Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Đại tướng Lê Đức Anh - Vị Tướng luôn đi sát chiến trường

Hình sự & tố tụng hình sự
29/04/2019 12:39
Hạnh Quỳnh
aa
Ông là vị tướng tài, có tầm nhìn. Trong thời bình, ông là nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà nhận xét.


Tướng sát chiến trường, thương vong của người lính sẽ đỡ đi. Nhiều chỉ đạo của ông đã giúp bộ đội ta thực hiện tốt. Chỗ nào khó khăn nhất, chiến trường ác liệt nhất là ông được đưa đến đó. Ông là vị tướng có tài, có tầm nhìn. Trong thời bình, ông là nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng - Đó là những nhận xét trong niềm tiếc thương vô hạn của Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà trước sự ra đi của Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh lên buồng lái máy bay chiến đấu Su-27 trong chuyến thăm Trung đoàn Không quân 937, Quân chủng Không quân Việt Nam, ngày 1/5/1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN
Chủ tịch nước Lê Đức Anh lên buồng lái máy bay chiến đấu Su-27 trong chuyến thăm Trung đoàn Không quân 937, Quân chủng Không quân Việt Nam, ngày 1/5/1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN

Luôn sát cánh trong đời binh nghiệp, khi trở về cuộc sống đời thường, Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà và Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, lại ở cùng Khu nhà số 5A Hoàng Diệu (Hà Nội).

Trong ký ức của Đại tướng Phạm Văn Trà, Đại tướng Lê Đức Anh luôn thể hiện tâm thế của người chiến sĩ đứng vững trên thế tiến công, chủ động tấn công trong suy nghĩ và hành động, lăn lộn với thực tế chiến trường để tìm ra những cách đánh hiệu quả, giảm hy sinh xương máu của chiến sĩ, đồng bào, mà vẫn chiến thắng kẻ thù. Trong 3 cuộc chiến tranh, Đại tướng Lê Đức Anh đều ở chiến trường, bám sát chiến trường: Trong chống Pháp, ông ở Đông Nam Bộ; trong chống Mỹ, ông ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Chiến tranh biên giới Tây Nam, ông là Tư lệnh Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn. Trong Chiến dịch này, Trung tướng Lê Đức Anh chỉ huy cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ảnh: TTXVN
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn. Trong Chiến dịch này, Trung tướng Lê Đức Anh chỉ huy cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ảnh: TTXVN

Nhớ lại thời điểm Tướng Lê Đức Anh về làm Tư lệnh Quân khu 9, ông Phạm Văn Trà kể, trong chiến tranh, mục tiêu chính trị là hàng đầu. Mậu Thân 1968, thắng lợi về quân sự là rất lớn, tổn thất cũng quá lớn, nhưng mục tiêu chính trị đã đạt được, đã thay đổi được cục diện chiến tranh, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán Hiệp định Paris. Trong bối cảnh như vậy, Quân khu 9 chỉ có 1 trung đoàn. Mậu Thân 1968, vào đánh Cần Thơ 3 lần, cuối cùng năm 1969, từ trên 3000 quân chỉ còn trên 700. Trong lúc tổn thất như vậy, địch tràn vào đánh tất cả các vùng giải phóng của mình, kể cả những vùng giải phòng từ thời kháng chiến chống Pháp. Mình không còn quân nên chúng chiếm những vùng căn cứ của mình như U Minh Thượng, U Minh Hạ.

Đúng lúc khó khăn đó, Trung đoàn của ông Trà nhận được lệnh giải tán trung đoàn. Cả Trung đoàn định chấp hành “về với dân, bám sát với dân và dân nuôi thôi, bởi chả có lương bổng gì, gạo dân cho, thực phẩm thì xuống sông mò thôi”. Nhưng cũng đúng lúc đó, Trung đoàn nhận được thông báo là Tư lệnh và Chính ủy, Bí thư Quân khu được đưa đi và Quân khu 9 có Tư lệnh mới, Chính ủy mới.

“Thời điểm ông Lê Đức Anh về làm Tư lệnh, Mỹ ngụy đánh U Minh ác liệt lắm. Ngay khi về, ông ấy điện cho Trung đoàn nói không giải tán Trung đoàn mà sau này còn bổ sung cho Trung đoàn 2000 quân của miền Bắc vào. Chúng tôi thấy rất phấn khởi bởi không những không phải giải tán Trung đoàn, mà còn được tăng cường thêm. Ông ấy hay là thế. Trong lúc khó khăn nhất, ông ấy đến và thay đổi được cục diện chiến trường”, Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

“Sau Hiệp định Paris 1973, ngừng bắn hết. Riêng Quân khu 9 không ngừng bắn mà đánh suốt. Đến tháng 10, Quân khu 9 đánh thẳng vào thị xã Phước Long. Ý đồ của Quân khu 9 là đánh để thăm dò xem Mỹ có quay trở lại không. Đó là sự sáng tạo của Quân khu 9 mà người Chỉ huy chỉ đạo chính là đồng chí Lê Đức Anh”, Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm xưởng sửa chữa máy bay của Sư đoàn Không quân 372, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN
Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm xưởng sửa chữa máy bay của Sư đoàn Không quân 372, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN

Hồi nhớ về thời điểm sau hòa bình, Bộ Quốc phòng cho giảm quân số rất nhiều, nhưng riêng Tướng Lê Đức Anh ở Quân khu 9 lại thành lập Sư đoàn 30 và chọn trung đoàn đánh tốt trong thời kỳ chống Mỹ để giữ lại. Ông Phạm Văn Trà nói, việc giữ lực lượng này đã giúp ta giữ được chất chiến đấu. Khi quân Pol Pot đánh sang, Sư đoàn 30 chiến đấu rất hiệu quả. Điều đó chứng tỏ ông Lê Đức Anh đã nắm trước được tình hình nên đã chuẩn bị trước mấy năm. Quân khu 9 bị Pol Pot đánh nhưng không bị động, đánh lại được ngay và giữ được biên giới.

“Ông Lê Đức Anh có tầm nhìn rất sâu về chiến lược, bao giờ cũng dự đoán trước tình hình, khi tình hình đến không bị động, mà chủ động ứng phó được ngay và đều có kết quả tốt. Khi ông là Tư lệnh Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, tôi là Sư trưởng Sư 30 của Quân khu 9. Khi giúp bạn giải phóng tuyến biên giới Campuchia -Thái Lan, ông chỉ đạo chặn tuyến biên giới, không cho Pol Pot tràn sang. Nhờ đó, biên giới Campuchia - Thái Lan dần êm, Pol Pot tan dã dần. Khi bạn đứng vững, biên giới ổn định", Đại tướng Phạm Văn Trà kể lại.

Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân vùng 3, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN
Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân vùng 3, ngày 9/1/1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN

Cũng theo Đại tướng Phan Văn Trà, năm 1990-1991, thời điểm Liên Xô sụp đổ, Đại tướng Lê Đức Anh đã gọi Tư lệnh các Quân khu lên. Lúc đó, ông Trà là Tư lệnh Quân khu 3. Tướng Lê Đức Anh chỉ nói ngắn gọn: Phải hết sức theo dõi tình hình Liên Xô, nếu Liên Xô đổ, thế giới sẽ có biến động rất lớn, các nước Xã hội chủ nghĩa có thể mất. Việt Nam phải hết sức chú ý. Ông ấy chỉ đạo, nếu Liên Xô đổ, tất cả Quân đội phải giữ nghiêm kỷ luật, có lệnh của Bộ Quốc phòng mới được hành động. Vì thế, khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội không bị hẫng vì đã được ông báo trước 6 tháng. Quân đội Việt Nam lúc đó rất vững vàng, giữ vững lòng trung thành với Đảng, với đất nước để giữ vững chế độ, nhờ đó Việt Nam không bị xáo trộn. Nếu lúc đó, Quân đội không vững vàng, rối ren, sẽ làm phức tạp thêm tình hình.

“Đại tướng Lê Đức Anh đã cống hiến trọn đời cho đất nước, cho Đảng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước và là người đề xuất phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhiều năm gắn bó với đồng chí, tôi nhận thấy, trong cuộc sống gia đình, ông không bao giờ can dự vào vị trí công việc của các con mà để con tự phát triển theo năng lực của bản thân. Đồng chí là một tướng lĩnh giỏi, có bản lĩnh, có tầm nhìn sâu rộng, luôn đoán được trước tình hình, là một người mẫu mực, khiêm tốn, không bao giờ tư lợi cho riêng mình”, Đại tướng Phạm Văn Trà xúc động nói.

bài liên quan
Tin nhanh ngày 3/5:  Lễ viếng Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Tin nhanh ngày 3/5: Lễ viếng Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Những tin chính : Lễ viếng Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Lãnh đạo các nước gửi thư chia buồn; Đảm bảo an toàn lễ tang Đại tướng Lê Đức Anh...
Lính tàu không số kể chuyến vượt biển đưa ông Lê Đức Anh Nam tiến

Lính tàu không số kể chuyến vượt biển đưa ông Lê Đức Anh Nam tiến

Sáng qua, cựu chiến binh đoàn tàu không số Phạm Xuân Hương cùng đồng đội nghẹn ngào đưa tiễn Đại tướng Lê Đức Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vĩnh biệt nhà quân sự - chính trị toàn tài, Đại tướng Lê Đức Anh

Vĩnh biệt nhà quân sự - chính trị toàn tài, Đại tướng Lê Đức Anh

Cả cuộc đời công tác của ông luôn gánh 2 vai: quân sự và chính trị với những dấu ấn quan trọng.
Tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh

Tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh

Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh từ 7h đến 10h45, tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất TPHCM, Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày mai Hà Nội ngừng hoạt động giải trí, treo cờ rủ để tang Đại tướng Lê Đức Anh

Ngày mai Hà Nội ngừng hoạt động giải trí, treo cờ rủ để tang Đại tướng Lê Đức Anh

UBND TP Hà Nội chỉ đạo về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Công an TP Hà Nội điều chỉnh nhiều phương tiện và tuyến đường phục vụ Lễ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nhà văn Phụng Thiên: “Tôi vẫn chưa đủ tự tin mình là tác giả văn học!”

Nhà văn Phụng Thiên: “Tôi vẫn chưa đủ tự tin mình là tác giả văn học!”

Nhà văn Phụng Thiên quê ở xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Anh được biết đến là nhà văn viết cho thiếu nhi. Văn của anh trong trẻo, giản dị. Lối văn mạch lạc, dễ hiểu, hướng đến điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tới đây, anh xuất bản cuốn sách “Bóng thi sĩ - Hình văn nhân” dày gần 200 trang viết về các văn nhân, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Nhân sự kiện này, anh đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.
Nghệ An tạm dừng nghiên cứu xây dựng lò hỏa táng tại huyện Diễn Châu

Nghệ An tạm dừng nghiên cứu xây dựng lò hỏa táng tại huyện Diễn Châu

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có yêu cầu tạm dừng nghiên cứu xây dựng nghĩa trang sinh thái "5 không", tại xã Diễn Lợi, (huyện Diễn Châu) sau một thời gian dài quyết liệt để triển khai dự án.
Hà Giang điều chỉnh phương án đấu giá khoáng sản để ngăn hiện tượng bỏ cọc

Hà Giang điều chỉnh phương án đấu giá khoáng sản để ngăn hiện tượng bỏ cọc

Năm 2025, tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác 28 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, với nhiều thay đổi trong phương án tổ chức.
Tin bài khác
Xét xử vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Phú Xuyên”: Bị cáo có nhiều dấu hiệu của bệnh tâm thần

Xét xử vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Phú Xuyên”: Bị cáo có nhiều dấu hiệu của bệnh tâm thần

Theo luật sư Chu Thị Út Quỳnh, bị cáo Trịnh Việt Toàn có nhiều hành vi bất thường, biểu hiện của bệnh tâm thần: Khi mà trong đầu luôn có người hối thúc đánh nhau, nói linh tinh, đêm không ngủ, hay lẩm bẩm nói một mình…
Truy bắt nhóm cướp giật tài sản với tổng giá trị khoảng 130 triệu đồng

Truy bắt nhóm cướp giật tài sản với tổng giá trị khoảng 130 triệu đồng

Ngày 24/4/2025, Công an xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) cho biết đã phối hợp với đội nghiệp vụ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an tỉnh Kiên Giang truy bắt thành công nhóm đối tượng thực hiện vụ cướp giật tài sản xảy ra vào rạng sáng 15/4 tại ấp Tân Thọ, xã Tân Hội.
Lên mạng làm 06 sổ đỏ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng làm 06 sổ đỏ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Luyên đã làm hợp đồng ủy quyền cho nhiều người với sự giúp sức của bị cáo Tình và bị cáo Xuân để lừa đảo
Khởi tố, bắt giam 3 bị can tổ chức cho 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Khởi tố, bắt giam 3 bị can tổ chức cho 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Công an tỉnh Hà Giang cho biết, vừa khởi tố và bắt tạm giam 3 đối tượng tổ chức cho 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Bắt giữ 55 kg ma tuý trong đường dây buôn hàng cấm xuyên quốc gia

Bắt giữ 55 kg ma tuý trong đường dây buôn hàng cấm xuyên quốc gia

Nguồn ma túy được vận chuyển về nước qua các kho hàng, sau đó được cất giấu tại các điểm hẹn bí mật.
Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 người liên quan dự án điện mặt trời

Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 người liên quan dự án điện mặt trời

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa nhận văn bản của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, đề nghị UBND tỉnh phối hợp, cung cấp thông tin của 38 cán bộ tham gia giải quyết các công việc liên quan dự án điện mặt trời Long Thành 1 tại huyện Ea Súp.
Quảng Ninh phát hiện vụ vận chuyển, kinh doanh số lượng lớn bình “khí cười” trái phép

Quảng Ninh phát hiện vụ vận chuyển, kinh doanh số lượng lớn bình “khí cười” trái phép

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện và và kiểm tra một vụ vận chuyển, kinh doanh trái phép số lượng lớn bình “khí cười”.
Một đối tượng ra đầu thú sau 2 năm lẩn trốn truy nã

Một đối tượng ra đầu thú sau 2 năm lẩn trốn truy nã

Một đối tượng bị truy nã về tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai để đầu thú.
Bắt quả tang người phụ nữ đang phê pha ma tuý cùng 2 thanh niên trong phòng trọ

Bắt quả tang người phụ nữ đang phê pha ma tuý cùng 2 thanh niên trong phòng trọ

Quá trình kiểm tra phòng trọ của Nguyễn Thị Thu Hằng, Cơ quan Công an phát hiện Hằng đang tổ chức sử dụng ma túy cùng 02 đối tượng khác.
Nâng mức phạt tù, phạt tiền đối với tội phạm về môi trường

Nâng mức phạt tù, phạt tiền đối với tội phạm về môi trường

Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với tội phạm về môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.