Xây nhà máy điện trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Hàng loạt sai phạm trong phát triển điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại thông báo kết luận nói trên.
Về đất đai xây dựng nhà máy, cơ quan thanh tra kết luận việc Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản hướng dẫn UBND tỉnh Bình Thuận xây dựng dự án trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, thời gian dự trữ khoáng sản... là không có cơ sở.
UBND tỉnh Bình Thuận tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc chọn địa điểm xây dựng Nhà máy điện gió Đại Phong, Nhà máy điện gió Hồng Phong 1 trong khi chưa có Nghị định về quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ là không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trương.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, 13 dự án điện mặt trời và điện gió đã đầu tư xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 645/QĐ-TTg. Trong đó, nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 xây dựng trên đất hoạt động khoáng sản; Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 còn xây dựng trên 40,57 ha rừng, đến thời điểm thanh tra chưa thực hiện xong việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Theo giải trình của UBND tỉnh Bình Thuận, dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án. Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng đã nộp Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận số tiền 10,359 tỷ đồng theo phương án phê duyệt.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, các dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2; Nhà máy điện gió Thái Hòa, Nhà máy điện gió Đại Phong, Nhà máy điện gió Hồng Phong 1, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2, Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1, Nhà máy điện mặt trời Mũi Né, Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4, Nhà máy điện gió Phú Lạc - Giai đoạn 2, Nhà máy điện gió Phong điện 1 đều xây dựng trên đất mặt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là không có cơ sở pháp luật, vi phạm quy định.
Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận địa điểm, cho phép xây dựng nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 tại xã Hồng Liêm trên đất Quy hoạch phân vùng khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan là vi phạm Luật đất đai năm 2013.
“Trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Thuận”, Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Dự án điện "chiếm dụng đất"
Cũng theo cơ quan thanh tra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bình Thuận để xây dựng các dự án điện mặt trời cũng có nhiều vi phạm.
Theo đó, việc UBND tỉnh Bình Thuận cho các doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận, Công ty Cổ phần năng lượng Hồng Phong 1, Công ty Cổ phần năng lượng Hồng Phong 2, Công ty Cổ phần Đức Thành Mũi Né, Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận được thuê đất 50 năm với mục đích xây dựng công trình năng lượng là không có cơ sở pháp luật.
UBND tỉnh Bình Thuận cho Công ty Cổ phần điện gió Hồng Phong 1 thuê 14,75 ha đất, thời hạn sử dụng 5 năm để đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc – Giai đoạn 2 là không đúng quy định. Trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng dự án/cổ phần dự án cho nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, phức tạp trong việc bồi thường khi thu hồi đất để khai thác khoáng sản, trách nhiệm thuôc về UBND tỉnh Bình Thuận.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Thuận còn phê duyệt và cho thuê đất vượt hạn mức theo quy định để các doanh nghiệp xây dựng dự án điện mặt trời trên địa bàn, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Theo kết luận, hàng loạt dự án khởi công khi chưa hoàn thiện các thủ tục về thuê đất tại địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Trong đó, Công ty Cổ phần điện Mặt Trời đã khởi công Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, đường dây điện trên diện tích 56,32 ha trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất trên thực địa.
Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh đây là hành vi chiếm dụng đất, vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Đất đai 2013. Trách nhiệm thuộc về Công ty Cổ phần điện Mặt Trời và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phong.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2 ngày 16/6/2020, vận hành thương mại ngày 24/12/2020 là vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê 55,47 ha đất của UBND tỉnh Bình Thuận, không thực hiện đúng cam kết tại các văn bản xin thuê đất.
Đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận. Trách nhiệm thuộc về Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phong và UBND tỉnh Bình Thuận.
Tương tự, Công ty Cổ phần Đức Thành Mũi Né (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Mũi Né) và Công ty Cổ phần Hà Đô Bình Thuận (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4) xây dựng nhà máy trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai, vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Bình Thuận.
Kết luận cũng chỉ ra, với Công ty TNHH Điện Mặt Trời Trường Lộc Bình Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đại Phong, Công ty Cổ phần điện gió Hồng Phong 1, Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1, Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2, Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng, Công ty Cổ phần điện mặt trời, Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận… việc để các doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời, điện gió trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, chưa được thuê đất, ngoài trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, trách nhiệm quản lý đất đai thuộc về UBND tỉnh Bình Thuận; UBND huyện nơi các dự án xây dựng.
Cơ quan thanh tra cũng phát hiện có 12/13 dự án điện mặt trời tại Bình Thuận vi phạm điều kiện khởi công xây dựng công trình như: Thiết kế bản vẽ thi công chưa được phê duyệt; 2 dự án chưa có giấy phép xây dựng; 5 dự án mặt bằng thi công chưa được bàn giao. Việc khởi công xây dựng các dự án đinẹ khu Thiết kế bản vẽ thi công chưa được phê duyệt, mặt bằng xây dựng chưa được bàn giao là vi phạm Luật Xây dựng năm 2014.
Trong quá trình thi công đến ngày vận hành thương mại, hầu hết các chủ đầu tư đã khắc phục vi phạm. Tuy nhiên, các vi phạm trên có ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án để nhà máy vận hành thương mại trước ngày 1/7/2019, ngày 1/1/2021 đối với dự án điện mặt trời; trước ngày 1/11/2021 đối với dự án điện gió để được áp dụng cơ chế khuyến khích (giá FIT áp dụng trong 20 năm).
Bên cạnh đó, việc công nhận ngày vận hành thương mại, đưa 12/13 dự án vào sử dụng khu chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư là vi phạm Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Luật Xây dựng, Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư 39/2015/TT-BCT. Trách nhiệm thuộc về Công ty Mua bán điện, EVN, các chủ đầu tư.
Đã chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến Cơ quan An ninh điều tra
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
Cùng với đó, chủ trì, chỉ đạo thực hiện khắc phục những tồn tại, khuyết điểm vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Đối với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.
Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia/Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan tại tỉnh Bình Thuận.
Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xem xét, xử lý việc thu hồi diện tích đất cho thuê vượt định mức quy định, tăng sai 15,79 ha.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Công ty Cổ phần điện mặt trời hoàn thành việc thuê đất, xác định và truy thu tiền thuê đất đối với diện tích 9,73 ha.
Đối với Cục thuế tỉnh Bình Thuận, có biện pháp thu nộp NSNN tiền thuê đất và chậm nộp đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận với số tiền 866,1 triệu đồng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Tiến hành kểm tra cơ sở massage, nhà nghỉ ở phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cơ quan chức năng phát hiện 6 nữ nhân viên đang bị “nhốt” trong một căn phòng.
Chiều 4/11, Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.
UBND tỉnh Hà Giang vừa có văn bản chỉ đạo rà soát, kiểm tra thực hiện việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản có nhiều dấu hiệu bất thường trong thời gian qua.
CEO Phạm Kim Dung chia sẻ về hành trình đưa người đẹp Việt ra quốc tế cũng như mong muốn dải đất hình chữ S trở thành cái tên đứng đầu bản đồ nhan sắc thế giới.
Quá trình điều tra, công an TP Bảo Lộc đã bắt giữ 'nữ quái' cải trang đột nhập vào một trường học trộm cắp nhiều điện thoại, máy tính và tiền của học sinh.
Sau 4 năm điều trị bệnh tâm thần, Cao Trí Trung – kẻ cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy từ Bắc vào Nam bị đưa ra xét xử và phải trả giá bằng bản án cao nhất.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.