Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khái quát rõ nét bức tranh toàn cảnh của đất nước ta và đường hướng phát triển Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Đó là chia sẻ của PGS-TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với VietNamNet khi trao đổi về bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Bức tranh toàn cảnh của đất nước
Trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ông tâm đắc nhất nội dung nào?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều bài phát biểu, bài viết về chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Đây là bài viết thứ ba, mang tính chất chỉ đạo Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.
Điều đầu tiên tôi ấn tượng là trong một bài viết ngắn nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khái quát một cách rất rõ những thành tựu mà đất nước ta đạt được trong 5 năm qua và đánh giá chung cả 35 năm Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh đất nước năm 1991 và đặc biệt là 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.
PGS-TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Những đánh giá rất khái quát của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phản ánh rõ bức tranh toàn cảnh của đất nước ta trong 35 năm qua, đặc biệt là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Bài viết đã nêu lên mục tiêu phát triển đất nước ta không phải chỉ là mục tiêu đến năm 2025, năm mà là mục tiêu, chiến lược 10 năm tới 2021 – 2030, đặc biệt là tầm nhìn đến năm 2045 khi nước ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Tầm nhìn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt trong bài viết này là cố gắng phấn đấu, huy động toàn bộ sức mạnh của toàn thể dân tộc để làm thế nào đến giữa thế kỷ XXI, năm 2045, nước ta trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hay nói cách khác là nước ta trở thành một nước phát triển có thu nhập cao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã khẳng định, tầm nhìn của chúng ta không phải chỉ nhìn đến 2025, 2030 mà phải đặt đúng tầm nhìn xa hơn là đến năm 2045. Để đạt mục tiêu đó, trong bài viết của mình Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nêu lên 5 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp.
Đó là những giải pháp rất toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị...
Theo ông, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Đại hội lần này đặt “tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ XXI” mà không phải là 5 năm, 10 năm như những Đại hội trước?
Từ đây đến giữa thế kỷ XXI, chúng ta có hai đấu mốc quan trọng. Trước hết là tới đến năm 2030, chúng ta kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tầm nhìn xa hơn nữa, tức là 25 năm tới là năm 2045, nước ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Chúng ta muốn phấn đấu đến năm 2045 là nước như thế nào, trước hết phải đánh giá xem Việt Nam đang ở vị trí nào trên bản đồ phát triển thế giới. Đại hội lần này phải đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, phải đánh giá 35 năm đổi mới của đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh của Đảng, đặc biệt là 10 năm thực hiện Cương lĩnh sửa đổi bổ sung 2011.
Trên cơ sở đó, chúng ta đánh giá xem tiềm năng, nguồn lực sắp tới chúng ta huy động là gì để có định hướng phát triển lâu dài; phát huy lòng yêu nước của người dân Việt Nam, của toàn thể dân tộc Việt Nam, mọi nguồn lực của xã hội và khơi dậy khát vọng để trở thành một nước phát triển.
Đây cũng là việc chúng ta thực hiện mong ước của Bác Hồ là "nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu".
Đấy là khát vọng rất lớn lao của dân tộc ta, thể hiện qua bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Khát vọng ấy đang thôi thúc gần 100 triệu dân Việt Nam làm thế nào để cả dân tộc, kể cả người Việt Nam trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế, giai tầng trong xã hội, bất kể là theo tôn giáo, dân tộc nào đều có một mục tiêu chung, phấn đấu vì một nước Việt Nam hùng cường, phát triển.
Thể chế phát triển bền vững
Trong 5 giải pháp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập trong bài viết, theo ông giải pháp nào đáng chú ý hơn cả?
Để đất nước ta đến năm 2045 trở thành một nước phát triển theo định hướng xã hội nghĩa, trở thành một nước phát triển có thu nhập cao thì cần phải thực hiện tổng hợp tất cả các giải pháp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề cập. Trong 5 giải pháp, tôi thấy có 2 giải pháp rất đáng chú ý. Đấy là giải pháp thứ nhất và giải pháp thứ 5, là những giải pháp có nhiều điều mới.
Giải pháp thứ nhất là sau 35 năm đổi mới đất nước, lần này Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường...”.
Chính phủ số là con đường phát triển Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Điểm mới ở đây không phải chỉ là "thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dùng “thể chế phát triển bền vững” trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại.
Tức là phạm vi rộng hơn chứ không dừng lại là "thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa". Đó là thể chế phát triển toàn diện đất nước một cách bền vững.
Giải pháp thứ 5 là “tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Trước đây, toàn Đảng ta từ Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 thời nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh đến công tác “ xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Từ đó đến nay chúng ta vẫn nhấn mạnh đến “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.
Tuy nhiên, trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần này không dừng ở “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” mà còn “xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị”. Tức là làm thế nào để cả Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Cán bộ cấp cao nêu gương thì sức lan tỏa rất lớn
Trong giải pháp thứ 5, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có nhấn mạnh đến “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Ông suy nghĩ gì về điều này?
Trong bài viết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc lại Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương.
Tại sao chức vụ càng cao càng phải gương mẫu? Nếu cán bộ chức càng cao nêu gương thì sức lan tỏa rất lớn. Nếu như trong gia đình mà bố mẹ theo gương thì lan tỏa đến con cái trong gia đình. Tương tự trong một phường xã, quận huyện, tỉnh thành mà bí thư, chủ tịch nêu gương thì lan tỏa trong cả phường xã, quận huyện, tỉnh thành đó.
Nhưng nếu cả nước mà các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương nêu gương thì sẽ lan tỏa ra cả nước. Đặc biệt là các cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, mọi hành động, mọi lời nói các đồng chí đó đều có sức lan tỏa rất lớn trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội.
Nếu như lời nói của các cán bộ cấp cao mà tốt thì sẽ định hướng cho tư tưởng, tình cảm của cả nước tốt; nếu như những hành động của các đồng chí đó mà tốt thì sẽ là một tấm gương để cho cán bộ, đảng viên, nhân dân làm theo những việc tốt.
Thực tế của nước ta mấy năm gần đây cho thấy điều này rất rõ, cán bộ càng cao, sức lan tỏa, ảnh hưởng càng lớn. Trong thực tế như chúng ta thấy, một đồng chí cán bộ chủ chốt mà không lo cho đất nước, lo cho dân mà lại lo cho con mình, đưa con mình vào vị trí này, vị trí khác gây phản cảm trong xã hội và chính đồng chí đó mất uy tín.
Một số đồng chí cán bộ cấp cao mà tìm cách này, cách khác, bố trí cho con mình, bố trí cho người nhà mình, bố trí cho cánh hẩu mình, cho nhóm lợi ích mình vào vị trí này, kia thì đều phản tác dụng trong xã hội.
Những ai mà vượt lên chính mình, vượt lên sự cám dỗ của đồng tiền, của danh vọng như Bác Hồ nói là hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xã hội và nhân dân thì được dân tôn kính. Còn những ai chỉ nhăm nhăm vào lợi ích của nhóm mình, của cánh hẩu mình, của gia đình mình, của cá nhân mình thì mất uy tín và người dân quay sẽ lưng lại.
Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) khẳng định, Đảng bộ Công ty Quản lý bay miền Trung cần tiếp tục kiên trì với ba đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, gắn việc xây dựng đảng với nâng cao năng lực, công nghệ điều hành bay, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật...
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tuyến đường Lê Ngô Cát hiện đã xuống cấp rất nghiêm trọng, người dân đã phản ánh tới các cấp chính quyền với mong muốn được nâng cấp, sửa chữa sớm nhất để đảm bảo an toàn mỗi khi ra đường.
Sở GTCC TP HCM đang rà soát các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng xe máy trên địa bàn để chuẩn bị thực thi chính sách kiểm định khí thải với loại phương tiện này.
Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho biết, Trung tâm Y tế huyện Hòa An đã tiếp nhận nhiều học sinh Trường Tiểu học Nước Hai trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay.
Chiều 24/4, tại trụ sở UBND phường Tân Hà (TP Tuyên Quang), Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp tài sản.
10 nhân sự thuộc các đơn vị của Bộ Quốc phòng vừa được Thủ tướng ký quyết định điều động, bổ nhiệm. Trong đó, Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
Chiều 24/4, tại trụ sở UBND phường Tân Hà (TP Tuyên Quang), Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp tài sản.
Qua vụ việc, rất mong các bậc cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu các nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong việc quản lý, giáo dục con em, học sinh của mình.
Học sinh lớp 6 Trường THCS thị trấn Đồi Ngô 1, huyện Lục Nam, Bắc Giang đã bị 2 em học sinh lớp 7 cùng trường đánh đấm liên tục, phải vào viện kiểm tra, gây bức xúc dư luận.
Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc và 26 người khác bị truy tố ra trước TAND TP Hà Nội với hàng loạt cáo buộc liên quan khai thác trái phép, buôn lậu đất hiếm và vi phạm kế toán.
Theo luật sư Chu Thị Út Quỳnh, bị cáo Trịnh Việt Toàn có nhiều hành vi bất thường, biểu hiện của bệnh tâm thần: Khi mà trong đầu luôn có người hối thúc đánh nhau, nói linh tinh, đêm không ngủ, hay lẩm bẩm nói một mình…
Ngày 24/4/2025, Công an xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) cho biết đã phối hợp với đội nghiệp vụ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an tỉnh Kiên Giang truy bắt thành công nhóm đối tượng thực hiện vụ cướp giật tài sản xảy ra vào rạng sáng 15/4 tại ấp Tân Thọ, xã Tân Hội.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.