Phố đi bộ Hồ Gươm dần thành điểm đến thu hút của Hà Nội về đêm. Hà Nội còn nhiều dư địa để phát triển, đánh thức kinh tế đêm dựa trên thế mạnh về di sản văn hóa.
Phố đi bộ Hồ Gươm lâu nay thành điểm đến thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Trong tương lai khi Hà Nội cho phép thí điểm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh không giới hạn thời gian thì không gian văn hóa như phố đi bộ Hồ Gươm có vai trò không nhỏ, vừa là điểm đến, vừa tạo ra hiệu quả thương mại từ các hoạt động nghệ thuật và dịch vụ. Phố đi bộ Hồ Gươm vào các dịp lễ tết hiện vẫn ở tình trạng quá tải, vì thế cần thêm nhiều không gian để kéo giãn mật độ, đa dạng hóa hoạt động cộng đồng.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm kỳ vọng khai thác hiệu quả hơn hoạt động từ không gian đi bộ Hoàn Kiếm và phụ cận. Đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm có mục tiêu đưa tuyến Hàng Khay-Tràng Tiền đến Nhà hát Lớn thành tuyến đi bộ kết hợp trung tâm thương mại. Không gian trình diễn nghệ thuật, thời trang kết hợp ẩm thực ở tuyến phố này kết nối với các phố như Đinh Lễ - Nguyễn Xí, khu vực Lý Thái Tổ. Phố đi bộ Hoàn Kiếm, không gian phố cổ truyền thống và sau này là không gian mới ở trục Phùng Hưng tạo ra mạng lưới văn hóa-du lịch-thương mại của trung tâm thủ đô.
“Sức hấp dẫn của một thành phố phụ thuộc vào sự đa dạng, đặc biệt là vai trò của nghệ thuật và sáng tạo. Điều này làm cho chất lượng đô thị, chất lượng đời sống và giá trị đô thị tăng lên”, KTS. Đoàn Kỳ Thanh, một trong những chuyên gia tham gia thiết kế, tư vấn nhiều không gian sáng tạo cho Hà Nội (Zone 9, Hanoi Creative, phố đi bộ Trịnh Công Sơn), nhận định.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội, cho rằng, Hà Nội sở hữu nguồn tài nguyên di sản phong phú để phát triển kinh tế đêm. “Quận Hoàn Kiếm là địa bàn tiêu biểu với nhiều không gian văn hóa, không gian sáng tạo có thể phát triển du lịch-thương mại. Bên cạnh việc phát triển phố đi bộ Hoàn Kiếm thành công, Hoàn Kiếm còn hàng loạt không gian nổi bật như phố sách, Hỏa Lò, Hoàng thành, Văn Miếu, trục Phùng Hưng có thể đưa vào khai thác trong thời gian tới”, ông Hiếu nói.
Khơi dậy tiềm năng
Đi sau nhưng lại chưa đạt được thành công, phố đi bộ Trịnh Công Sơn là bài học để Hà Nội rút kinh nghiệm khi xây dựng và phát triển các không gian văn hóa- sáng tạo. Ông Hiếu cho rằng, mỗi khu vực có vị trí và thế mạnh riêng. Không gian Tây Hồ có sự khác biệt về văn hóa, lịch sử so với Hồ Gươm nên vẫn có thể phát triển thành sản phẩm hấp dẫn, tuy thế không thể nóng vội. “Phố đi bộ Hồ Gươm mất vài năm vừa làm vừa hoàn thiện. Không gian chợ đêm Đồng Xuân ở trục Hàng Ngang-Hàng Đào phát triển gần hai chục năm nay tạo đà để phát triển cả về dịch vụ lẫn mô hình quản lý cho phố đi bộ Hồ Gươm. Vì thế, không gian Tây Hồ cũng cần thêm thời gian để rút kinh nghiệm, hoàn thiện cách thức hoạt động và mô hình quản lý. Ngay cả với không gian sẵn có Hồ Gươm, tôi nghĩ rằng Hoàn Kiếm vẫn còn có thể nâng cao hiệu quả hơn nữa, nhất là sau khi khu vực này được chỉnh trang vỉa hè, cây xanh, ông Hiếu nói.
Theo KTS Thanh, tổ chức các hoạt động ở các không gian văn hóa, không gian sáng tạo muốn thành công thì điều quan trọng nhất là cần chính sách minh bạch, cởi mở. Vì thế, ông Thanh đề xuất, chính quyền thành phố cần khuyến khích sự tham gia của người dân, để họ không chỉ đến xem mà còn trở thành người cống hiến sáng kiến, tham gia tổ chức và thậm chí quản trị hoạt động văn hóa nghệ thuật. “Nếu chỉ dựa vào ngành văn hóa, e không đủ sức. Muốn làm được điều này, Hà Nội cần có đề án tổ chức thống nhất để khuyến khích, ủng hộ người dân với quy chế rõ ràng, cần đội giám tuyển nội dung chất lượng cũng như hạ tầng đảm bảo an ninh, an toàn cho cộng đồng”, ông nói.
Không chỉ nhìn thấy tiềm năng từ không gian đi bộ và không gian sáng tạo, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội nói rằng, Hà Nội còn sở hữu kho di sản để khai thác du lịch. Hà Nội vẫn là điểm đón hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước, thế nhưng du lịch thủ đô còn không ít hạn chế, nhất là sự thiếu vắng sản phẩm và điểm đến về đêm. Không gian văn hóa, sáng tạo trong tương lai trở thành nơi để du khách thêm trải nghiệm, thậm chí thêm lựa chọn từ kho di sản giàu có của thủ đô.
Hiện nay, một doanh nghiệp du lịch lớn của Hà Nội tích cực nghiên cứu sản phẩm du lịch gắn với các không gian văn hóa, di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội. Sau khi kết hợp với BQL Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện trưng bày và tua tham quan về đêm tạo dấu ấn, doanh nghiệp này đang bắt tay để cho ra sản phẩm trải nghiệm Hoàng thành về đêm. Trong lúc chờ đợi tua liên kết Ninh Bình-Hà Nội mang tên Đêmtrước dờiđô, du khách có thể trải nghiệm di sản thế giới Hoàng thành khác biệt về đêm, dự kiến ra mắt dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội.
Như vậy, thay vì “sáng rối, tối nước”, khách du lịch và người dân có thêm nhiều lựa chọn điểm đến, nhiều hoạt động văn hóa, thương mại và dịch vụ về đêm hơn nữa trong tương lai.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Trong quá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 821 triệu USD, nếu duy trì được đà tăng trưởng này, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD trong năm 2024.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.