Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Cơ sở pháp lý quốc tế thiết lập trật tự pháp lý trên biển, thúc đẩy phát triển và hợp tác biển

Hình sự & tố tụng hình sự
20/08/2019 16:10
TS. Lê Thị Tuyết Mai
aa
Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày UNCLOS chính thức có hiệu lực, đồng thời đánh dấu 25 năm việt nam phê chuẩn công ước. Việc việt nam tích cực tham gia và thực hiện uncloS thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của việt nam vào một trật tự pháp lý công bằng về biển.


Điểm 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn UNCLOS nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

adadad

Sơ đồ về quy định pháp luật quốc tế các vùng biển.

Khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương

UNCLOS được các quốc gia và cộng đồng quốc tế coi là văn kiện pháp lý quốc tế toàn cầu quan trọng thứ hai sau Hiến chương LHQ. Nghị quyết tổng hợp thường niên của Đại hội đồng LHQ về Đại dương và Luật biển khẳng định “UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương và là cơ sở pháp lý cho mọi hành động và hợp tác ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu; do có tầm quan trọng chiến lược, tính thống nhất, toàn vẹn của UNCLOS cần tiếp tục được duy trì” .

Nhằm mục tiêu “giải quyết mọi vấn đề liên quan đến luật biển” và “thiết lập một trật tự pháp lý trên biển”, UNCLOS, với 320 Điều và 9 Phụ lục, quy định một cách rõ ràng và toàn diện về quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc phạm vi và ngoài phạm vi tài phán quốc gia, cũng như các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia dù có biển, quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển và đại dương, các quy định về hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và phi sinh vật; vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển.

Vai trò của UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn cầu cao nhất cũng được khẳng định qua quan hệ giữa UNCLOS và các Công ước và hiệp định quốc tế khác, và quan hệ với các nguồn khác của luật quốc tế trong đó có luật tập quán quốc tế.

Các quốc gia đã khẳng định tại UNCLOS rằng, các điều ước quốc tế giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên UNCLOS về bất kỳ vấn đề nào đã được quy định trong Công ước thì phải bảo đảm phù hợp với Công ước (Điều 311.2); hiệp định/ thỏa thuận (agreement) nhằm thay đổi hoặc dừng áp dụng một số quy định của Công ước giữa hai hoặc nhiều quốc gia thành viên chỉ có thể được ký kết với điều kiện thỏa thuận đó không ảnh hưởng đến “việc thực hiện hiệu quả mục tiêu và mục đích của Công ước này”, “việc áp dụng các nguyên tắc của Công ước”, và “việc thụ hưởng các quyền và thực thi nghĩa vụ theo Công ước” (Điều 311.3).

Về quan hệ giữa UNCLOS với các nguồn khác của luật quốc tế, trong đó có luật tập quán quốc tế, chỉ có các quyền và nghĩa vụ hình thành từ các quy tắc của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS là được công nhận và áp dụng bởi toà án hay toà trọng tài có thẩm quyền theo Phần XV của Công ước (Điều 293.1). Đoạn 8 Lời nói đầu UNCLOS nêu “các vấn đề không được điều chỉnh bởi Công ước sẽ tiếp tục được điều chỉnh bởi luật quốc tế chung” cần phải được hiểu, giải thích phù hợp với mục tiêu và quy định nêu trên của UNCLOS.

Theo đó, Đoạn này là để giải quyết quan hệ giữa UNCLOS với tư cách là luật chuyên ngành (lex specialis) chứa đựng các quy phạm cụ thể về biển với luật quốc tế chung (general international law hay còn gọi là lex generalis) bao gồm các nguyên tắc và quy phạm chung áp dụng cho tất cả các ngành của luật pháp quốc tế như nguyên tắc thiện chí thực thi các điều ước quốc tế đã ký kết (pacta sunt servanda) hay giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp quốc tế, các quy định về giải thích điều ước quốc tế được pháp điển hoá trong Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước. Hơn nữa, bản thân Lời nói đầu UNCLOS đã khẳng định Công ước “giải quyết mọi vấn đề liên quan đến biển”.

Do đó, việc giải thích Đoạn 8 này theo hướng UNCLOS không phải là khuôn khổ pháp lý duy nhất và tồn tại các khuôn khổ khác như luật tập quán quốc tế hình thành trước Công ước điều chỉnh các vấn đề về biển là đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS, nhằm hạ thấp giá trị của Công ước.

Thực tiễn án lệ gần đây, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS đã xem xét mối quan hệ giữa UNCLOS và các nguồn khác của luật quốc tế, đặc biệt là giá trị của các quyền hình thành trước khi Công ước ra đời và kết luận: (i) Đối với các quyền và nghĩa vụ được hình thành độc lập với UNCLOS và không trái với UNCLOS, việc áp dụng các quyền này không bị Công ước làm thay đổi; (ii) Đối với các quyền và nghĩa vụ hình thành một cách độc lập trước khi UNCLOS có hiệu lực và không phù hợp với UNCLOS thì các quyền và nghĩa vụ này sẽ bị loại bỏ.

Tòa trọng tài này cũng khẳng định, không có quy định nào của UNCLOS cho phép các quyền lịch sử đối với tài nguyên được tiếp tục tồn tại tại các vùng đặc quyền kinh tế và Công ước cũng không cho phép các quyền này được được tồn tại tại thềm lục địa, biển cả và Vùng đáy biển quốc tế. UNCLOS không có quy định nào về việc duy trì và bảo vệ cho các quyền lịch sử không phù hợp với UNCLOS.

Xác định rõ quy chế pháp lý

Trên cơ sở tập quán quốc tế, các quốc gia đã ghi nhận tại UNCLOS quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển, trong đó xác định rõ phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia (gồm biển cả hay còn gọi là biển quốc tế, Vùng đáy biển quốc tế và tài nguyên khoáng sản ở đó là di sản chung của nhân loại).

UNCLOS cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các quốc gia. Các chế định vùng biển quan trọng nhất của UNCLOS phải kể đến là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo và hợp tác nhằm bảo vệ môi trường biển, bảo tồn và quản lý các nguồn lợi sinh vật biển.

Chiểu theo các chế định của UNCLOS về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phải được phép của quốc gia đó; mọi hoạt động không được cấp phép đều là bất hợp pháp, vi phạm một cách rõ ràng các quy định của Công ước.

bài liên quan
Những tướng cướp khét tiếng nhất lịch sử - (Kỳ 1): Nữ chúa hải tặc biển Ireland là ai?

Những tướng cướp khét tiếng nhất lịch sử - (Kỳ 1): Nữ chúa hải tặc biển Ireland là ai?

Trong tâm trí những người đi biển và lịch sử hàng hải, luôn có một nỗi sợ hãi thường trực về cướp biển. Trong lịch sử, có nhiều tên cướp biển khét tiếng, gây bao nỗi sợ hãi, đau khổ và mất mát cho các thương nhân và các quốc gia có cướp biển lộng hành.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tiếp xã giao nguyên Chủ tịch Toà án quốc tế về Luật Biển

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tiếp xã giao nguyên Chủ tịch Toà án quốc tế về Luật Biển

Sáng 1/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã tiếp xã giao GS. Rüdiger Wolfrum, nguyên Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Thành viên Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Đức, giám đốc danh dự viện Max Planck về Luật Công so sánh và Luật Quốc tế.
Bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa

Bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1507/QĐ-TTg ngày 13/9/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thực thi các quy định Công ước của LHQ về Luật Biển ngày 10/12/1982 về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề cập sự cố nghiêm trọng đang diễn ra ở Biển Đông tại ARF-26

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề cập sự cố nghiêm trọng đang diễn ra ở Biển Đông tại ARF-26

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng vẫn còn những quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên thực địa, bao gồm các hành động đơn phương và sự cố nghiêm trọng đang diễn ra ở Biển Đông, đặc biệt là những hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển.
Đảm bảo chất lượng tàu cá: Nên “siết” đăng kiểm và “nới lỏng” điều kiện đóng tàu

Đảm bảo chất lượng tàu cá: Nên “siết” đăng kiểm và “nới lỏng” điều kiện đóng tàu

Để đảm bảo chất lượng tàu cá, cần nâng cao năng lực các cơ sở đăng kiểm chứ không phải là siết điều kiện kinh doanh của các cơ sở đóng mới.
Quyết định dẫn độ 8 đối tượng cướp biển người Indonesia sang Malaysia

Quyết định dẫn độ 8 đối tượng cướp biển người Indonesia sang Malaysia

Hôm qua (12/9), TAND TP Hà Nội đã mở phiên họp và Quyết định chấp nhận yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia về việc dẫn độ 8 tên cướp biển quốc tịch Indonesia sang Malaysia để xét xử.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.