Lớp học đặc biệt có 8 học sinh với 8 hoàn cảnh, lứa tuổi khác nhau. Dù chỉ dạy một chữ “ă” cũng phải mất nửa tháng nhưng thầy giáo “quân hàm xanh” đã kiên trì dạy bảo các em học đọc, học viết từng chữ một. Một năm qua, lớp học tình thương của Đồn Biên phòng (ĐBP) Bình Minh, Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã mang đến cho những đứa trẻ khuyết tật nghèo sự ấm áp, tình thương và hy vọng.
Lớp học ra đời từ “Hũ gạo tình thương” của bộ đội
Bình Minh được gọi là “làng Chan Chu”, khi cơn bão Chan Chu năm 2006 cướp đi sinh mạng 86 ngư dân của xã, bỏ lại những người vợ, những đứa trẻ lam lũ, thất học. Xã Bình Minh có nhiều trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ không được đến trường. Hoàn cảnh của các em rất đáng thương.
Thầy giáo Chính và cô giáo Ly cầm tay dạy các em từng chữ một. Ảnh: Hồng Anh
Em Trần Nguyễn Văn Thành (SN 2005) bị cha bỏ rơi khi còn nằm trong bụng mẹ. Bất hạnh hơn nữa khi sinh ra, em bị động kinh. Không gửi được em cho ai nên hằng ngày, hai mẹ con bồng bế nhau ra cảng cá Tân An xin cá để sống qua ngày.
Cứ thế, cuộc sống của hai mẹ con phụ thuộc vào lòng trắc ẩn của mọi người và 700.000 đồng hỗ trợ từ địa phương cho người khuyết tật. Còn em Trần Thị Hoa (SN 2008) có 3 anh em. Người anh đầu bị khuyết tật, bản thân em bị bệnh động kinh. Bố mẹ em không có công ăn việc làm ổn định.
Em Nguyễn Thị Hường (12 tuổi) bị hở hàm ếch, phải phẫu thuật nhiều lần khiến thần kinh bị ảnh hưởng nên chậm tiếp thu. Dù gia đình đã đưa em đi học ở trường tiểu học nhiều năm nhưng đến nay Hường vẫn chưa biết đọc, biết viết.
Từ nhu cầu phụ huynh mong muốn có một lớp học dành riêng cho các em, từ tháng 11/2018, ĐBP Bình Minh phối hợp cùng Hội Phụ nữ xã đứng ra tổ chức lớp học.
Lớp học miễn phí dành cho học sinh khuyết tật tại ĐBP Bình Minh được tổ chức học vào thứ ba, năm, sáu hàng tuần. Lớp có 8 học viên ở độ tuổi từ 10 đến 30 (đa số ở độ tuổi 10 - 12), mắc bệnh đao (down), thiểu năng trí tuệ hay bị khuyết tật, khả năng nhận thức kém. Học viên nhiều tuổi nhất là anh Nguyễn Văn Trung (30 tuổi).
Việc đến lớp không chỉ là để thầy giáo Biên phòng dạy từng con chữ hay các phép tính mà các em còn được hướng dẫn các kỹ năng sống như sinh hoạt tập thể, hát múa các bài nhạc thiếu nhi, trang bị những kiến thức cơ bản trong cuộc sống hằng ngày.
Bởi vậy, dù chỉ có 8 học sinh, nhưng lớp học vẫn duy trì 2 giáo viên phụ trách. Đứng lớp dạy học, giáo viên chính là Thượng úy Lê Văn Chính, Đội phó Đội vận động quần chúng của ĐBP và chị Đặng Thị Mỹ Ly, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Bình Minh (không cố định).
Kết quả học tập của một học sinh khuyết tật trong lớp.
Thiếu tá Lê Văn Nam, Chính trị viên ĐBP Bình Minh cho biết: “Ngay khi lớp học tình thương khai giảng, ĐBP Bình Minh đã vận động kêu gọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị xây dựng “Hũ gạo tình thương”, tiết kiệm mỗi tháng 300.000 đồng hỗ trợ các em trong việc học tập”.
Thành công từ yêu thương và chia sẻ
Lớp học tình thương được mở tại hội trường của ĐBP Bình Minh. Cả thầy lẫn cô đều không có nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, anh Chính phải đến các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn gặp giáo viên học hỏi cách dạy. Anh cũng lên mạng tìm kiếm tài liệu về dạy trẻ khuyết tật.
Thượng úy Lê Văn Chính tâm sự: “Thuyết phục học trò đồng ý ra lớp là niềm vui lớn, nhưng còn khó khăn không nhỏ đó là công tác biên soạn giáo án giảng dạy sao cho phù hợp với các cháu. Thật sự mà nói đối với một cán bộ biên phòng càng khó khăn gấp bội. Sau nhiều trăn trở, chúng tôi đã liên hệ với trường tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn xã để nhờ được sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm”.
Lúc đầu, các thầy cô phải mất hơn 1 tháng để các em làm quen với lớp, với bạn. Tháng đầu tiên mở lớp, thầy giáo chưa dạy chữ mà tập hát, tổ chức hoạt động vui chơi để thu hút học sinh. “Ban đầu có một số em rất khó gần. Sau nhiều lần nói chuyện, các em quen dần, xem thầy như người thân, háo hức đến lớp hòa nhập với bạn bè”, anh Chính kể.
Khi các em đã quen thì mới bắt đầu hành trình dạy chữ. “Có em phải mất hơn 4 tháng mới đọc được 24 chữ cái như em Hoàng. Có học sinh gần một tháng mới viết xong chữ ă”, Thượng úy Chính nói.
Đã có lần, khi thầy Chính đang giảng bài, dưới lớp có học sinh phát bệnh, lên cơn động kinh. Cũng may, trong đơn vị có cán bộ quân y nên tiến hành sơ cứu cho em. Từ đó, dù có bận việc gì thì quân y cũng phải “trực” ở đồn trong thời gian các em lên lớp.
Do lâu nay, các em không được tiếp cận với con chữ nên rất lóng ngóng, việc phát âm về chữ cái, nhiều em còn chưa rõ. Tuy nhiên, cũng có nhiều em tiếp thu rất nhanh, chỉ hơn một tháng tham gia lớp học đã nắm và đọc được bảng chữ cái.
Mặc dù là lớp học tình thương nhưng được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và có thời gian biểu cụ thể. Ngoài việc phân công cán bộ đứng lớp giảng dạy mỗi tuần 3 buổi, đơn vị còn cử cán bộ tổ chức đưa đón các em không có người đưa đến lớp...
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Ngày 20/5/2025, Cục Trẻ em (Bộ Y tế) vừa phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan", nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời.
LocknLock khuấy động đường đua mua sắm mùa hè với hàng ngàn ưu đãi cực hấp dẫn trong sự kiện LocknLock Brand Day diễn ra từ ngày 20 - 22/06/2025 tại cửa hàng Long Hậu. Sự kiện còn hứa hẹn mang đến không gian trải nghiệm tươi mới với khu ẩm thực, quầy trưng bày sản phẩm và các hoạt động vui chơi giải trí trong không khí rộn ràng, đầy màu sắc - là điểm đến lý tưởng vào cuối tuần.
Ngày 11/6, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Lê Trung Hồ – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Kiên Giang
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.