Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật;...
Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện chương trình gồm: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế; quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
Trong đó, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).
Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện Chương trình; chủ động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, quản lý và đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Xây dựng và triển khai các chương trình hành động để triển khai chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lồng ghép các hoạt động của Chương trình với các dự án, chương trình khác trong lĩnh vực lao động.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,...) và nguồn xã hội hóa.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 394/KH-UBND ngày 31/12/2024 về việc an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố năm 2025.
Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về an toàn lao động" liên quan đến vụ việc 4 người tử vong khi rơi từ thang treo công trình trên đường Nguyễn Công Trứ.
Gần đây, Hà Nội xảy ra hàng loạt sự cố liên quan đến vấn đề an toàn tại các công trình xây dựng. Đáng nói, khi những vụ tai nạn không may xảy ra, người dân không biết kêu ai khi trách nhiệm thì vẫn được “đá qua đá lại” giữa nhiều cơ quan.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Những đoàn xe vận tải hạng nặng phóng bạt mạng trên đường, đất đá vương vãi khắp nơi, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đang ngày ngày hiện hữu, ảnh hưởng tới đời sống của người dân tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.
Trao đổi về việc công trình số 62 Nguyễn Huy Tưởng đã bị đình chỉ nhưng vẫn hoạt động gây tai nạn chết người, Sở LĐTB&XH TP Hà Nội cho biết không nắm rõ vấn đề này: "Cơ quan nào đình chỉ thì cơ quan đó phải giám sát".
Từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2023, các đối tượng đã thành lập, sử dụng 41 công ty "ma" để bán trái phép 35.273 hóa đơn GTGT với tổng giá trị hơn 4.400 tỷ đồng.
Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường để chuẩn bị đón đội tuyển Việt Nam từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.
Nhằm đảm bảo mục tiêu cấp nước phục vụ sản xuất, đảm bảo cấp nước tưới cho 122ha lúa Đông xuân và 35ha cây trồng khác thuộc xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, cấp nước sinh hoạt 6.000m3/ngày đêm cho nhà máy nước Châu Pha nên dự án nâng cấp hồ chứa nước Châu Pha
Năm 2024, trong bối cảnh cả nước tiếp tục nỗ lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số mạnh mẽ để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn chủ động, bám sát c
Ngày 3/1, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang phối hợp UBND TP Châu Đốc tổ chức Lễ ra quân thực hiện các hoạt động trong Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ 2025.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2023, các đối tượng đã thành lập, sử dụng 41 công ty "ma" để bán trái phép 35.273 hóa đơn GTGT với tổng giá trị hơn 4.400 tỷ đồng.
Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thảo (SN 1996, ở Lào Cai) và Lin Kai Yuan (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc) về tội ''Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép''; Dương Thị Như Hồng (SN 2000, ở tỉnh Ninh Bình) về tội ''Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh''.
Các đối tượng khai nhận mua số xúc xích này tại Lạng Sơn, không có nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì có chữ tiếng Trung Quốc mang về Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ, cung cấp cho nhiều cơ sở kinh doanh bán lẻ.
Thấy đối tượng điều khiển xe máy lạng lách, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ một cán bộ CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe, thay vì chấp hành, đối tượng này đã tông trúng cán bộ CSGT khiến người này bị thương phải nhập viện.
Lại thêm một vụ án con giết mẹ. Tin tức vừa nghe qua đã khiến lòng tôi quặn thắt, đau đớn và khó hiểu. Làm sao một người con, được sinh ra từ tình yêu và sự hy sinh vô bờ bến của người mẹ, lại có thể nhẫn tâm cướp đi mạng sống của chính đấng sinh thành?
TAND TPHCM sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm 13 bị cáo trong vụ vi phạm quy định đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TPHCM, Công ty T.S.T, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cùng các đơn vị liên quan.
Sau khi kiểm tra hiện trường và phương tiện trong vụ tai nạn giao thông, lực lượng chức năng Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện khối lượng lớn ma tuý trên chiếc ô tô gặp nạn.
Các đối tượng lợi dụng trời tối cùng vượt biên trái phép sang Trung Quốc mua 54 kg nổ trái phép. Đang trên đường mang về Việt Nam tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.