Nhà chỉ có 4 đầu ban công, mỗi đầu rộng khoảng 4m2 nhưng người phụ nữ trẻ này đã có 1 vườn rau trái mùa nào thức ấy xanh mướt.
Tin nên đọc
UBND tỉnh An Giang chủ động phối hợp, triển khai chương trình “Đồng hành cùng thực phẩm sạch”
Tỉnh Khánh Hòa đồng hành cùng Thực phẩm sạch
Mong muốn có thêm nhiều cửa hàng thực phẩm sạch
Mavin cam kết đồng hành cùng Thực phẩm sạch
Đó chính là câu chuyện về trồng vườn rất thú vị nhà chị Đồng Thị Thu Huyền. Hiện chị Huyền cùng chồng và con gái nhỏ hơn 4 tuổi đang sống tại Hà Nội.
|
Để có rau cho con ăn dặm, bà mẹ trẻ này đã quyết tâm trồng rau trên ban công. |
Quyết tâm làm vườn trên ban công để có rau an toàn nấu bột cho con
Cách đây 4 năm, sau khi sinh con gái đầu lòng, chị Huyền mới nghĩ tới việc trồng rau tại nhà để lấy rau sạch cho con ăn.
Theo người mẹ này tâm sự: “Giờ rau bẩn tràn lan trên thị trường, nên ở ngoài này, muốn có rau sạch cho con ăn mình cũng chẳng biết mua ở đâu. Bởi thế, có thể nói, con gái là động lực khiến cho mình bắt đầu nảy ra ý định trồng rau bằng thùng xốp trên ban công của nhà mình”.
Ban đầu trồng rau, người phụ nữ này cũng chỉ trồng vài chậu và thường là những loại rau ngắn ngày cho con đủ ăn dặm. Tuy nhiên sau đó, có kinh nghiệm trồng hơn, chị bắt đầu trồng thêm nhiều bồn rau khác.
Vì nhà không có sân vườn, nên chị tận dụng trồng rau trên 4 đầu ban công của gia đình. Mỗi đầu ban công nhà chị rộng khoảng 4m2.
|
Khế sai trĩu quả |
|
Dưa lê. |
|
Cà chua bi. |
|
Dưa hấu. |
|
Mùa nào thức ấy, đủ các loại quả được trồng. |
“Hai vợ chồng mình đều bận rộn đi làm tại công sở. Việc trồng rau tại ban công này của mình được anh xã giúp đỡ rất nhiều. Vì trồng trên ban công nên anh xã là người vác đất lên tầng, làm thùng xốp, cải tạo đất hàng năm. Hàng ngày anh xã cũng tranh thủ tưới rau quả cho vườn nhà mình nữa” – Người vợ trẻ hí hửng khoe.
Theo chủ nhà trẻ tuổi này, để trồng rau trên ban công cũng không quá khó. Ngoài chọn đất tốt, chỉ cần chú ý đến hướng của ban công để xem nắng, sau đó chú ý đến chế độ chăm sóc phù hợp, cây nào cách chăm sóc thế ấy là đã có ban công rau xanh tốt.
Chị Huyền kể về quá trình chăm bón mà chị cho là “dễ lắm” của mình khi trồng rau quả: “Nhà mình trồng rau quả ở ban công đã hơn 4 năm nay. Lúc nào ban công cũng xanh mướt. Mùa nào thức ấy. Vào những mùa nhiều nắng, mình trồng dưa, cà chua, nho, khế. Những mùa ít nắng hơn mình trồng rau lang, mùng tơi”.
Theo chị Huyền, cứ trồng rau quả lâu và quan sát rau quả sinh trưởng trong các bồn là tự người trồng sẽ có thêm kinh nghiệm chăm bón cũng như trồng mùa vụ nào thì phù hợp. Chính bởi mát tay và khéo léo, với 4 đầu ban công, từ vài thùng rau quả, giờ nhà chị Huyền đã có 30 thùng cho rau ăn lá và ăn trái.
“Hiện nhà mình có 30 thùng rau ăn trái và ăn lá. Đây là nơi tập trung của 16 loại cây đa dạng khác nhau. Cứ lúc nào thời tiết ít nắng, mình lại trồng rau lang, mùng tơi và cho leo ra ngoài là có ánh sáng hất vào rau vẫn sống tốt. Khi mùa ban công đầy nắng, mình lại trồng nho, khế, dưa để tận dụng nắng cho nhiều trái ngọt” – chị Huyền bật mí.
Tự chế thuốc trừ sâu thảo dược chăm bón cho vườn rau ở ban công
Là một người chăm sóc vườn rau quả ở ban công hàng ngày nên người phụ nữ trẻ này còn tự chế ra loại thuốc trừ sâu bằng thảo dược để chăm bón cho cây trồng phát triển tốt hơn.
“Ngoài tranh thủ tưới bón cho rau hàng ngày vào mỗi sáng, chiều. Thậm chí buổi tối có hôm mình còn phải tranh thủ lên buộc dây leo, cắt tỉa cây thì phải thi thoảng phun thuốc trừ sâu cho cây nữa. Tuy nhiên thuốc trừ sâu bên ngoài quá nhiều hóa chất và dư lượng tồn có hại cho sức khỏe nên mình chỉ dùng thuốc trừ sâu thực vật tự chế để phun cho cây mình trồng” – chị Huyền kể.
|
Anh xã chị là người giúp trộn đất, vác đất lên tầng, làm thùng xốp, cải tạo đất hàng năm. |
Bà mẹ 1 con này kể, những thành phần thuốc trừ sâu thảo dược chị tự chế hoàn toàn từ tự nhiên chỉ từ: thuốc lào, tỏi, ớt, gừng, rượu. Tuy nhiên thuốc trừ sâu tự chế không trị được tối đa sâu bệnh 100% như thuốc trừ sâu hóa học.
“Muốn hiệu quả, lúc cây mới có bệnh thì phải phun thuốc luôn. Hoặc khi chưa có bệnh thì phun phòng trước. Như vậy dùng thuốc sâu tự chế bằng thảo dược mới hiệu quả. Nhiều lúc mình phải kết hợp bắt sâu bằng tay cho cây. Bởi phun thuốc trừ sâu nhiều, tinh dầu các loại thực phẩm trên rất cay và nóng nên phun vào rau dễ bị cháy lá” – chị Huyền chia sẻ thật lòng.
|
Những trái ngọt thu được sau một mùa chăm bón, vun trồng của chị Huyền. |
Hiện, bà nội trợ đảm đang này vẫn đang có ý định tiếp tục mở rộng vườn cây của mình bằng cách ươm dưa hấu trên thửa đất của ông bà. Tranh thủ những ngày cuối tuần, bà mẹ 1 con đã trồng được mấy chục thùng dưa hấu.