Trịnh Tùng (vua Bình An Vương) cực kỳ trân trọng, khi biết tin Đức Thánh Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan mất nơi xa xứ, Trịnh Tùng thở dài than rằng: “Không ngờ nay cơ sự lại đến thế. Ta thật đã mất đi một danh tướng. Đây không chỉ là một bất hạnh của Tấn lão, mà còn là một bất hạnh của Tùng này”. Nói xong, nước mắt đầm đìa trong lòng buồn bực, suốt hai ngày liền không thiết gì đến cơm nước. Chỉ có người thật sự quan trọng với vua thì khi mất vua mới không tha thiết gì đến chuyện cơm nước đến như vậy.
Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan không những tài trí mưu lược, có công với dân, với nước, mà ngài còn là một vị tướng vô cùng trung thành với vua. Mặc dù, sau khi bị nhà Mạc bắt và giam cầm, bị lôi kéo về phù giúp cho nhà Mạc, nhưng Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoa chỉ nghĩ tới trung hiếu, dù có bị giam đến chết khô ngài vẫn không làm phản. Điều này đã làm cho Thạch Quận Công thương tình một bậc anh hùng vừa là danh tướng cùng thời, có làm câu khen tặng rằng “Trung nghĩa, cương liệt, đời hiếm hoi, sau đây ắt sẽ thành thần lớn”, và khâm liệm trả xác ngài về quê nhà.
Đạo thờ vua của Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan không chỉ thể hiện riêng một mình ngài, mà ngài còn dặn các con của ngài “một dạ trung thành với vua” để nối chí theo. Khi bị bắt giam cầm ở nhà Mạc, bọn gia nô của Tấn Quốc Công Đại Vương đã tìm cách gặp được ngài, ngài đã viết bài thơ tuyệt mệnh và kèm với cuốn Dược tính bằng chữ Nôm và văn thư, điền bạ trao cho gia nô của ngài mang về quê quán. Nhân đó ngài bảo ba người rằng: “Tấn lão một dạ trung thành với vua, lấy việc diệt hết bọn tiếm ngụy để khôi phục Hoàng gia làm điều tâm niệm. Ngờ đâu mắc phải kế gian đến nông nỗi này, chỉ có chết mà thôi. Các anh về bảo giúp cho lũ con ta ở nhà phải hết lòng hết sức phò giúp Lê Trịnh, đưa sự nghiệp tới thành công để nối chí ta. Chớ vì ta bị bắt mà nao núng đạo thờ vua”.
Sắc phong của đền Khai Long có ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ.
Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan là một nhân vật cực kỳ linh thiêng. Bình An Vương nghĩ tới các bậc huân nghĩa triều trước, đã dâng biểu xin ban tặng thêm cho những cố công thần. Lễ xong, đêm hôm ấy nổi mưa gió. Bình An Vương suốt ngày coi chầu, tối đến ngủ say, mộng nghe ngoài thềm có người bẩm bạch rằng: “Tiểu tướng từ đời cha ông đã thờ Tiên đế cùng chủ soái, xông pha tên đạn, có nhiều công huân. Không may chết ở tha hương, nhưng hồn phách không rời Vương thất. Ngày đêm ngầm phò quốc mạch, tuy tại âm phủ mà không chút nào lìa Vương cơ. Nay gặp ngày sinh nhật, đặc biệt xin bái yết”. Vương nghe tiếng, bèn trở dậy nhìn ra ngoài cửa, thấy Tấn quốc công đang nghiêng mình vái chào. Vương liền khoác áo bước ra đón khách vào nhà. Cả hai cùng nhìn nhau khóc nức nở. Trời sáng Vương cho mời các đại thần phủ liêu đến, kể lại giấc mộng đêm qua, nhân đó nói thêm rằng: “Tấn quốc công đối với việc khôi phục và tạo dựng phúc nước đều đã góp nhiều công sức. Việc gia phong mới rồi chưa thật thỏa đáng, ta rất lấy làm tiếc”. Gia phong Tấn quốc công làm Hùng nghị khuông tế trạch dân đại vương (tể tướng)
Mặt khác, Ngô Xương Xí là 1 trong 12 loạn sứ quân năm 966, căn cứ địa là Bình Kiều. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cho rằng căn cứ Bình Kiều mà Ngô Xương Xí lui về thuộc Hưng Yên, hoặc Mộ Đức (Hà Tây nay thuộc Hà Nội) là hợp lý về mặt khoảng cách địa lý. Lúc này các sứ quân đang rất mạnh, quân triều đình lại suy yếu nên Ngô Xương Xí không thể dẫn quân về Bình Kiều Thanh Hóa được, vì lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh đang căn cứ vùng Hoa Lư, Ninh Bình rất mạnh. Quân triều đình cùng nhiều sứ quân khác đã tiến đánh Đinh Bộ Lĩnh nhưng đều thất bại phải rút quân về. Hơn nữa, trong thời gian làm quan Ngô Xương Xí không có tầm ảnh hưởng xa rộng, cũng như không có sức ảnh hưởng đến vùng đất Hoan Châu.Trong khi đó, đền Khai Long xã Tân Sơn được đặt ở Nghệ An, không phải quê hương ông Ngô Xương Xí, quanh đó cũng không có con cháu họ Ngô và xây dựng sau khi ông mất hơn 600 năm sau thời Lê Trung Hưng (1533-1788).
Thời Lê Trung Hưng là giai đoạn rực rỡ nhất của con cháu họ Nguyễn Cảnh, khi Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan vừa mới mất, và tại địa điểm Tân Sơn (là quê hương của mẹ ngài), cùng các vùng lân cận thì có rất nhiều con cháu họ Nguyễn Cảnh. Như vậy, việc lập đền thờ Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tân Sơn là rất hợp lý, vừa là quê hương của mẹ ông, đền được lập sau khi ông mất không lâu, vừa xung quanh và các vùng lân cận lại có nhiều con cháu họ Nguyễn Cảnh.
Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan và con cháu Nguyễn Cảnh rất có công với đất nước, với nhà Lê - Trịnh, với nhân dân các vùng cho nên ở Nghệ An và nhiều tỉnh, có hơn 100 đền thờ lớn họ Nguyễn Cảnh trong đó có 42 đền thờ ông Nguyễn Cảnh Hoan. Sở dĩ ông được lập nhiều đền thờ đến vậy là do ông là nhân vật lịch sử, có công với dân với nước.
Dòng họ Nguyễn Cảnh vẫn lưu giữ câu đối cổ: “Cao Tằng Tổ Khải Dị Lai - Thập Bát Quận Công Tam Tể Tướng Đinh Lí Trần Lê Dị Hậu- Bách Dư Tiến Sĩ Thất Khôi Nguyên”. Tam tể tướng đó là ông Nguyễn Cảnh Chân: dựng Trần Ngỗi lên làm vua; ông Nguyễn Cảnh Dị: dựng Trần Trùng Quang lên làm vua và ông Nguyễn Cảnh Hoan trước khi mất chưa được làm Tể tướng nhưng sau khi mất tiếp tục phù trì, phù hộ đất nước nên được Trịnh Tùng phong chức Tể tướng.
Đền cổ Khai Long chuẩn bị vào lễ hội.
Như vậy, thời Trần, thời Lê Trung Hưng cho đến thời nhà Nguyễn, họ Nguyễn Cảnh có 3 Tể Tướng, 18 Quận Công, 76 Hầu Tước (quan cấp tỉnh), 19 Bá Tước, 5 Tử Tước, 3 Nam Tước. Cho nên được triều đình giai đoạn này rất trân trọng, tin dùng.
Với những chứng cứ và lập luận ở trên, có thể thấy rằng một người được lập đền thờ thì người đó phải là người có những chiến tích hiển hách, vẻ vang trong lịch sử, là người có công rất nhiều với đất nước, với muôn dân, và đặc biệt trung thành với vua, lấy đạo thờ vua lên trên hết. Đặc biệt, nơi được lập đền thờ cúng của người đó cũng thường là quê hương của họ để người dân nhớ đến cội nguồn, nhớ đến chiến tích của người đó, và phần nào đó thể hiện tự hào khi nhắc về tổ tiên - nơi đã sinh ra anh hùng dân tộc. Do đó, nhiều cơ sở có thể nói nhận định: Đền Khai Long - Tân Sơn thờ Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan.
Trước khi mất Tấn Quốc Công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan đã để lại bài thơ tuyệt mệnh truyền cho con cháu để thành tâm cầu khấn ngài sẽ phù trợ:
Các đối tượng tạo fanpage, nhóm trên mạng xã hội facebook với tên gọi liên quan Chương trình truyền hình thực tế “Chiến sĩ quả cảm”; đồng thời, viết bài quảng báo, dùng hình ảnh, video của các đơn vị Công an (trên các phương tiện truyền thông trước đó) đăng tải lên fanpage, nhóm facebook để tăng độ tin cậy với “con mồi”...
Chiều 13/6, tại cụm sân Trung Long (TP Vinh - Nghệ An), Giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 7 năm 2025 đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 200 vận động viên.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định về việc điều động Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An từ ngày 11/6/2025.
Sau khi ăn cơm, uống rượu ngâm rễ cây tại nhà anh O.V.N., anh T.V.H. về nhà thì tử vong. Chủ nhà tử vong sau đó khi trên đường đến Trung tâm Y tế huyện.
Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn biển đảo Tổ quốc trong tình hình mới, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Vùng Cảnh sát biển 3 đang thể hiện ngày càng rõ nét bản lĩnh chính trị kiên định, tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đặc biệt trong những thời điểm có tính chất bước ngoặt.
Ngay sau thông tin lãnh đạo cùng nhân viên Công ty Cổ phần Z Holding bị khởi tố, MC Vân Hugo và BTV Quang Minh đã lên tiếng trên MXH và nói bản thân bị lừa.
Lực lượng Công an phường Bãi Cháy vừa triệt phá tụ điểm đánh bạc trong thùng container đặt tại khuôn viên một công ty, bắt quả tang 10 đối tượng cùng tang vật hơn 16 triệu đồng.
Tối 19/6, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), nhằm tri ân các thế hệ Nhà báo, tôn vinh những người làm báo tiêu biểu – những người đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát
Lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện. Qua đó, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận, lan tỏa hình ảnh n
Ngày 19/6, tại xã Lâm Hải (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Năm Căn (BĐBP Cà Mau) phối hợp với Ngân hàng HDBank Chi nhánh Năm Căn tổ chức bàn giao “Nhà Đại đoàn kết” cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.