Trải nghiệm đa văn hoá cùng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ là thứ đáng quý nhất mà Hương Giang nhớ mãi sau khi trở về.
Nguyễn Hương Giang, 23 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Khi đang là sinh viên năm thứ ba khoa Quốc tế học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cô tham gia cuộc thi “Sáng tạo thanh niên về Quản trị và Phát triển khu vực Mekong - YICMG 2019” và xuất sắc lọt vào Vòng chung kết kéo dài một tuần, được tổ chức tại tỉnh Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc.
Gần đây, những trải nghiệm quý giá mà cô có được từ chuyến đi hai năm trước được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, bất ngờ nhận được nhiều lượt tương tác, chia sẻ.
Mùa hè năm 2019, mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô nữ sinh Hà Thành lần đầu đặt chân đến vùng đất Thanh Hải (Trung Quốc) và trở về với nhiều khám phá thú vị.
“Trong suốt chuyến hành trình, được đắm chìm mình với cảnh vật, mình nhận ra bản thân chỉ là một sinh linh bé nhỏ trong thế giới bao la này.
Vốn lớn lên giữa ồn ào của phố phường Hà Nội, giây phút ấy cho mình biết mẹ thiên nhiên đẹp đến khó tả, đẹp đến si mê, một vẻ đẹp không thể tả thành lời” – Hương Giang chia sẻ.
Tỉnh Thanh Hải nằm trên cao nguyên Thanh - Tạng và là nơi sinh sống của một lượng lớn người Tạng. Đây là nơi bắt nguồn hai con sông quan trọng nhất của Trung Quốc: Trường Giang và Hoàng Hà, cũng là nơi khởi nguồn của dòng Mekong huyền bí.
Ở độ cao trung bình trên 3000 mét, cảnh quan thiên nhiên nơi đây mang đặc trưng của vùng cao nguyên. Người Hán, Tạng, Hồi, Mông Cổ và Tát Lạp ở Thanh Hải có một lịch sử lâu dài và còn lưu giữ được truyền thống văn hóa độc đáo, phong phú.
Khi vừa hạ cánh xuống sân bay, Hương Giang và các bạn đã được quàng chiếc khăn lụa lên cổ thay cho lời chào đón.
Sau này, cô được biết đó là những chiếc khăn Khata. Việc quàng chiếc khăn Khata là sự bày tỏ việc tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Người ta tặng khăn Khata trắng như một sự ban phước lành hay một lời chúc cát tường.
Qua tìm hiểu và kinh nghiệm những anh chị đi trước, Hương Giang biết rằng thời tiết của ở Thanh Hải rất khắc nghiệt.
Dù là mùa hè những nhiệt độ ban ngày chỉ ở mức 12-13 độ C, ban đêm có khi xuống mức âm độ. Cô đã chủ động mang theo kem chống nắng chỉ số cao và quần áo giữ nhiệt, chống gió.
Thêm vào đó cũng tích cực luyện tập thể thao trước khi lên đường, nhằm thích nghi với địa hình cao, không khí loãng.
Trong khi tham gia các hoạt động, Hương Giang cũng chủ động hỏi người hướng dẫn đoàn, các bạn sinh viên bản địa, qua đó biết thêm nhiều phong tục, nét văn hoá riêng của người Tạng như điểu táng hay các lễ hội đua ngựa.
Lúc đầu, khi được nghe về phong tục điểu táng, cô còn thấy hơi sợ và cảm thấy rùng mình. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu, phân tích từ góc độ văn hoá, cô hiểu rằng điều kiện trên núi cao, xa nguồn nước, đất đai khô cằn thì điểu táng hay thiên táng là sự lựa chọn thích hợp.
Theo lịch trình, cô có một ngày một đêm nghỉ ngoài trời, trú mình trong những lều trại mang phong cách thảo nguyên.
Dù bản thân nhiều khi cảm thấy hơi đuối sức sau nhiều hoạt động liên tiếp của cuộc thi cùng môi trường khác lạ, nhưng cô luôn giữ thái độ vui vẻ, hào hứng.
“Khi đêm xuống, bước ra khỏi lều, trước mắt mình là bầu trời đầy sao hiện lên lấp lánh, cảm giác có thể với tay hái xuống vậy. Đó là khoảnh khắc mà mình sẽ không thể nào quên.” – cô bồi hồi nhớ lại.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 Lực lượng. Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Uất Trung - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đồng chủ trì Hội nghị.
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.