Ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói, nếu coi thương hiệu Vinalines trước kia là điển hình về sự yếu kém của một doanh nghiệp nhà nước, thì tên mới VIMC là hình ảnh về sự hồi sinh của một doanh nghiệp nhà nước.
Đã hơn một năm kể từ ngày Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đổi biểu trưng, chuyển mô hình hoạt động thành công ty cổ phần, với thương hiệu mới VIMC, thay cho cái tên cũ lắm “tì vết” - Vinalines.
Ở đây, từ người đứng đầu cho tới những anh công nhân vận hành cảng biển, đội thủy thủ trên các con tàu viễn dương VIMC, giờ không một ai muốn nhắc tới Vinalines nữa.
“Với chúng tôi cái tên Vinalines đã vào dĩ vãng. Doanh nghiệp đã sang một trang mới!”, Chủ tịch Sơn nói.
Được biết, Vinalines thời kỳ đen tối nhất đã “ôm” khoản lỗ tới... 25.000 tỷ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khi đó đã bị âm. “Thời kỳ này được coi là đáy, là tận cùng của khó khăn, mà cả tập thể phải tìm cách để gượng dậy”, ông Sơn nói và cho biết, sau 6 năm cùng tập thể doanh nghiệp kiên trì tái cơ cấu, VIMC bây giờ đã có nhiều thay đổi.
Trên thực tế, VIMC bắt đầu ghi nhận được những tín hiệu đầu tiên của sự hồi sinh là vào cuối năm 2017 - thời điểm Tổng công ty trình Chính phủ phương án cổ phần hóa doanh nghiệp.
Với đà hồi phục này, VIMC đã tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu vào tháng 8/2020. Từ đó cho đến nay, đã qua mấy làn sóng dịch bệnh COVID-19, nhưng hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển và vận tải biển… của doanh nghiệp vẫn ghi nhận được những con số lạc quan.
Cụ thể, năm nay, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất cả năm là 944 tỷ đồng. Nhưng chỉ mới 2 quý đầu năm, “Tổng” này đã đạt lợi nhuận 1.300 tỷ đồng. Nếu hợp nhất 9 tháng của năm 2021, VIMC đạt lợi nhuận chừng 2.300 tỷ.
Có được những con số này là do diễn biến tương đối thuận trên thị trường vận tải biển nên lĩnh vực vận tải biển từ đầu năm 2021 tăng trưởng mạnh, kinh doanh có lời, đồng thời giúp giảm được lỗ của giai đoạn trước.
Vấn đề từng làm ban lãnh đạo Tổng công ty “đau đầu” một thời đó là sự tốn kém của đội tàu già, cũng đã cơ bản được giải quyết trong giai đoạn 2015 - 2018.
“Khó khăn còn lại với đội tàu hiện nay là những con tàu đóng mới trong nước, giá thành cao, chi phí tài chính lớn đang cần xử lý để nâng cao hiệu quả kinh tế”, Chủ tịch VIMC thông tin. Theo đó, VIMC sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng phát triển đội tàu vận tải container tải trọng lớn, hiện đại cùng các container đồng bộ; thanh lý các tàu thế hệ cũ và triển khai đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, kết nối toàn bộ các doanh nghiệp thành viên nhằm chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
Ngoài ra, sẽ tập trung cho các dự án như: Bến số 4, 5 Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn (Bình Định) và dự án Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 (Đà Nẵng)...
“VIMC sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực cho 2 lĩnh vực sở trường của doanh nghiệp đó là vận tải biển và cảng biển để bồi tụ thương hiệu mới của mình trong mắt đối tác. Chúng tôi tin rằng, tên mới VIMC là hình ảnh về sự hồi sinh của một doanh nghiệp nhà nước”, Chủ tịch Lê Anh Sơn khẳng định với PLVN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện tốt “5 tiên phong” và các bộ, ngành quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất để “mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex”. Các doanh nghiệp Nhà nước trở thành những đầu tàu lớn ngang tầm khu vực và thế giới, vươn lên khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/2/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo những trường hợp tặng quà, nhận quà trái quy định và sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi trước ngày 1/2/2020.
Hôm qua, khi chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), một lần nữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lại nhắc đến chuyện “sân trước, sân sau”.
Chưa đúng quy định về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai.
Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Hoàng Gia Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn chức danh này.
Theo Thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, từ năm 2018 đến nay, qua 2 lần kiện toàn tổ chức bộ máy, Bộ Công an đã giảm 6 Tổng cục, một đơn vị tương đương cấp Tổng cục, 55 đơn vị cấp Cục...
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết, đơn vị đã khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.