Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Chuyện những thầy cô cắm bản

Xét xử
18/11/2019 08:49
Uyên Na
aa
Cuối tuần qua đã diễn ra lễ tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hằng ngày, họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống nhưng đều vì tình yêu con chữ, tình yêu học trò mà bám trụ với nghề.


Anh81.

63 tấm gương giáo viên tiêu biểu được vinh danh.

Áp lực từ những cuộc thi hình thức

Tại các buổi gặp mặt với các bộ, ngành, chức năng, các thầy, cô giáo đã nêu lên nhiều kiến nghị như: giảm tải áp lực cho giáo viên trong các cuộc thi sáng kiến sáng tạo, giáo viên dạy giỏi, có cơ chế luân chuyển cán bộ công tác tại vùng đặc biệt khó khăn phù hợp; có chính sách đảm bảo chế độ cho giáo viên và học sinh vùng cao; tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ tạo việc làm cho đồng bào vùng cao đảm bảo cuộc sống để học sinh có điều kiện đi học...

Cô giáo Mùa Thị A (Trường Mầm non Hoa Đào, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) bày tỏ: “Học sinh mỗi vùng dân tộc thiểu số bên cạnh những khó khăn chung thì có những hạn chế riêng. Việc áp dụng chương trình dạy kiến thức chung gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có những kiến thức phù hợp với từng vùng miền.

Ngoài ra, học sinh vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn. Nhiều em không có đủ tiền để mua sách vở. Tôi rất mong các cấp, các ngành có chính sách hỗ trợ, phát sách cho học sinh vùng dân tộc thiểu số”.

Chung quan điểm, thầy giáo Nguyễn Quang Trung (THCS Quảng Hòa, Đắk Nông) thẳng thắn bày tỏ thực trạng, thực hiện việc tinh giản biên chế, số lượng giáo viên phụ trách lớp đã theo quy định. Tuy nhiên, có nhiều cuộc thi dành cho giáo viên đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời gian giảng dạy cho học sinh trên lớp.

Dù giáo viên có lịch dạy bù nhưng vẫn không đảm bảo chất lượng bằng việc dạy như đúng quy định. Thầy Trung đề nghị, ngành Giáo dục cần giảm số lượng cuộc thi dành cho giáo viên. Đồng thời, cần giảm số lượng hồ sơ sổ sách mang tính hình thức để giảm gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ dạy, quản lý mà còn phải đảm nhiệm việc kiểm tra các chế độ dành cho học sinh.

Còn cô Lương Thị Hòa, giáo viên âm nhạc kiêm Tổng phụ trách đội Trường Tiểu học và THCS Cao Sơn, TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) chia sẻ câu chuyện cô sụt 10kg sau khi tham gia bốn kỳ thi giáo viên giỏi âm nhạc cấp huyện, tỉnh và giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện tháng 3 năm ngoái.

Giáo viên này cũng mong muốn các kỳ thi giáo viên dạy giỏi được giảm tải, nhất là để loại trừ tính thành tích trong thi đua, đặc biệt là những người dạy ở vùng đặc biệt khó khăn, để thầy, cô tập trung giảng dạy và quan tâm nhiều hơn đến học sinh.

Tương tự, cô giáo Hà Thị Hiền (Trường Tiểu học và THCS Phú Cường, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Hiện nay, ở Trường Phú Cường trung bình 40 học sinh/lớp. Tuy nhiên, học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp nhận kiến thức hơn so với những học sinh ở vùng thuận lợi.

Có những em học sinh lớp 7 do tôi phụ trách, khả năng đọc còn chậm hơn so với con tôi đang học cấp 1 ở thị trấn. Có học sinh hôm nay kiểm tra đọc thuộc bài “Nam quốc sơn hà” là một bài rất ngắn, nhưng ngày mai lại quên. Tôi đề nghị giảm sĩ số học sinh trong một lớp để giáo viên có điều kiện quan tâm, kèm cặp các em học sinh được tốt hơn”.

Bày tỏ sự thấu hiểu trước áp lực của giáo viên, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT thừa nhận: “Thời gian qua nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp mang tính chất diễn, một giờ dạy giỏi được diễn đi diễn lại nhiều lần, làm tính chất cuộc thi này khác đi, mục tiêu của cuộc thi giáo viên dạy giỏi không còn trong sáng nữa.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang rà soát tất cả Thông tư quy định về giáo viên dạy giỏi, từ đó xây dựng Thông tư mới, hướng đến việc xét và công nhận danh hiệu này qua cả một quá trình, bởi “một giờ dạy không đủ quyết định giáo viên đó có giỏi hay không”.

Vượt lên tất cả vì tình yêu học sinh

Tại buổi gặp gỡ và chia sẻ, 63 thầy, cô mang theo 63 câu chuyện khác nhau, chan chứa tình thầy trò, với bản làng nơi mình gieo con chữ cho học sinh dân tộc thiểu số…

Anh82.

Những phần quà chia sẻ cùng giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Cô giáo Lương Thị Hòa (SN 1986), là giáo viên môn Âm nhạc với gần 12 năm gắn bó với các học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình không giấu nổi sự xúc động khi nhắc đến những kỷ niệm với học trò: “Bất cứ nơi nào mình đi qua, dùng chính tình yêu để dạy cho học sinh, như mang đến những món quà của cuộc sống. Nhiều người nói rằng, giáo viên mong mỏi đến ngày 20/11 để nhận quà, nhưng bản thân tôi, chưa một lần được nhận những món quà vật chất. Tôi yêu điều đó, chính bản thân tôi cũng không bao giờ để con tôi mang phong bì đến tặng cô giáo. Nhiều phụ huynh cứ “làm hư” giáo viên rồi lại trách giáo viên”.

Thời điểm mới ra trường, do đồng lương eo hẹp, cô Hòa phải đi làm thêm rất nhiều công việc vào các dịp hè ở các nhà hàng: “Tôi ở thành phố, nhà cách trường hơn 50km, ngày nào cũng đều đặn sáng đi tối về, không kể nắng mưa. Tôi quá yêu những ngôi trường xa xôi, quá yêu thương các em học sinh ở đó, mới gắn bó, không thể rời xa...”, nữ giáo viên vùng cao chia sẻ.

Thầy Ksor Giêng, giáo viên tại Trường Tiểu học và THCS EA Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cũng chia sẻ: “Từ ngày ra trường, tôi về nhận công tác ở đây đã 10 năm. Nhà tôi cách trường 50km, vợ tôi cũng tốt nghiệp Khoa Văn nhưng khả năng xin việc hiện nay chắc rất khó. Hiện cuộc sống khá vất vả với đồng lương eo hẹp nuôi hai con nhỏ, thế nhưng, dường như việc gắn bó với ngôi trường này cũng đã trở thành niềm hạnh phúc của chúng tôi.

Mặc dù chưa bao giờ nhận được những món quà vật chất nhưng tình cảm của các em học sinh thì dạt dào. Ngày 20/11 vài năm lại đây các em mới biết tặng thầy, mỗi em một bông hoa… nhựa. Các em quý thầy, cô, có những em sau khi tốt nghiệp mấy năm vẫn còn nhớ, hỏi thăm thầy. Tôi trân quý điều đó”.

Một tấm gương khác là thầy giáo Lê Minh Trung, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) tốt nghiệp đại học sư phạm năm 1999, cố gắng trụ lại thành phố Hồ Chí Minh để có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, sau 7 năm dạy hợp đồng tại các trường ở thành phố Hồ Chí Minh, thầy Trung về quê và được nhận vào làm việc tại Sở GD-ĐT Tây Ninh dưới dạng tạo nguồn, không có biên chế.

Khó khăn chồng chất khi vợ sinh lần 2 với hai bé trai song sinh, trong đó có một cháu bị bại não, phải điều trị liên tục tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2008 đến nay. Cuộc sống vô vàn khó khăn nhưng thầy Trung vẫn bám trường, bám lớp.

Tháng 2/2011, thầy Trung được tuyển dụng làm giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh. Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên của trường. Đây là trường 2 cấp học, thường xuyên có trên 500 học sinh thuộc 12 đến 14 dân tộc từ lớp 6 đến lớp 12 sinh hoạt và học tập.

Sau 8 năm hoạt động, thầy trò nhà trường đã dần hoàn thiện và đạt một số thành tích đáng khích lệ như 3 năm liền đều có học sinh đạt giải cấp tỉnh môn văn hóa; 3 năm liền tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%; đạt nhiều giải trong các hội thao quốc phòng, hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Hiện nay, các em rất hòa đồng và thân thiện, không còn rụt rè, nhút nhát như những ngày đầu đến trường.

Thầy Trung bày tỏ mong muốn: “Trước sự tiến bộ của các em, là một trong những người trực tiếp nuôi dạy các em từ những ngày đầu, tôi rất phấn khởi, mong rằng trong thời gian tới cha mẹ các em nâng dần ý thức về việc học tập của con mình để hỗ trợ nhà trường tốt hơn trong việc nuôi dạy các em; học sinh ngày càng tiến bộ trong học tập, ý thức tốt trong sinh hoạt”…

Tặng sổ tiết kiệm cho giáo viên

Từ năm 2015-2018, triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 214 thầy giáo, cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Năm 2019, chương trình tuyên dương 63 giáo viên, trong đó có 23 giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học và THCS ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Mỗi thầy, cô giáo được tuyên dương năm nay sẽ được nhận một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng; Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc và Bộ GD-ĐT.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Lợi dụng việc được giao quản lý cửa hàng xăng dầu, nhóm đối tượng đã tham ô hàng tỷ đồng tiền của doanh nghiệp.
Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Do thiếu người đại diện của người bị hại, phiên toà sơ thẩm xử vụ án cô gái trẻ từng là á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang phải tạm hoãn.
Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Các Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử dừng phiên toà, làm rõ dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, làm sai lệch hồ sơ vụ án nêu trên để đảm bảo việc xét xử diễn ra công tâm, khách quan, toàn diện trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn.
Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ma Thế Hồ (SN 1979, trú tại thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể) về tội "Giết người”, do mang dao đi tìm chìa khóa.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.