Theo Quyết định số 266/QĐ-TTg ngày 17/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn đến năm 2040, Vân Đồn là một trong 4 KKT trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh.
Với vị trí địa lý đặc biệt, Vân Đồn là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế cả về thiên nhiên, văn hóa và con người, tạo nên thế vững chắc, trụ cột trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội toàn diện, bền vững.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh
Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên trên 2.000km2, trong đó diện tích tự nhiên trên 2.171km2, diện tích vùng biển rộng gần 1.600km2 với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hơn 20 đảo đất có người sinh sống, huyện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn Cái Rông và 11 xã.
Là một trong ba Khu kinh tế được Bộ Chính trị đồng ý nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 về các đề án xây dựng đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, với những tiềm năng, lợi thế của mình, cùng với những chính sách thu hút đầu tư, đến nay Vân Đồn đã từng ngày đổi mới toàn diện, bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội.
Những năm gần đây, Vân Đồn được nhắc đến như một “cực nam châm” thu hút đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Cụ thể, với những lợi thế, tiềm năng của huyện đảo, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối đến các KKT với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông làm động lực, thúc đẩy cho sự phát triển chung như: Dự án Tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái… Các dự án hạ tầng giao thông được đưa vào sử dụng, khai thác như khơi thông dòng chảy thu hút sự đầu tư cũng như thúc đẩy sự phát triển của KKT Vân Đồn cũng như các địa phương lân cận.
Nhắc đến Vân Đồn trong tương lai là nhắc đến một trung tâm phát triến bậc nhất khu vực Đông Nam Á bởi Vân Đồn là địa phương có vị trí địa kinh tế, chính trị, chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và quốc tế. Nằm trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung; hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapo và khu vực hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
Nằm trong khu vực tăng trưởng nhanh của Khu vực Đông Nam Á, được xác định là Trung tâm phát triển năng động nhất thế giới bên cạnh Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phát triển mạnh mẽ và nằm trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ.
Nằm trong quẩn thể Di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – Vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn có điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái phong phú, đa dạng với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, mang bản sắc riêng với nhiều cảnh đẹp thu hút đông đảo lượng khách du lịch.
Được mệnh danh là quần đảo lớn nhất khu vực miền bắc, Vân Đồn có địa hình đa dạng với rừng, biển, đảo, đảo đá, đảo đất với số lượng lên đến hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, từ đó hình thành nên cho Vân Đồn những giá trị cảnh quan không địa phương nào có được, góp phần thúc đẩy du lịch Vân Đồn phát triển. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch biển đang dần được khai thác và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Các mô hình du lịch sinh thái biển, du lịch trải nghiệm cộng đồng tại các xã đảo đã thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
Đặc biệt, bãi tắm ở các xã đảo: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, với bờ biển dài, cát trắng mịn đã thu hút đông đảo du khách và được đánh giá là những bãi tắm đẹp cùng với những món ăn đặc sản biển tươi ngon, hấp dẫn du khách.
Không chỉ tiềm năng về du lịch, với diện tích vùng biển trên 1.600km2, nguồn lợi thuỷ hải sản nơi đây rất phong phú, đa dạng, có nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, như: Sá sùng, hải sâm, tu hài, hàu, hà, ngao, ốc đá, ốc hương, ốc màu, tôm, cua, mực, cá song, cá hồng… Nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản vì thế cũng trở thành một trong những nghề thế mạnh, gắn liền với thương hiệu địa phương.
Những cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút sự phát triển
Với hàng hoạt các Dự án lớn đầu tư vào địa phương trong những năm vừa qua, Vân Đồn đang có những cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, nói về những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, ông Vũ Đức Hưởng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn cho biết “Doanh nghiệp đầu tư vào KKT Vân Đồn sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi chung dành cho KKT.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư riêng như: ưu đãi về tiền thuê đất, chính sách về đất xây dựng khu dân cư, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Đối với nhà đầu tư thứ cấp, Quảng Ninh hỗ trợ đào tạo nghề, xúc tiến thương mại và đầu tư, chuyển giao công nghệ, chi phí thông báo thành lập doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm”.
“Đối với Vân Đồn, việc các nhà đầu tư vào KKT sẽ được hưởng rất nhiều những ưu đãi, cơ chế, chính sách thông thoáng như: Ưu tiên huy động vốn ODA để đầu tư cho một số dự án kết cấu hạ tầng quan trọng trong Khu kinh tế Vân Đồn, được ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% vốn đối ứng cho một dự án ODA của Trung ương đầu tư trên địa bàn nhưng địa phương cam kết bố trí vốn đối ứng. Được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đề thực hiện các dự án cảng du lịch, bến du thuyền thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương đầu tư”, ông Hưởng nhấn mạnh.
Nói về định hướng phát triển Vân Đồn trong những năm tiếp theo, người đứng đầu UBND huyện Vân Đồn khẳng định “Phát triển KKT với đặc trưng khu đô thị biển đảo, xanh, hiện đại, thông minh, bền vững, đô thị loại II trước năm 2030, cửa ngõ giao thương quốc tế, gắn kết chặt chẽ trong hành lang kinh tế Trung Quốc – ASEAN.
Phát triển tổ hợp đô thị - dịch vụ - du lịch khác biệt, đẳng cấp cao với trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp, tạo ra những sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, có thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế.
Phát triển KKT gắn với bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Bái Tử Long, quy hoạch và phát triển đầu tư, xây dựng các khu trung tâm giải trí biệt lập với khu dân cư để phục vụ hoạt động kinh tế ban đêm. Hình thành khu vực tăng trưởng tối ưu nguồn lực để tập trung phát triển khu vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển khu vực sản xuất, dựa trên việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời bảo vệ môi trường, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại”.
Ngoài việc tập trung thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn, Vân Đồn luôn chú trọng đến công tác phát triển mọi mặt kinh tế - văn hoá -xã hội địa phương, nâng cao đời sống người dân. Nói về những mục tiêu đặt ra và hoàn thành trong năm 2022 được ông Lý Văn Khương – CVP UBND huyện Vân Đồn chia sẻ “Năm qua là năm đầu tiên địa phương tự chủ ngân sách.
Thu ngân sách 8/2022 gần bằng kế hoạch năm. Cụ thể, theo dẫn chứng từ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm 2022; nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2022 của huyện với tổng thu NSNN trên địa bàn huyện ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 849.913 triệu đồng, đạt 84% dự toán tỉnh giao, 83% dự toán huyện giao năm 2022, bằng 68,2% so với cùng kỳ”.
“Hết năm 2022 Vân Đồn không còn hộ nghèo và về đích nông thôn mới. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã tiến hành họp để lấy ý kiến bỏ phiếu đề nghị công nhận huyện Vân Đồn hoàn thành huyện nông thôn mới năm 2021; UBND huyện đã hoàn thành hồ sơ đề nghị xem xét công nhận huyện nông thôn mới trình Hội đồng tỉnh thẩm tra từ ngày 10/6/2022”, ông Lý Văn Khương cho biết thêm.
Trước những tiềm năng, lợi thế vốn có, Vân Đồn đang đứng trước thời cơ, vận hội mới cho một tương lai tươi sáng. Bên cạnh việc hoàn thiện Đề án và Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã và đang dành nguồn lực và thu hút các nhà đầu tư chiến lược hoàn thiện một loạt các dự án hạ tầng tại KKT Vân Đồn.
Đây là cơ sở vững chắc để cho Quảng Ninh thuận lợi hơn trong việc triển khai thực hiện Đề án và thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư chiến lược đến với Vân Đồn, tạo đà bứt phá, phát triển toàn diện, bền vững về các mặt kinh tế - văn hoá- xã hội của huyện đảo Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Vừa qua, tại Trường THCS Đồng Tiến (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình “An toàn giao thông - Hành trang vững bước tương lai”.
Theo Tổng biên tập Báo pháp luật Việt Nam: "Những cá nhân được đề cử và vinh danh sẽ mãi luôn là những tấm gương sáng trong đời sống xã hội nói chung, trong tổ chức và thi hành pháp luật nói riêng để mọi người tiếp tục học tập, noi theo, chung sức đồng lòng xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, vì Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Ngày 2/11, tại Hải Phòng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng; xây dựng, vận hành Sổ tay đảng viên điện tử trong Đảng bộ Bộ Tư pháp năm 2023.
Đó là đề nghị của đại biểu Hà Ánh Phượng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) tại kỳ họp thứ 6 thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố 2 cán bộ công an ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương liên quan đến vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết để điều tra hành vi buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 7/10, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) tạm giữ hình sự Lê Thành Thương (34 tuổi, quê xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Với chương trình Phiên tòa Hình sự, sinh viên học luật có cơ hội hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của từng vị trí cũng như vai trò của tòa hình sự trong thực tế như Hội đồng xét xử, Thư ký, Viện kiểm sát, Luật sư bào chữa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.