Clip nữ sinh lớp 10 đánh bạn ngay giữa lớp học tại TPHCM làm nhiều người bủn rủn. Nào chỉ ở mức độ ra đòn lạnh lùng mà đáng sợ hơn là những tiếng cười đùa của bạn bè xung quanh.
Học trò đánh nhau, đặc biệt là nữ sinh ra tay đánh bạn, gây ra những vụ bạo lực học đường kinh hoàng phải nói không còn là sự việc lạ lẫm.
Nhưng clip quay lại cảnh nữ sinh lớp 10 đánh bạn xảy ra tại Trường THPT Phan Đăng Lưu , TPHCM mới đây vẫn một lần nữa làm nhiều người rụng rời.
Nữ sinh "tra tấn" bạn học ngay giữa lớp tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, TPHCM
Sự việc diễn ra ngay giữa lớp học, giữa lúc hầu như tất cả học sinh đều có mặt trong lớp. Không phải là hình ảnh tức giận, điên loạn, cấu xé, chửi bới - phong cách quen thuộc khi đánh lộn - mà chị "đại" ra tay cách dửng dưng, lạnh lùng, không chút chùn tay.
Từ nắm tóc kéo mặt lên rồi mới... bộp, đập đầu bạn xuống đất, tát, đấm, tung cước đá thẳng vào mặt, cầm tóc bạn lôi xềnh xệch... kèm đó, những tiếng chửi thề, cảnh cáo phát ra một cách lạnh lùng.
Vậy nhưng, tất cả những màn bạo lực học đường đó vẫn không ám ảnh bối cảnh xung quanh trong học vào đúng khoảnh khắc đó.
"Mình ám ảnh với những tiếng chửi thề, túm tóc kéo, đấm đá thẳng vào mặt nhưng vẫn không bằng những nam sinh đứng ngoài cổ vũ, buông lời bình luận không khác gì đang bình luận trận đấu boxing trên khán đài", anh Nguyễn Văn Dũng, một phụ huynh có con nhỏ ngụ ở Q.12, TPHCM thốt lên khi xem clip.
Đây cũng là cảm xúc của không ít người khi xem clip này. Ngoài sự khủng khiếp của những hành động tra tấn bạn, thái độ của học sinh trong lớp khi bạn mình bị chính bạn cùng lớp đánh tàn bạo càng đáng sợ.
Có hai phản ứng rõ ràng. Một nhóm ngồi trò chuyện, ngồi nhắn tin, bấm điện thoại, dửng dưng đến độ không thèm ngước mắt lên nhìn.
Một nhóm cười đùa xuất hiện trong khung hình, chào mọi người như đang livestream, bình luận về "trận chiến"; có bạn vào phụ bạn đánh bạn. Và cả bạn đứng quay clip, giới thiệu: "Đây là hiện trường hai bạn lớp mình đánh nhau nha mọi người".
Xem hết clip học sinh đánh bạn và bị bạn đánh này, cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, TPHCM bày tỏ mình sợ và đau ngợp tim. Nếu là mẹ của những nữ sinh nọ chắc đau bội phần.
Cảnh quay là bục giảng lớp học, cô quan sát những học sinh khác xung quanh hai em nữ sinh nọ. Có em phụ giúp để nữ sinh đánh bạn, có những học ngồi yên ở bàn, có học sinh đi lại, và cười trước camera. Tất nhiên, chưa tính đến học sinh quay phim.
"Vấn đề xung đột dẫn đến ẩu đả, bạo lực ngay trong lớp học đã nhức nhối. Thái độ của những học sinh khác trong lớp mới khiến chúng ta lo âu", cô Thủy bộc bạch.
Một nhóm học trò ngồi nhắn tin, xem điện thoại, dửng dưng với cảnh tượng "bạn tra tấn bạn" ngay trong lớp
Nhiều học trò phản ứng thích thú, bình luận hào hức về hiện trường sự việc (Ảnh cắt từ clip)
Theo cô, nói học sinh bây giờ vô cảm? Cũng không phải vậy. Học sinh bây giờ hay lắm, các em biết nhiều, thông minh, giỏi giang, nhạy cảm... Nhiều em được đầu tư tốt, có điều kiện và cơ hội thể hiện năng lực cá nhân rất tốt.
Nhưng vấn đề học sinh chưa được trang bị kĩ năng nhận diện và xử lí tình huống.
Các em sẽ lựa chọn cách mà mình cho là dễ nhất cho mình: Không quan tâm không phải việc của mình; không can dự, sợ hãi, sợ dính líu phiền phức; và việc hùa theo cổ vũ vì đã quen nghe xem những cảnh tương tự...
Trong lần chia sẻ về sự khủng khiếp, ghê gớm của vấn nạn bạo lực học đường hiện nay, TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính quốc gia phân viện TPHCM cảnh báo tình trạng con trẻ đang là nạn nhân từ giáo dục, môi trường sống, các tác động xã hội.
Cha mẹ hiện nay rất bận rộn, mức độ hiểu con cực kỳ lỏng lẻo, không chia sẻ được với con cái. Nhiều em thiếu tình thương trầm trọng ngay trong gia đình.
Khi đến trường suốt ngày học hành, thi cử, kiểm tra triền miên. Các em dường như không còn tìm thấy sự thư giãn, vui vẻ, vui chơi, gắn kết trong gia đình, nhà trường...
Việc cười đùa trên nỗi đau đồng loại, của bạn bè dường như đang bị bình thường hóa, phổ thông hóa, thể hiện rõ ngay trong môi trường giáo dục.
Đây là lời cảnh tỉnh thảm thương đối với giáo dục gia đình và cả nhà trường. Nơi con trẻ đang dần bị bỏ rơi giữa guồng quay tiền bạc, cuộc chạy đua thi cử, điểm số, thành tích...
Gần đây, một vụ bạo lực học đường nghiêm trọng đã xảy ra tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai, khi một nữ sinh lớp 5 bị nhóm 7 bạn cùng lớp đánh hội đồng tại nhà cô giáo chủ nhiệm. Sự việc này là hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh và nhà trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong HS, SV.
Bị bạn bắt nạt, bạn dọa đánh hoặc dọa không chơi cùng, gây cô lập trong lớp… Những việc tưởng chừng chỉ là chuyện trẻ con nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề đối với trẻ.
Trong hầu hết các vụ bạo lực học đường đình đám đã xảy ra, phụ huynh chỉ biết đến khi sự việc bị vỡ lở. Dường như thanh thiếu niên hiện nay đang thiếu và yếu vô cùng những kĩ năng ứng phó, đáp trả trước các hành động bạo lực xảy ra với bản thân.
Cứ mỗi lần con ngồi lặng lẽ một mình, lòng con lại dâng lên một nỗi nhớ da diết. Nhớ giọng nói trầm ấm của Ba, nhớ ánh mắt hiền từ, nhớ bàn tay chai sạn từng dắt con qua những ngày thơ dại.
Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang làm rõ vụ rò rỉ khí nghi độc tại Công ty TNHH Zinc Oxide Corporation Việt Nam (Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ), khiến một công nhân tử vong và 41 người khác bị ảnh hưởng sức khỏ
Ngày 9/4 vừa qua, TAND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mở phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thiên Thư, sinh năm 1979, cư trú tổ 6, ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuẩn bị xét xử Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng.
Ngày 28/3, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Danh Tiến Anh (SN 1986, trú tại xã Đông Hưng A, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) 09 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án là 04 người thân bên vợ của bị cáo.
Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại tài sản”.
Sau phán quyết của Toà cấp sơ thẩm và Phúc thẩm, bà Hoàng Thuỳ Khanh, trú tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã có đơn kiến nghị lên giám đốc thẩm.
Chiều 7/3, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên án các cựu lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch (thuộc Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngày 6/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ "thổi giá" đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2, xảy ra tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đường dây vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo chịu mức án tử hình, 1 bị cáo chung thân và 1 bị cáo bị 20 năm tù giam.
TAND quận Long Biên, TP.Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Phá hoại tài sản” đối với cụ bà Nguyễn Thị Quý (74 tuổi) và người con trai 41 tuổi, nhưng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, hai bị cáo trong vụ án này vốn từng là người bị hại sau một thời gian dài mâu thuẫn, xích mích với hàng xóm về đất đai, bị đe doạ, hành hung và uy hiếp tinh thần...
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.