Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, có một số bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2016-2021 để chúng ta suy ngẫm.
Thứ nhất, vai trò, vị trí và sứ mệnh của DNNN được xác định hết sức lớn và đầy thách thức, nhưng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi không tương xứng.
Thứ hai, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, cần huy động và tập trung được nguồn lực tại DNNN cho đầu tư phát triển, nhất là phát triển hạ tầng, nắm bắt công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành, nghề và sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Thứ ba, trong quản lý nhà nước, phải coi DNNN có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như các DN khác trong nền kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, DNNN phải được trao đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh như các DN khác trên cơ sở định hướng phát triển, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể được giao bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
Thứ tư, phải có cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ quản lý DNNN có trình độ, kinh nghiệm quản lý đẳng cấp khu vực và toàn cầu. Đồng thời, có chế độ tiền lương và lợi ích khác tương ứng với năng lực và kết quả quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, cần có tư duy rằng, DNNN là đầu đàn, dẫn dắt phải “nghĩ lớn, làm lớn”, đầu tư các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa đối với nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.
Gắn phát triển DNNN với thực hiện chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Xác định rõ ngành, lĩnh vực then chốt cần có sự hiện diện của DNNN phù hợp với định hướng phát triển bền vững của đất nước (như năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia…). Khuyến khích các DNNN chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới sử dụng năng lượng sạch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, bao trùm và nhân văn theo cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, chúng ta cần thay đổi nhận thức, quan điểm về cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước tại DN. Mục tiêu của cổ phần hóa, thoái vốn không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi DNNN, thu hẹp phạm vi và quy mô, mà là tái cơ cấu danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư của nhà nước tại DN nói chung và của từng DNNN nói riêng.
Hiện nay, sau hơn 30 năm sắp xếp, đổi mới DNNN mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn, (nếu loại trừ các DN quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp), chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con. Các DNNN nói trên đang nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN trên phạm vi toàn quốc.
Các giải pháp quan trọng với đầu tàu kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số giải pháp quan trọng để có thể “cởi trói”, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực DNNN.
Đó là, xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích và công cụ quản lý riêng đối với DNNN quy mô lớn có vai trò quan trọng trong các ngành, lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế; tách biệt khỏi thể chế, chính sách áp dụng cho các DN thực hiện nhiệm vụ công ích, DNNN quy mô nhỏ tại các địa phương.
Cần có tư duy DNNN là đầu đàn, dẫn dắt phải “nghĩ lớn, làm lớn”, đầu tư các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa
Đối với loại DN này, cần xây dựng và xác định rõ định hướng, giao cho họ các sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể tương xứng với nguồn lực, vị trí và vai trò trong phát triển các ngành lĩnh vực có liên quan của nền kinh tế.
Không áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với cổ phần hóa, thoái vốn. Thay vào đó, thực hiện theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả để cơ cấu lại và huy động thêm vốn phục vụ phát triển DNNN có liên quan.
Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về DNNN, tài sản nhà nước để đánh giá, theo dõi và giám sát. Qua đó, có định hướng phù hợp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý thông tin về DNNN trên nguyên tắc đo lường được, khách quan, kịp thời và minh bạch nhằm tăng cường giám sát hoạt động của DNNN tức thời, phát hiện sớm các rủi ro, ngăn ngừa sai phạm, thất thoát, lãng phí.
Các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN phải thay đổi cách thức làm việc, chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu lực các quyền chủ sở hữu tại DN theo quy định pháp luật và thông lệ quốc tế; không can thiệp vào quá trình điều hành, quản trị kinh doanh.
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với DNNN thông qua việc phân công một bộ làm đầu mối quản lý thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu, xây dựng định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế giám sát và nâng cao hiệu quả giám sát hơn theo các phương thức: Đánh giá hiệu quả hoạt động/đầu tư theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi theo từng dự án/hoạt động cụ thể; Nâng cao trách nhiệm giải trình của DNNN trước cơ quan đại diện chủ sở hữu, Quốc hội, HĐND các cấp.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện giám sát hoạt động của DNNN để đảm bảo hiệu quả trong việc phát hiện sớm các sai phạm, cảnh báo các nguy cơ làm DNNN bị thua lỗ, mất vốn nhà nước.
Cuối cùng, nghiên cứu cơ chế, chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là đối với quản lý cấp cao của DN.
Khu vực DNNN luôn có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn, từng kỳ Đại hội Đảng. Ông Dũng mong rằng, Chính phủ, Thủ tướng sẽ có những quyết sách quan trọng, căn cơ giúp “cởi trói”, tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực để DNNN có thể đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông tin từ Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo của Công ty TNHH vẻ đẹp Francia do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm gel mụn Profiderm Azelaic Gel do Công ty Lidera Trading Ltd OOD nước Bungari sản xuất.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi 32 lô mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại dịch vụ thẩm mỹ Yody Phương Anh (Công ty Yody Phương Anh) do chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Theo thông tin Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, ngày 3/2/2025, ekip các bác sĩ của bệnh viện đã chào đón thành công bé trai nặng 2800gr sinh ra khi còn nằm nguyên trong bọc ối (bọc điều nặng hay en caul. Birth).
Giải đấu 3 môn phối hợp VietNam FesTRIval Bình Thuận 2025, thu hút trên 700 vận động viên đến từ 27 quốc gia, đã diễn ra sôi động tại Khu Du lịch Bàu Trắng, huyện Bắc Bình.
Hàng chục ngôi mộ bị tảng đá lớn va đập làm hư hại sau khi Công ty TNHH Khoáng sản Trang Huy nổ mìn khai thác đá ở thôn Thanh Bồng xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Theo quy định, xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào; không bị hạn chế tốc độ; đi vào đường ngược chiều...
Với 212 dự án dự cuộc thi nghiên cứu KHKT học sinh, Ban giám khảo đã lựa chọn trao 12 giải Nhất, 36 giải Nhì, 36 giải Ba, 36 giải Tư cho các dự án xuất sắc.
Hiện nay, tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã làm thú cảnh vẫn liên tục xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt tại nhà riêng, nhà hàng, quán cafe, nhằm thu hút sự chú ý, phục vụ nhu cầu giải trí, làm thú cưng. Trào lưu nuôi các loại chim săn mồi làm th
Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát và đẩy lùi, mở đường cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Những giải pháp hỗ trợ cần được tiếp tục thực hiện để đẩy nhanh quá trình này.
Sản lượng trái cây thu hoạch giảm, trong khi giá mua phân bón, vật tư nông nghiệp tăng, thiếu hụt container lạnh để xuất khẩu, HNG nối dài mạch lỗ sang quý thứ 4 liên tiếp.
Ngày 27/04/2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 và bầu ra các vị trí nhân sự chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.