Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM mới đây đã ban hành quyết định chuyển cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã HoSE: HBC) từ diện hạn chế giao dịch sang diện kiểm soát từ ngày 19/1/2024.
Theo đó, cổ phiếu HBC sẽ được giao dịch toàn thời gian kể từ ngày 19/1. Nguyên nhân do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã khắc phục được tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.
Dù vậy, cổ phiếu HBC vẫn đồng thời được theo dõi ở các diện, đó là cổ phiếu bị kiểm soát do Công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (2021-2022) và cổ phiếu bị cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2022 là số âm.
Sau quyết định trên của HoSE, cổ phiếu HBC đã tăng 6,9% lên mức giá trần 8.680 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đột biến đạt 5,73 triệu đơn vị, gấp gần 5 lần khối lượng khớp lệnh trung bình của mã này trong 10 phiên giao dịch gần đây.
Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2023, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.893 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2022.
Với việc giá vốn bán hàng giảm chậm hơn, Công ty ghi nhận lợi nhuận gộp gần 40 tỷ đồng, giảm 86% so với năm trước. Sau khi trừ đi các chi phí và thuế, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 170 tỷ đồng trong quý 3/2023, trong khi cùng kỳ doanh nghiệp này lãi hơn 5,4 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng của năm 2023, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần hơn 5.355 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế âm hơn 883 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2022 lãi 61,2 tỷ đồng).
Năm 2023, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng.
Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp đã thực hiện được gần 43% kế hoạch doanh thu, trong khi lợi nhuận đến nay vẫn là con số âm.
Tại thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là gần 13.696 tỷ đồng, giảm 1.898 tỷ đồng so với đầu năm.
Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp lên đến 13.344 tỷ đồng, cao gấp gần 38 lần vốn chủ sở hữu của Công ty (hơn 352,2 tỷ đồng).
Đáng chú ý, ở thời điểm kết thúc quý 3/2023, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên đến hơn 2.980 tỷ đồng.
Ngày 11/10, tại UBND TP Phú Quốc, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Tiếp tục hành trình quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng mưa lũ sau bão số 3, ngày 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam mang theo nhu yếu phẩm và tình yêu thương tới bà con xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, dự báo sâu bệnh gây hại kịp thời, từ đó tạo đà cho huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường.
"Thủ khoa" đầu vào trường THPT Lê Hồng Phong bị cho thôi học, sau khi nhà chức trách phát hiện điểm thực tế của em này thấp hơn 15 điểm so với công bố.
Tại Quyết định số 2888-QĐ/TU ngày 27/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An điều động, phân công, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.