Với thỏa thuận ngừng bắn mới, mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua cuộc sát hạch nghẹt thở vào phút chót sau khi xung đột ở Idlib leo thang, đe dọa hủy hoại tiến trình hòa bình Syria.
Rốt cuộc, viễn cảnh tồi tệ đã không xảy ra. Các cuộc đối thoại kéo dài gần 6 giờ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Moscow hôm 5/3 đã đưa mối quan hệ hai nước trở lại quỹ đạo bình thường. Có vẻ như tiến trình đàm phán Astana, cơ chế duy nhất để điều phối quan điểm của các quốc gia có những chương trình nghị sự hoàn toàn khác nhau, đã được bảo tồn.
Một điều rõ ràng lâu nay là, tỉnh Idlib, tây bắc Syria đã trở thành điểm quyết định cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này. Một lượng lớn các tay súng nổi dậy, chủ yếu thuộc loại cực đoan, cuối cùng đều tập trung về đây do những thỏa hiệp ở các khu vực xung đột trước đó. Thực tế, theo thỏa thuận chung, Idlib giống như kho chứa các thùng thuốc súng đã được sơ tán cẩn thận khỏi những khu vực khác của Syria khi quân chính phủ đẩy mạnh chiến dịch giành lại quyền kiểm soát những vùng đất lọt vào tay các lực lượng nổi dậy.
Năm 2018, ông Putin và ông Erdogan từng nhất trí một thỏa thuận rằng, Ankara sẽ đảm bảo bình định dần dần tỉnh Idlib, trong khi Damascus và Moscow không giải quyết vấn đề bằng các biện pháp quân sự. Song, thỏa thuận đã không phát huy tác dụng.
Từ đầu giai đoạn cam go của cuộc xung đột Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn tích cực can thiệp, kể cả bảo trợ cho nhiều nhóm phiến quân thân Ankara, để củng cố và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này trong khu vực và xa hơn nữa. Ông Erdogan do đó bắt đầu một canh bạc quy mô lớn và mạo hiểm trên nhiều bàn cờ.
Một trong số đó là vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông. Sau phong trào Mùa xuân Ảrập, ông Erdogan, người từng duy trì quan hệ hữu hảo với Tổng thống Syria Bashar Assad, đi đến kết luận rằng chính quyền Damascus "đã suy đồi". Và ông đột ngột chuyển hướng sang ủng hộ các kẻ thù của ông Assad nhằm tham gia vào việc tái thiết hoặc phân chia Syria sau khi Damacus sụp đổ.
Thay vì một chiến thắng nhanh chóng như mong đợi, ông Erdogan bị sa lầy, rồi kéo theo vào mớ bòng bong mọi thế lực hàng đầu trong khu vực, sau đó là cả Mỹ và Nga do sự xuất hiện của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Sự bất ổn trong khu vực cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.
Một trò đặt cược khác có liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến mối quan hệ giữa nước này với phương Tây trở nên rối rắm. Ông Erdogan tỏ ra phẫn nộ cũng như không tin tưởng cả Mỹ và châu Âu.
Trong vài năm trở lại đây, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với phương Tây chịu sự chi phối của mong muốn cho thấy chính quyền Erdogan không tập trung vào mình Mỹ và EU; rằng Ankara là một thế lực độc lập với các lợi ích và cách thức hành động riêng.
Điều này phần nào lý giải việc ông Erdogan bất ngờ xích lại gần Moscow, đặc biệt sau năm 2015, thông qua các dự án năng lượng, tiến trình hòa bình Syria và quyết định chưa từng có tiền lệ là mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga bất chấp sự phản đối của các nước thành viên khác trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên, tất cả đã không mang lại kết quả ấn tượng. Khi tình hình trở nên nguy ngập, Ankara vội vã cầu cứu các đối tác phương Tây như NATO để hỗ trợ chính trị - quân sự và Liên minh châu Âu (EU) nhằm gây áp lực với Nga. Song, cả NATO và EU đều có phản ứng không mấy nhiệt tình, chủ yếu chỉ là những lời tuyên bố, dù lần này các đồng minh, đặc biệt là Mỹ đã cố gắng tỏ ra trịnh trọng nhất có thể.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, một "hiện tượng phức tạp và gây tranh cãi, xứng đáng được nghiên cứu toàn diện hơn" như đánh giá của ông Fyodor Lukyanov, giám đốc nghiên cứu của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai trong một bài xã luận trên báo RT. Đối với vấn đề Syria, hai nước không bị ràng buộc với nhau bởi các mục tiêu chung, không có các lợi ích hoàn toàn trùng khớp hoặc quan hệ mạnh mẽ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Thay vào đó, cơ sở cho hợp tác Moscow - Ankara là nhận thức rằng, nếu không tương tác, không bên nào có thể tự mình đạt được bất cứ điều gì.
Cộng tác với Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép Nga đạt được các mục tiêu hiện thời ở Syria, giúp chính quyền Assad giành lại sự kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria từng bị quân nổi dậy chiếm đóng. Song, với mỗi bước tiến mới, khoảng trống cho sự linh hoạt ngày càng bị thu hẹp và nó gần như đã biến mất khi Idlib xuất hiện trong chương trình nghị sự.
Lựa chọn khó khăn tập trung vào việc khôi phục Syria trong các đường biên giới cũ của nước này, có thể không bao gồm các vùng đệm an ninh hoặc nhất trí rằng một số vùng lãnh thổ sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nước ngoài. Tất cả các yếu tố hợp tác khác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ như kinh tế, năng lượng, kỹ thuật quân sự, ... phụ thuộc vào việc tháo gỡ nút thắt địa chính trị này và tìm ra giải pháp cho phép các bên giữ thể diện cũng như duy trì mức độ kiểm soát cần thiết.
Một vấn đề nữa là sự mất cân bằng trong cách tiếp cận hợp tác từ phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau bên trong nước Nga về mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nhưng không ai đề cập nghiêm túc về mối quan hệ đối tác chiến lược và sự tái tập trung vào Moscow của Ankara, vì điều đó sẽ bao gồm cả việc chối bỏ hoàn toàn các nghĩa vụ của Nga đối với Diễn đàn hợp tác Châu Âu - Đại Tây Dương, vốn quy tụ các nước NATO và ngoài NATO.
Không ai ở Nga mong muốn điều này xảy ra, do đó mọi tương tác với Thổ Nhĩ Kỳ là vô cùng thực dụng, nhằm vào một kết quả cụ thể, trong trường hợp nhận được một số lợi ích có thể coi là phần thưởng.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tranh cãi thậm chí còn nóng bỏng hơn. Ít nhất với một phần giới tinh hoa, các chính sách của ông Erdogan được xem như một nỗ lực phá vỡ các mối quan hệ mạnh mẽ và quen thuộc, khiến cho Ankara phải phụ thuộc vào Moscow. Vì vậy, tranh cãi hướng về cách tiếp cận chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai, càng trầm trọng hóa các vấn đề.
Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng xung đột với Nga sẽ là một kịch bản thảm khốc. Ông Erdogan hầu như không muốn mọi thứ diễn tiến theo hướng này, nhưng nhận thấy mình ở một vị thế rất bất lợi. Nga là cường quốc duy nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tìm thấy sự chia sẻ trong thực hiện các mục tiêu của mình, bất chấp những mâu thuẫn nghiêm trọng và sự ngờ vực. Đơn giản là không có lựa chọn nào khác như thực trạng đã mô tả ở trên.
Trong khi đó, không có Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí còn hơn thế trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chống đối tích cực, Nga cũng có thể bị sa vào vũng lầy khác và rủi ro sẽ bắt đầu tăng nhanh. Điều này bao gồm cả những rủi ro liên quan đến rất nhiều đối tượng bên ngoài, hưởng lợi từ việc khiến Moscow và Ankara chống lại nhau với mục đích làm suy yếu cả hai.
Việc leo thang xung đột ở Idlib rốt cuộc đã biến thành cơ hội cho sự hợp tác đầy ý nghĩa giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về lập trường, giúp làm sáng tỏ khả năng thực hiện các hoạt động chung tiếp theo giữa Moscow và Ankara. Việc thành lập một vùng đệm an ninh hay hành lang an toàn dọc theo đường biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh tây bắc Syria, cùng với việc kiểm soát chung các tuyến giao thông trọng yếu là những thỏa hiệp đã đạt được sau các cuộc đàm phán tại Moscow.
Dù thỏa thuận trên có được giữ vững hay không thì chính sách về Syria của Nga dường như đã vượt qua một cuộc sát hạch định mệnh, tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng có thể là sự quay trở lại với các chính sách theo tinh thần "Tam giác Astana", đồng nghĩa sự can dự của Nga vào xung đột ở Syria, bắt đầu từ năm 2015, hiện đã thực sự mang lại những thay đổi về chất trong khu vực.
Các nhà phân tích phỏng đoán, đây có thể chưa phải là khủng hoảng cuối cùng. Một sự leo thang căng thẳng mới là nguy cơ không thể tránh khỏi, nhưng vẫn tồn tại cơ hội giải quyết các xích mích như vậy theo cách tương tự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.