Việt Nam sẽ nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Ngày 17/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết 38 về chương trình phòng, chống dịch Covid-19.
Đáng chú ý, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định việc căn cứ tình hình để chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B là phù hợp với thực tế.
Trao đổi với Dân trí, BS Trương Hữu Khanh - Cố vấn khối Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM bày tỏ quan điểm, cần sớm đưa Covid-19 ra khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A.
"Cần sớm đưa Covid-19 ra khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A để phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện ổn định đời sống xã hội, cũng như phát triển kinh tế", BS Khanh cho hay.
Cũng theo chuyên gia này, nếu Covid-19 được đưa về bệnh nhiễm nhóm B thì chúng ta sẽ đối phó với dịch bệnh này tương tự như với các bệnh truyền nhiễm nhóm B khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…
BS Khanh phân tích: "Khi đã đưa Covid-19 về bệnh truyền nhiễm nhóm B cũng sẽ giống như sốt xuất huyết hay tay chân miệng. Chúng ta biết ai thuộc đối tượng nguy cơ có thể chuyển nặng để tập trung điều trị sớm. Việc tiêm chủng vaccine vẫn được khuyến cáo nhưng sẽ trên tinh thần tự nguyện và nhu cầu của người dân".
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, việc có kế hoạch đưa Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B là chuyển biến tốt, đây cũng là xu hướng hiện nay trên thế giới.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, việc chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B không đồng nghĩa với hết dịch, bởi dịch vẫn tiếp tục lưu hành và gây chết người, nhưng nó không còn tối nguy hiểm nữa.
"Khi Covid-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, chúng ta vẫn cần tiếp tục có những biện pháp bảo vệ. Thứ nhất là vẫn nên đeo khẩu trang; thứ hai là biện pháp rửa tay nên đi theo suốt đời; thứ ba là những trường hợp nguy cơ như người cao tuổi, có bệnh nền mà chưa được tiêm chủng nên hạn chế tiếp xúc với người lạ, những đối tượng nguy cơ cao này cũng cần được bảo vệ; bên cạnh đó, các bệnh viện vẫn cần sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch", PGS Nga phân tích.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, thông thường với các bệnh truyền nhiễm, để có thể đưa ra khỏi nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: Khả năng miễn dịch cộng đồng (gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vaccine), tỷ lệ ca tử vong, khả năng đáp ứng y tế và đặc biệt là vấn đề tác động nghiêm trọng và nguy hiểm tới sức khỏe và đời sống xã hội…
Lúc này, chúng ta có thể thay đổi các giải pháp trong Chiến lược "Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch và điều trị hiệu quả". Ví dụ như có thể không tiến hành các biện pháp xét nghiệm giám sát tất cả các trường hợp nghi nhiễm như hiện nay. Thay vào đó, chỉ giám sát trọng điểm hoặc xét nghiệm ca bệnh phục vụ cho điều trị, không thực hiện cách ly nghiêm ngặt…
Còn theo BS Phạm Văn Phúc - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau khi xem Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường, cách ly tại cộng đồng không cần thiết, nhưng khi F0 đến bệnh viện vẫn cần phân loại vào khoa truyền nhiễm, để tránh lây nhiễm cho các bệnh nhân thông thường, bởi đây vốn là đối tượng có nguy cơ chuyển biến nặng và tử vong cao.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm: bệnh do virus Adeno; virus Zika; bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ Amibe; bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue; bệnh sốt rét…
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có công văn số 517/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo, tổ chức triển khai tăng cường phòng, chống bệnh do não mô cầu.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.