Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hình tượng bất tử trong văn học Việt Nam

Văn hóa
20/08/2021 11:00
TS ĐOÀN MINH TÂM
aa
Văn học trung đại Việt Nam đã có hẳn dòng thơ vịnh sử với hàng trăm, hàng nghìn bài về các bậc anh hùng vì nước, vì dân. Trong một thế kỷ văn học hiện đại (thế kỷ 20) và hai thập niên đầu thế kỷ 21 của văn học đương đại, truyền thống ấy vẫn được duy trì, tiếp nối.


Theo nghiên cứu của chúng tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai nhân vật lịch sử thời hiện đại được khắc họa nhiều nhất trong các loại hình nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng.

Về thơ. Tố Hữu có lẽ là nhà thơ đầu tiên viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong bài thơ nổi tiếng "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" (1954), hình ảnh Đại tướng hiện lên gắn liền với chiến công huyền thoại “chấn động địa cầu”: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/ Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp/ Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp/ Vinh quang Tổ quốc chúng ta/ Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Sau "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", bài thơ viết về Đại tướng được nhiều người biết, ưa thích là "Vị tướng già" của nhà thơ Anh Ngọc. Ở bài thơ viết năm 1994 này, nhà thơ Anh Ngọc đã đưa ra một “công thức” khắc họa chân dung Đại tướng mà sau này đã trở nên phổ biến: Nét bình dị xen lẫn huyền thoại. Ông khẳng định cuộc đời của Đại tướng một mặt là cuộc đời mãi mãi được lưu truyền trong sử sách, một mặt là cuộc đời giản dị như bao cuộc đời khác trong kiếp nhân sinh vô thường: Một chân ông đã đặt vào lịch sử/ Một chân còn vương vấn với mùa thu.

Bìa hai cuốn tiểu thuyết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: THU HÀ

Bìa hai cuốn tiểu thuyết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: THU HÀ

Khi Đại tướng về với “cõi người hiền”, cả nước đã khóc thương Đại tướng bằng những vần thơ đẫm lệ. Hàng nghìn bài thơ viếng Đại tướng của nhân dân và văn nghệ sĩ cả nước, một nhóm các nhà thơ đã tuyển chọn 103 bài (tượng trưng cho số tuổi của Đại tướng) xuất bản tập thơ "Tiễn Người vào bất tử" (NXB Thông tin và Truyền thông, năm 2013). Tập thơ là tình yêu thương, kính trọng vô vàn của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung và văn nghệ sĩ Việt Nam nói riêng gửi tới Đại tướng. Mỗi bài thơ trong tập thơ là một nén tâm nhang tưởng nhớ đến những chiến công vĩ đại và công đức vô lượng của Đại tướng. Cảm hứng chung của tập thơ là buồn bã, tiếc thương khi Đại tướng ra đi và tự hào vì non sông đất nước Việt Nam đã sinh ra một người con vĩ đại như Đại tướng.

Về trường ca. Cho đến nay-thời điểm hiện tại theo hiểu biết của chúng tôi, có hai trường ca viết về Đại tướng. Trường ca đầu tiên là "Người Anh cả của toàn quân" (NXB Kim Đồng) của nhà thơ Hoàng Bình Trọng, xuất bản năm 2009. Trường ca gồm 8 chương, khắc họa cuộc đời của Đại tướng từ khi sinh thành ở mảnh đất Quảng Bình nắng gió cho đến khi lãnh đạo Quân đội ta giành chiến thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Ở trường ca này, Hoàng Bình Trọng đã làm nổi bật lên bản lĩnh, trí tuệ của Đại tướng trong cuộc đời cầm quân đánh giặc. Nhà thơ có một phát hiện rất tinh tế và chính xác về Đại tướng. Là một nhân cách vĩ đại, nhưng thay vì làm vì tinh tú chói sáng đơn độc, Đại tướng luôn nâng đỡ, giúp những người lính cùng tỏa sáng. Ánh sáng của ông hòa cùng ánh sáng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, hòa cùng dân tộc, đất nước Việt Nam anh hùng. Đó chính là thứ ánh sáng diệu kỳ nhất, không bao giờ tắt trên thế gian: Anh là châu ngọc và muốn tất cả lũ đàn em đều sáng trong như ngọc/ Anh là trầm hương và muốn tất cả lũ đàn em đều ngào ngạt mùi hương/ Anh một vĩ nhân và muốn tất cả lũ đàn em không được sống tầm thường.../ Đúng thế thật. Bởi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “Người Anh cả của toàn quân”.

Bản trường ca thứ hai viết về Đại tướng là "Đường tới Điện Biên Phủ" (NXB Hội Nhà văn, năm 2018) của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải. Trong bản trường ca này, bên cạnh việc khắc họa tài năng quân sự và tấm lòng với chiến sĩ, đồng đội của Đại tướng, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải đã nhấn mạnh đến cái tứ Đại tướng chính là người được Bác, được dân tộc, được lịch sử chọn để lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng tất cả kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước: Trong cái lán giữa rừng đâu chỉ một mình Tướng Giáp/ Tướng Giáp cầm quân có lịch sử đi cùng.

Về tiểu thuyết. Hiện tại có hai cuốn tiểu thuyết lấy Đại tướng làm nhân vật trung tâm là "Không phải huyền thoại" (NXB Quân đội nhân dân, năm 2007) của nhà văn Hữu Mai và "Đường về Thăng Long" (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2019) của Nguyễn Thế Quang. "Không phải huyền thoại" có kết cấu theo kiểu hồi cố. Tiểu thuyết được bắt đầu bằng hình ảnh Đại tướng trở về thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ rồi ngược dòng thời gian trở lại những ngày cách mạng mới giành chính quyền năm 1945, rồi xuôi 9 năm dòng lịch sử đến thời điểm kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, sau đó quay trở lại với cuộc hành trình về nguồn đầy cảm xúc của Đại tướng.

Là người có mối quan hệ gắn bó với Đại tướng trong nhiều năm, đã từng chấp bút nhiều cuốn hồi ức của Đại tướng, nhà văn Hữu Mai có lợi thế lớn về nguồn tư liệu. Và ông đã tận dụng triệt để lợi thế này ở cuốn tiểu thuyết nằm trong chương trình vận động sáng tác tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và LLVT nhân dân (2001-2004) của Bộ Quốc phòng.

Thành công nổi bật của nhà văn Hữu Mai trong hơn 800 trang sách dày dặn là khắc họa hình ảnh Đại tướng trên phương diện một nhà quân sự tài ba, lỗi lạc. Ông đã “vẽ lại” quá trình hình thành tư tưởng, nhận thức của Đại tướng về đường lối chiến tranh nhân dân, về tư duy và những quyết định của Đại tướng trong từng trận đánh cụ thể, mà tiêu biểu nhất là trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ rất sinh động. Qua những trang văn, bạn đọc thấy hiện lên một vị tướng “không phải huyền thoại”. Những phương thức tác chiến đánh giặc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không có sẵn trong các sách binh thư tự cổ chí kim, không phải tự nhiên xuất hiện.

Đó là thành quả của bao đêm thao thức, trằn trọc không ngủ nghiền ngẫm, phân tích kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc chiến của Đại tướng. Đó cũng là kết tinh của công sức, lòng gan dạ của những chuyến đi thực tế, trinh sát ngay trước mũi tiến công rầm rộ của quân địch nhằm tìm ra cách đánh phù hợp trong hoàn cảnh phải lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều của Đại tướng. Và trên hết, những phương thức tác chiến ấy xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân và thắng lợi sau cùng của cách mạng, từ tình yêu những người đồng chí, đồng đội, từ mong muốn làm sao để ít tổn thất xương máu người lính nhất của Đại tướng. Tất cả những yếu tố đó đã hình thành nên phương thức tác chiến, phong cách cầm quân đánh giặc rất riêng, mang bản sắc đặc trưng Võ Nguyên Giáp, không hề lẫn với bất cứ một danh tướng nào.

Là người đi sau, trong "Đường về Thăng Long", Nguyễn Thế Quang lại có cách tiếp cận khác về Đại tướng. Nhà văn thiên về xây dựng hình ảnh Đại tướng trên phương diện một nhà trí thức thông tuệ, lịch lãm. Tiểu thuyết tập trung tái hiện cuộc đời cách mạng của Đại tướng trong khoảng thời gian hơn một năm từ sau Ngày Độc lập 2-9-1945 cho đến những ngày cuối mùa đông năm 1946 lịch sử, giai đoạn nhà nước cách mạng non trẻ phải đối phó với vô vàn sức ép, hiểm nguy từ các đảng phái trong nước và các cường quốc bên ngoài. Bằng ngòi bút sắc sảo và tinh tế, Nguyễn Thế Quang đã khắc họa mối quan hệ giữa Đại tướng với các nhân vật trí thức lớn, nổi tiếng của nước nhà như: Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Cao Xuân Huy... Thông qua những cuộc trao đổi, trò chuyện và tâm sự với những bậc thức giả đó, chân dung nhà trí thức Võ Nguyên Giáp thông minh, yêu nước, kiên định lập trường cách mạng, khéo léo trong ngoại giao, chân tình trong giao tiếp dần hiện lên trước mặt bạn đọc. Chính nhờ sự tương liên, mến tài nhau của người trí thức mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thuyết phục luật sư Phan Anh tham gia Chính phủ cách mạng.

Mặt khác, ở tiểu thuyết này, Nguyễn Thế Quang đã “làm mới” hình ảnh Đại tướng bằng việc khai thác cuộc sống riêng tư. Đây là một hướng tiếp cận đầy táo bạo và đã đạt được những thành công nhất định của Nguyễn Thế Quang. Những trang viết về tình cảm vợ chồng của Đại tướng với người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái rất cảm động, cung cấp một hình ảnh khác về Đại tướng: Người chồng rất mực thương vợ, một người cha rất mực thương con. Bên cạnh đó, Nguyễn Thế Quang cũng chú ý miêu tả quãng đời niên thiếu của Đại tướng khi còn là học sinh ở Trường Quốc học Huế và những năm tháng đi dạy ở trường tư thục Thăng Long. Có thể nói, "Đường về Thăng Long" là một sự “bổ khuyết” tuyệt vời cho "Không phải huyền thoại", giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về Đại tướng.

Mặc dù có những khác biệt về cách tiếp cận hình tượng nhân vật và thi pháp tiểu thuyết nhưng cả "Đường về Thăng Long" và "Không phải huyền thoại" có điểm chung là khắc họa mối chân tình, quan hệ đặc biệt hiếm có giữa Đại tướng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều làm nổi bật lên ba điểm lớn trong mối quan hệ giữa Đại tướng và Bác, đó là: Sự chân quý, kính phục của Đại tướng với Bác-sự tin tưởng tuyệt đối của Bác đối với tài năng và nhân phẩm của Đại tướng-mối chân tình, gần gũi như trong gia đình giữa Bác và Đại tướng. Mối quan hệ giữa Bác và Đại tướng vừa là mối quan hệ giữa người thầy vĩ đại và người học trò kiệt xuất, vừa là tình đồng chí, đồng đội giữa những con người có cùng lý tưởng cách mạng cao đẹp. Trong cả hai tiểu thuyết, Hồ Chí Minh-Võ Nguyên Giáp đã trở thành biểu tượng cho cách mạng Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20.

Trên đây là một số tác phẩm văn học viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thiết nghĩ, bao nhiêu tác phẩm viết về Đại tướng cũng là chưa đủ, chưa thể phản ánh trọn vẹn sự vĩ đại vị tướng của nhân dân. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều tác phẩm văn học mới, hay, đưa ra những góc nhìn, kiến giải độc đáo

bài liên quan
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An).
Lái mô tô đặc chủng đạp đổ xe máy nam thanh niên giữa đường, một chiến sỹ CSGT bị đình chỉ công tác

Lái mô tô đặc chủng đạp đổ xe máy nam thanh niên giữa đường, một chiến sỹ CSGT bị đình chỉ công tác

Một cán bộ CSGT TPHCM bị tạm đình chỉ công tác sau khi lái mô tô đặc chủng dùng chân đạp đổ xe máy nam thanh niên vi phạm luật giao thông.
Chương trình Xuân Quê hương 2024 sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh

Chương trình Xuân Quê hương 2024 sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh

Chương trình Xuân Quê hương năm 2024 sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1-2/2/2024 (tức ngày 22-23 tháng Chạp năm Quý Mão.
Khởi công 2 dự án du lịch văn hóa thuộc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khởi công 2 dự án du lịch văn hóa thuộc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự án Khu du lịch văn hóa và dự án Thác 9 tầng tại khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan chính thức được khởi công xây dựng sáng 28/11.
Khởi công 2 dự án du lịch văn hóa thuộc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khởi công 2 dự án du lịch văn hóa thuộc Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự án Khu du lịch văn hóa và dự án Thác 9 tầng tại khu vực mộ bà Hoàng Thị Loan chính thức được khởi công xây dựng sáng 28/11.
Tròn 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tròn 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Cách đây vừa tròn 110 năm, vào ngày 05/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Thông tư số 76/2024/TT-BTC hướng dẫn chế độ công bố thông tin và chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ...
Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

VKSND huyện Na Rì (Bắc Kạn) vừa phối hợp với các cơ quan liên quan khám nghiệm hiện trường vụ việc san ủi, mở đường và khai thác rừng trồng phòng hộ.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.