Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội

Hoạt động tư pháp
11/02/2025 13:43
P.L
aa
Tiếp tục Chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 31, tối 10/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tiến hành thẩm tra dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Trần Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Trường Giang và các Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, một số Ủy ban của Quốc hội.

Cùng dự phiên họp còn có: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; đại diện các bộ, ngành có liên quan.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định khái quát hơn và bổ sung nội dung, trách nhiệm tổ chức thi hành bên cạnh nội dung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau: “Luật này quy định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; một số nội dung về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật”, đồng thời, giữ quy định Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.

Theo đó, dự thảo Luật được bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015).

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 119-KL/TW, dự thảo Luật quy định ngắn gọn và chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản liên tịch. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật còn lại sẽ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, nội dung dự thảo Luật tập trung quy định 07 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật, cụ thể: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành pháp luật; Phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản dưới luật; Bổ sung hình thức nghị quyết quy phạm pháp luật của Chính phủ; Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo; Quy định việc chịu trách nhiệm đến cùng của các cơ quan trình dự án luật; Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quán triệt thời gian qua; đồng thởi, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành.

Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Dự thảo Luật có 08 chương, 72 điều, gọn hơn, giảm 101 điều so với Luật hiện hành mặc dù phạm vi điều chỉnh được mở rộng bao hàm cả một số nội dung về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật, nghị quyết khác được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại cùng Kỳ họp như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi);...

Các đại biểu tham gia phiên họp
Các đại biểu tham gia phiên họp

Ngoài ra, các đại biểu còn tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể tại dự thảo Luật liên quan tới quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; phản biện xã hội và tham vấn chính sách; thông qua và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm; mối quan hệ giữa quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản; quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết;...

Trong đó, về tham vấn chính sách, một số ý kiến đại biểu cho rằng, quy định này giúp các cơ quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuy nhiên, đề nghị cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách.

Về thông qua và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm, các ý kiến cơ bản tán thành với quy định của dự thảo Luật, theo đó, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, tổ chức về dự án cần đưa vào Chương trình, Thường trực Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan trình, các cơ quan khác của Quốc hội “rà soát, đề xuất” ý kiến về dự kiến Chương trình báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Quy định như vậy vừa bảo đảm tính linh hoạt, chủ động cho cơ quan trình, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhưng vẫn bảo đảm chặt chẽ và thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc quyết định Chương trình lập pháp của Quốc hội.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị để bảo đảm tính chuyên nghiệp, chặt chẽ của quy trình thì nên quy định việc “thẩm tra” thay cho việc “rà soát, đề xuất” ý kiến đối với các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đồng thời, nên tiếp tục kế thừa Luật hiện hành, bổ sung quy định trách nhiệm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong việc triển khai Chương trình lập pháp hằng năm để làm cơ sở cho các cơ quan tổ chức thực hiện.

Hồ sơ dự án Luật đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội

Kết luận nội dung thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật đầy đủ, đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng. Hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng kết luận phiên họp
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng kết luận phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý một số nội dung cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện tại dự thảo Luật như: quy định về tham vấn chính sách; xác định rõ hơn vai trò của các cơ quan trong thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, thiết kế phương án để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thể tham gia nhiều lần vào dự án Luật; vấn đề xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề lớn của hồ sơ chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;... Đồng thời, đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý tại phiên họp, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo thẩm tra theo đúng quy định./.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
“Những năm tháng không thể nào quên” trong thơ Lê Thị Ái Tùng

“Những năm tháng không thể nào quên” trong thơ Lê Thị Ái Tùng

30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lùi thời gian điều hành giá xăng dầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025

Lùi thời gian điều hành giá xăng dầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025

Do thời gian điều hành giá xăng dầu đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc tế Lao động 01/5/2025, vì thế công tác điều hành giá xăng dầu sẽ được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Khởi công tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng hơn 6.860 tỷ đồng

Khởi công tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng hơn 6.860 tỷ đồng

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế vùng, kết nối hiệu quả với trục Bái Đính - Kim Sơn ven sông Đáy, hình thành hành lang kinh tế Đông - Tây phía Bắc tỉnh Ninh Bình.
Tin bài khác
Bài phát biểu xúc động của thế hệ trẻ trong lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Bài phát biểu xúc động của thế hệ trẻ trong lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Trong đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước, Huỳnh Mạnh Phương thay mặt thế hệ trẻ bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Đảng, với Bác Hồ kính yêu, các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, sức lực và trí tuệ để giành, giữ độc lập, thống nhất đất nước.
Hai chủ tịch xã ở Hà Nội bị tạm đình chỉ vì để xảy ra vi phạm về đất đai, xây dựng

Hai chủ tịch xã ở Hà Nội bị tạm đình chỉ vì để xảy ra vi phạm về đất đai, xây dựng

Ngày 29/4, UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và Chủ tịch UBND xã Hồng Thái vì để xảy ra vi phạm về đất đai, xây dưng.
Công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước cho 8.055 phạm nhân

Công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước cho 8.055 phạm nhân

Ngày 29/4, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ công an làm việc tại Đồng Nai

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ công an làm việc tại Đồng Nai

Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị Công an Đồng Nai chuẩn bị kỹ nội dung tổ chức Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh có phương án bố trí nhân sự cho việc sáp nhập tỉnh, xã.
Tuyên án 5 cựu cán bộ tiếp tay xây trái phép hơn 600 biệt thự ở Đồng Nai

Tuyên án 5 cựu cán bộ tiếp tay xây trái phép hơn 600 biệt thự ở Đồng Nai

Ngày 28/4, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ xây dựng trái phép 680 căn nhà, biệt thự tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom.
Công an xã không có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

Công an xã không có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

Bộ Công an vừa trả lời cử tri kiến nghị về bổ sung nhiệm vụ với lực lượng Công an xã liên quan đến việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.
Đảng ủy Vùng Cảnh sát biển 4: Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Đảng ủy Vùng Cảnh sát biển 4: Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Từ thực tiễn triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã tạo bước chuyển biến tích cực, toàn diện về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Vùng cũng như các cơ quan, đơn vị. Trong 10 năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã được tặng thưởng 01 Huân chương Chiến công hạng Nhì; 01 Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; 05 lần được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tặng Cờ đơn vị dẫn đầu Phong trào thi đua Quyết thắng; có gần 700 lượt tập thể và 1.900 lượt cá nhân được các cấp khen thưởng.
Trường hợp nào công chứng mà không cần bản gốc?

Trường hợp nào công chứng mà không cần bản gốc?

Công chứng là quy trình chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các văn bản, hợp đồng hoặc bản dịch nên yêu cầu sử dụng bản gốc để đối chiếu, tránh giả mạo hoặc công chứng không đúng sự thật. Tuy nhiên, có một số trường hợp công chứng không cần phải có bản gốc.
Thống nhất chủ trương hợp nhất hai tỉnh An Giang và Kiên Giang

Thống nhất chủ trương hợp nhất hai tỉnh An Giang và Kiên Giang

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Kiên Giang đã tán thành ban hành Nghị quyết thống nhất chủ trương hợp nhất hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh An Giang. Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh hợp nhất được xác định đặt tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang hiện nay). Theo đề án, tỉnh mới sẽ có diện tích tự nhiên khoảng 9.888,91 km² và quy mô dân số trên 4,9 triệu người.
Khai quật, giám định bào thai để điều tra vụ bé gái 13 tuổi bị xâm hại ở Đắk Lắk

Khai quật, giám định bào thai để điều tra vụ bé gái 13 tuổi bị xâm hại ở Đắk Lắk

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự tổ chức khai quật bào thai 3 tháng tuổi để điều tra vụ cháu bé 13 tuổi bị hiếp dâm.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.