Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, dự kiến đến cuối năm 2020 về cơ bản sẽ phủ sóng nước sạch đô thị cho toàn bộ người dân trên địa bàn.
Tại buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung với công nhân lao động Thủ đô mới đây, công nhân Cty Yamaha Motor kiến nghị, người dân Sóc Sơn vẫn đang phải sử dụng nguồn nước từ nước ngầm, không đảm bảo sức khỏe, đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo cung cấp nước sạch về khu vực Sóc Sơn, đảm bảo sức khỏe cho người dân và những công nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn.
Sóc Sơn không phải là địa bàn duy nhất gặp vấn đề về nước sạch. Theo kết quả giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội hồi năm 2018, tại nhiều địa phương như Gia Lâm, Mê Linh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì... gặp nhiều vấn đề về nước sạch, đặc biệt, những nơi sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước sạch nông thôn.
Ban Đô thị HĐND thành phố chỉ rõ, do phần lớn các công trình cấp nước sạch nông thôn phân tán, có quy mô nhỏ, nhiều công trình xây dựng không đồng bộ. Đặc biệt, chất lượng nước không đảm bảo ổn định, chưa đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch đô thị do công nghệ cũ, lạc hậu, tỷ lệ thất thoát nước lớn do mạng truyền dẫn xuống cấp.
Cụ thể, theo báo cáo hồi tháng 9/2018 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế, kết quả kiểm tra chất lượng nước trên địa bàn thành phố còn 9,5% (4/42 cơ sở) chưa thực hiện công tác nội kiểm vệ sinh, chất lượng nước theo quy định; còn 4,8% (80/1.669 lượt chỉ tiêu) được xét nghiệm chưa đạt chuẩn gồm chỉ số pecmangnat 10 cơ sở, chỉ số amoni 13 cơ sở, chỉ số asen 10 cơ sở...
Trao đổi về vấn đề nước sạch trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện thành phố đang triển khai chương trình phát triển nước sạch, cung cấp cho toàn bộ người dân, cả khu nội thành và ngoại thành.
Để làm được điều này, ông Chung cho biết, trước đây, theo các Nghị định của Chính phủ, việc cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố do các công ty nhà nước làm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người dân, từ tháng 6/2016, thành phố đã đề nghị Chính phủ thay đổi Nghị định, mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trên địa bàn.
Theo ông Chung, đến nay, thành phố đã kêu gọi được 24 nhà đầu tư vào 28 dự án nước sạch, cung cấp hệ thống mạng lưới nước sạch trên địa bàn thành phố. Sau 2,5 năm, thành phố đã nâng tỷ lệ cung cấp nước sạch ở khu vực nội thành tới 100% và giảm tỷ lệ tiêu hao nước sạch từ 24% xuống còn 15%, mỗi ngày đang tiết kiệm được so với cách quản lý trước đây 90 nghìn khối/ngày đêm.
Ông Chung cũng cho biết, hệ thống các nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư thêm được khoảng 400 ngàn mét khối/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước sạch cho vùng nông thôn đạt 55% thời điểm 31/12/2018.
“Mục tiêu đến hết 2020, thành phố sẽ phấn đấu toàn bộ khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn nước đô thị. Chúng tôi ghi nhận ý kiến và sẽ tiếp tục đôn đốc. Vấn đề chậm hiện nay là do đơn vị lắp mạng chậm chứ tổng số nước sạch của thành phố có gần 1,5 triệu mét khối/ngày đêm. Và hiện nay đang dư khoảng 150 ngàn mét khối/ngày đêm”, ông Chung nói.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư để hoàn thành các nhà máy nước sạch sử dụng nguồn nước mặt các con sông.
“Đến tháng 12/2020, các nhà máy nước mặt đạt công suất gần 2 triệu mét khối/ngày đêm. Hiện nay, thành phố đã có chương trình đóng dần các giếng nước sử dụng nước giếng khoan, phấn đấu hết năm 2021 toàn thành phố về cơ bản là sẽ dùng hệ thống nước sạch bằng hệ thống nước mặt”, ông Chung nói, đồng thời cho biết, nếu tiếp tục sử dụng nước giếng khoan, nước ngầm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, gây sụt lún, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe do một số khu vực đang bị ô nhiễm.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công an đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành liên quan cung cấp tài liệu để điều tra sai phạm liên quan đến 'khu đất vàng' rơi vào tay cá nhân sau cổ phần hóa của Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1-CTCP (Cienco 1-CTCP).
Đó là khu đất được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Công ty Nguyễn Kim thuê thực hiện dự án Trung tâm thương mại Nguyễn Kim vào năm 2015, với quy mô 10 tầng, 1 sàn lửng, tổng mức đầu tư 900,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn nằm bất động suốt 7 năm qua...
Trước hiện trạng khai thác trái phép cát nền nằm trong khu vực rừng phòng hộ ven biển ở địa phương, UBND 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi UBND các xã trên địa bàn yêu cầu thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Song, thực tế vẫn diễn ra ồ ạt, ngang nhiên như chốn... không người.
Bộ Xây dựng cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng Hesco phải thực hiện đúng quy định.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.