Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào các khu vực do người Kurd kiểm soát ở đông bắc Syria có thể khiến bản đồ cuộc xung đột đầy rối rắm tại quốc gia Trung Đông này bị vẽ lại. Chiến dịch tác động không chỉ tới tương lai Syria, mà còn cả vai trò của Mỹ, Nga và Iran trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/10 đã bắt đầu mở dịch quân sự chống lại các tay súng người Kurd ở đông bắc Syria, với các cuộc không kích nhằm vào thị trấn biên giới Ras al Ain.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, chiến dịch "nhằm ngăn chặn việc lập hành lang khủng bố dọc biên giới phía nam, đem lại hòa bình cho khu vực". Ankara muốn thiết lập một "vùng an toàn" không có sự hiện diện của các tay súng người Kurd để đưa những người Syria tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ về khu vực này.
Chiến dịch của Ankara có thể vẽ lại bản đồ cuộc xung đột tại Syria một lần nữa, tác động mạnh vào các lực lượng do người Kurd đứng đầu - mà Ankara vốn không ưa lâu nay - trong khi cũng mở rộng sự kiểm soát lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới.
Đây là chiến dịch thứ 3 như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2016. Với động cơ chủ yếu là ngăn chặn người Kurd tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì quân trên một vòng cung ở tây bắc Syria, thành trì cuối cùng của phe nổi dậy chống chính phủ Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn gì từ chiến dịch này?
Thổ Nhĩ Kỳ có 2 mục đích chính ở đông bắc Syria: Quét sạch lực lượng dân quân YPG người Kurd, mà Ankara xem là một mối đe dọa an ninh, khỏi biên giới; và thiết lập một vùng an toàn bên trong Syria, nơi 2 triệu người Syria hiện đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể định cư.
Ankara đã hối thúc Mỹ cùng thiết lập một vùng an toàn sâu 32km vào lãnh thổ Syria, nhưng cũng nhiều lần cảnh báo rằng sẽ có hành động quân sự đơn phương sau khi cáo cuộc Washington quá chậm trễ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gần đây đã nói về việc tiến sâu hơn nữa vào Syria, ngoài vùng “an toàn” được đề xuất, tới các thành phố Raqqa và Deir al-Zor, để cho phép thêm nhiều người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về Syria.
Người Kurd sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu từ lâu đã mở rộng sự kiểm soát ở phía bắc và đông Syria, với sự trợ giúp của liên minh do Mỹ dẫn đầu chống lại phiến quân IS. Người Kurd và các đồng minh đã thiết lập các cơ chế quản lý riêng trong khi luôn khẳng định mục đích của họ là tự trị, chứ không phải độc lập. Tất cả những điều này sẽ mâu thuẫn với chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội đồng Dân chủ Syria liên minh với SDF đã cảnh báo, một cuộc tấn công có thể gây ra làn sóng dân tị nạn mới. Đối với liên minh SDF, trong đó lực lượng dân quân YPG người Kurd tại Syria là lực lượng chủ đạo, phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có tiếp tục duy trì lực lượng tại các khu vực ở đông và đông bắc Syria hay không.
Việc Mỹ rút toàn bộ quân có thể dẫn tới nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ tiến sâu hơn vào khu vực, IS hồi sinh hoặc lực lượng chính phủ được Nga và Iran hậu thuẫn có thể giành lợi thế. Đối mặt với viễn cảnh Mỹ rút quân hồi năm ngoái, người Kurd đã thúc đẩy một lộ trình với Damascus nhằm đàm phán để cho phép chính phủ Syria và đồng minh Nga triển khai quân ở biên giới. Các cuộc đàm phán chưa đạt được tiến triển, nhưng các cuộc đàm phán như vậy có thể là một phương án trong trường hợp Mỹ rút phần lớn quân.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể đi bao xa?
Khu vực biên giới đông bắc Syria, hiện do các lực lượng người Kurd dẫn đầu kiểm soát, trải dài 480km từ sông Euphrates ở phía tây biên giới Iraq tới phía đông. Mục tiêu trước mắt trong chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ dường như là quanh một khu vực biên giới giữa các thị trấn Ras al Ain và Tel Abyad, cách nhau khoảng 100 km. Một quan chức Mỹ xác nhận các lực lượng Mỹ đã rút khỏi các chốt quan sát ở đây.
Ngoài các cuộc không kích nhằm vào thị trấn Ras al Ain ngày 9/10, một nhân chứng tại Tel đi Abyad cho hay âm thanh của các vụ nổ đã làm rung chuyển khu vực này và người dân hốt hoảng sơ tán. Mặc dù nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng do người Kurd dẫn đầu, khu vực biên giới đó trước đó sự hiện diện đông đảo của người Ả-rập. “Đó là một khu vực nơi dân cư là người Ả rập và nơi Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tốt với các nhóm hàng đầu”, Ozgur Unluhisarcikli, từ Quỹ Marshall Đức, cho hay. “Nếu YPG muốn chiếm giữ phần lãnh thổ đó, họ sẽ đổ nhiều máu”.
Nga và Iran có ủng hộ động thái của Thổ Nhĩ Kỳ?
Nga và Iran, 2 nước quan trọng khác tại Syria, vốn ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều kêu gọi ông Assad từ chức và hỗ trợ các lực lượng nổi dậy chiến đấu nằm lật đổ ông. Moscow nói Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ mình, nhưng phát ngôn viên Kremlin Dmitry Peskov hôm 7/10 phát biểu rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria phải được tôn trọng và rằng tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài hiện diện trái phép nên rời Syria.
Nếu Mỹ rút toàn bộ các lực lượng khỏi đông bắc Syria, chính phủ Syria - với sự hỗ trợ của Nga - có thể cố gắng giành lại quyền kiểm soát phần lớn khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ không thể.
Phương Tây phản ứng ra sao về kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ?
Các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ công khai kế hoạch nhằm đưa 2 triệu người tị nạn Syria trở lại đông bắc Syria. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ miêu tả kế hoạch là “ý tưởng có thể là điên rồ nhất mà tôi từng nghe”.
Lo ngại chính của phương Tây là việc người Syria Ả-rập dòng Sunni ồ ạt vào khu vực đông bắc Syria chủ yếu do người Kurd kiểm soát có thể thay đổi nhân khẩu học trong khu vực. Điều phối viên khu vực của Liên Hợp Quốc về cuộc khủng hoảng Syria cho rằng tất cả các bên nên tránh các cuộc sơ tán lớn của dân thường nếu Thổ Nhĩ Kỳ phát động tấn công.
Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tác động gì tới Tổng thống Syria?
Mặc dù phần lãnh thổ ở đông bắc Syria đã nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Syria nhưng cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đồng nghĩa với việc khu vực có thể chuyển từ việc nằm dưới sự kiểm soát của một lực lượng không thù địch - SDF - sang Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng nổi dậy vốn tìm cách lật đổ ông Assad. Damascus từ lâu xem Thổ Nhĩ Kỳ là một nước chiếm đóng với các ý đồ ở bắc Syria. Damascus cũng có lần tỏ ý sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận với người Kurd mặc dù các cuộc đàm phán gần đây nhất không đi đến đâu.
Số phận của phiến quân IS?
Sự hỗn loạn có thể khiến phiến quân IS có cơ hội hồi sinh. SDF đã tiến hành các hoạt động chống lại các nhánh chìm của IS kể từ giành được thành trì cuối cùng của nhóm này hồi đầu năm nay. Các thủ lĩnh người Kurd tại Syria từ lâu đã cảnh báo rằng SDF có thể không tiếp tục giam giữ các tù nhân IS nếu tình hình trở nên xấu đi do chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. SDF hiện đang giam giữ khoảng 5.000 tay súng IS quốc tịch Syria và Iraq và khoảng 1.000 tay súng nước ngoài từ hơn 55 quốc gia.
“Họ tiếp tục lập được chiến công” là tiêu đề được trang Facebook của hãng Fox Sports Asia đăng tải sau khi Olympic Việt Nam vượt qua Olympic Syria để giành quyền vào chơi vòng bán kết môn bóng đá nam của ASIAD 2018.
Trong khuôn khổ chương trình "Con nuôi Công đoàn", Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã nhận đỡ đầu 18 học sinh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Mường Nọc (huyện Quế Phong), hỗ trợ gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho các em được phát triển, học hành.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 23 ngày 29/9/2017 ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.