Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Hoạt động tư pháp
24/05/2025 15:30
Châu Doanh
aa
Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đe doạ an ninh phi truyền thống gia tăng và diễn biến phức tạp

Những năm gần đây, các đe dọa an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, tác động trên quy mô lớn, uy hiếp sự ổn định, phát triển mọi mặt đời sống của cộng đồng dân cư, quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Các đe dọa này có thể xuất hiện từ tự nhiên, với các biểu hiện của biến đổi khí hậu, như nhiệt độ trái đất tăng nhanh khiến băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài... làm mất đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện thường xuyên hơn, tốc độ lan truyền nhanh, tính chất phức tạp, hậu quả ngày càng nghiêm trọng.

Những đe dọa an ninh phi truyền thống do hoạt động tiêu cực của con người, nổi lên là khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, như tội phạm về ma túy, mua bán người; đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao, không gian mạng, lợi dụng quá trình toàn cầu hóa để gia tăng các hành vi phạm tội với phương thức, thủ đoạn mới ngày càng tinh vi, phức tạp.

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống. Từng bước xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia có khả năng quản trị hiệu quả các đe dọa này, bảo đảm an toàn cho người dân và xã hội; tích cực, chủ động đưa ra ý tưởng, mô hình... để thúc đẩy hợp tác quốc tế và có đóng góp thiết thực, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong giải quyết các đe dọa an ninh phi truyền thống; góp phần phát triển đất nước bền vững, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chiến lược phấn đấu đến năm 2030, toàn hệ thống chính trị, toàn dân được tuyên truyền, giáo dục, nhận diện về các đe dọa an ninh phi truyền thống; từ đó nhận thức rõ trách nhiệm và quán triệt tốt phương châm "bốn tại chỗ" trong phòng ngừa, ứng phó (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

Năm 2030, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn trong từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở xác định cấp độ, mức độ và cơ chế phòng ngừa, ứng phó. Hoàn thành bộ chỉ số an ninh, an sinh, an toàn quốc gia làm cơ sở xác định cảnh báo và tổ chức hoạt động phòng ngừa, ứng phó.

Tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm. Năm 2030, 100% địa bàn trọng điểm về các đe dọa an ninh phi truyền thống được bố trí hệ thống theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm trong các lĩnh vực: địa chất, biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn nước, năng lượng, y tế và phòng, chống tội phạm. Hình thành cơ sở dữ liệu liên quan các đe dọa an ninh phi truyền thống trong Trung tâm Dữ liệu quốc gia hướng đến hệ thống dữ liệu liên thông, đầy đủ, đồng bộ cả về chiều dọc (từ trung ương xuống địa phương) và chiều ngang (liên bộ, liên ngành).

Các lực lượng tham gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống được kiện toàn tổ chức, có năng lực phòng ngừa, ứng phó và trang bị phương tiện hiện đại tương đương các nước thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực ở một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu; môi trường, an ninh mạng; an ninh y tế; phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố.

Hình thành cơ chế điều hành ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống ở các cấp để điều phối các hoạt động ứng phó khi xảy ra các đe dọa ở cấp độ nghiêm trọng. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, kịch bản khung phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống ở các cấp. 100% lực lượng trực tiếp ứng phó được huấn luyện, diễn tập sát thực tế, bảo đảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Bước đầu triển khai một số dự án, công trình lưỡng dụng nhằm giảm nhẹ thiệt hại từ các đe dọa an ninh phi truyền thống do thiên nhiên gây ra và bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an ninh y tế.

Có nguồn lực dự trữ phù hợp, đáp ứng tốt hoạt động khắc phục, tái thiết, và trở lại trạng thái phát triển bình thường của đối tượng chịu tác động từ các đe dọa an ninh phi truyền thống. Hình thành quỹ phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa này ở các cấp theo quy định của pháp luật với sự đóng góp của Nhà nước và xã hội. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong phòng ngừa, ứng phó.

Tích cực, chủ động tham gia hợp tác quốc tế phòng ngừa, ứng phó các đe dọa an ninh phi truyền thống phù hợp với điều kiện, khả năng; nghiên cứu, đề xuất hình thành một diễn đàn quốc tế thường niên do Việt Nam chủ trì, thu hút các học giả, chuyên gia quốc tế, quan chức chính phủ các nước trong khu vực và trên thế giới để thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực này.

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh minh họa
Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh minh họa

Tầm nhìn đến năm 2045, cả hệ thống chính trị và toàn dân được phổ biến, nhận diện rõ các đe dọa an ninh phi truyền thống, có năng lực và thái độ chủ động phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa này.

Trước năm 2045, có hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, phù hợp với luật pháp quốc tế; các chính sách về phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống được xây dựng đầy đủ, khả thi, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với cơ chế thực thi nghiêm minh, nhất quán, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác phòng ngừa, ứng phó.

Năng lực dự báo, cảnh báo sớm các đe dọa an ninh phi truyền thống tương đương các nước phát triển, trên cơ sở đội ngũ chuyên gia và hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hệ thống dữ liệu liên thông, đầy đủ, đồng bộ, cập nhật đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó trong mọi tình huống.

Lực lượng tại chỗ ở cơ sở có khả năng ứng phó hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống; hình thành lực lượng cơ động sẵn sàng tham gia hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa này.

Các phương án, kế hoạch, kịch bản khung ứng phó và xử lý các tình huống đe dọa an ninh phi truyền thống trên các lĩnh vực được vận hành trơn tru, đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả. Trong đó, chú trọng ứng dụng, khai thác triệt để thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong ứng phó.

Có đủ hệ thống cơ sở hạ tầng lưỡng dụng và khả năng thích ứng linh hoạt nhằm hạn chế tác động của thảm họa, sự cố an ninh phi truyền thống. Có nguồn dự trữ đầy đủ đáp ứng mọi yêu cầu của hoạt động khắc phục, tái thiết và phát triển bình thường trở lại sau thảm họa, sự cố xảy ra trong nước và sẵn sàng phục vụ các hoạt động hợp tác quốc tế ứng phó, khắc phục các thảm họa, sự cố.

Tích cực trong hợp tác quốc tế, chủ động tham gia xây dựng các khuôn khổ, cơ chế hợp tác quốc tế phòng ngừa, ứng phó các đe dọa an ninh phi truyền thống; thể hiện rõ vai trò là thành viên trách nhiệm, có đóng góp tích cực, hiệu quả với cộng đồng quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó các đe dọa này.

Tập trung 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện gồm:

Hình thành cơ chế điều hành, quản lý công tác phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống;

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống;

Nâng cao năng lực dự báo chiến lược, hiệu quả quản lý nhà nước, quản trị quốc gia, kiểm soát rủi ro để chủ động phòng ngừa, ứng phó, thích ứng với các đe dọa an ninh phi truyền thống;

Đẩy mạnh phát triển bền vững, tạo thế và lực vững chắc, huy động sức mạnh tổng hợp, toàn diện, toàn dân, xã hội hóa, tận dụng mọi nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống;

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, diễn tập các kịch bản phòng ngừa, giảm nhẹ, cứu trợ, phục hồi, tái thiết và phát triển trong trường hợp, tình huống cụ thể;

Chú trọng nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ tham gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống;

Đẩy mạnh chuyển đổi số kết hợp với nghiên cứu phát triển, nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống;

Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống.

bài liên quan
Cao Bằng chủ động ứng phó với nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét

Cao Bằng chủ động ứng phó với nguy cơ sạt lở đất đá, lũ quét

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 1548/KH-UBND, ngày 27/5/2025 về triển khai thực hiện Đề án “Cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ quét” trên địa bàn tỉnh.
Bão Trami sắp vào Biển Đông với sức gió giật cấp 15, các địa phương chủ động ứng phó

Bão Trami sắp vào Biển Đông với sức gió giật cấp 15, các địa phương chủ động ứng phó

Dự báo khoảng chiều 24/10, bão TRAMI có khả năng di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 6. Sức gió gần vùng trung tâm bão đạt cấp 12 giật cấp 15.
Các tỉnh chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Các tỉnh chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cùng các Bộ, ngành khẩn trương ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Hải Phòng sẵn sàng ứng phó bão số 1

Hải Phòng sẵn sàng ứng phó bão số 1

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 1, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương lên kế hoạch sẵn sàng ứng phó.
Chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ

Chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Công điện số 415/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ.
Mới nhất
Đọc nhiều
Kiên Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Kiên Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày 22/6, tại huyện Hòn Đất, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tặng thưởng Huân chương Độc lập cho các gia đình.
Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây mua bán gần 600 kg cần sa, khởi tố 26 đối tượng

Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây mua bán gần 600 kg cần sa, khởi tố 26 đối tượng

Tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án ma túy cần sa trên không gian mạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt giữ tổng số 26 đối tượng trong đường dây với số lượng ma túy cần sa mua bán, tiêu thụ đặc biệt lớn.
Công an Bạc Liêu: Chủ động phòng ngừa, mạnh tay xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Công an Bạc Liêu: Chủ động phòng ngừa, mạnh tay xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước liên tục phát hiện các tổ chức, đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, sữa, phân bón… với quy mô lớn, kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh.
Tin bài khác
BTL Vùng 5 Hải quân kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 79 với Hải quân Hoàng gia Campuchia

BTL Vùng 5 Hải quân kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 79 với Hải quân Hoàng gia Campuchia

Sáng 22/6, Tàu 251, Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5 (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 79 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Lời tri ân nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025)

Lời tri ân nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025)

Làm báo hôm nay có lẽ cần nhiều hơn bao giờ hết sự tỉnh táo, sự trung thực và lòng can đảm.
Những lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7/2025

Những lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7/2025

Từ ngày 01/7/2025, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân theo quy định tại Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 7 Thông tư 86/2024/TT-BTC.
Ra mắt, bàn giao Trung tâm Giám sát an toàn thông tin tỉnh Sóc Trăng

Ra mắt, bàn giao Trung tâm Giám sát an toàn thông tin tỉnh Sóc Trăng

Sáng ngày 20/6, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ ra mắt và bàn giao Trung tâm Giám sát an toàn thông tin (SOC) tỉnh Sóc Trăng.
Báo Pháp luật Việt Nam giành giải B Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải B Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn

Với loạt bài 5 kỳ “Người trẻ vươn mình cùng dân tộc”, Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà và nhà báo Lê Võ Nguyệt Thương – Báo Pháp luật Việt Nam đã xuất sắc giành giải B (thể loại Báo in) Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.
Phát hiện xe chở hàng trị giá khoảng 45 tỷ đồng không khai báo hải quan

Phát hiện xe chở hàng trị giá khoảng 45 tỷ đồng không khai báo hải quan

Ngày 19/6, Cục Hải quan cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện một xe container chở lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). Trong đó có 450 chiếc đồng hồ đeo tay là hàng giả nhãn hiệu Rolex. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 45 tỷ đồng.
Truy tố nhiều cựu lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ hàng tỷ đồng của Công ty CP Y Dược LanQ

Truy tố nhiều cựu lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ hàng tỷ đồng của Công ty CP Y Dược LanQ

VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 23 bị can trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đưa hối lộ và Nhận hối lộ”, xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ (Công ty LanQ) và các đơn vị liên quan.
Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Công an tỉnh Kiên Giang, Viện KSND tỉnh Kiên Giang tặng thưởng Giấy khen

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Công an tỉnh Kiên Giang, Viện KSND tỉnh Kiên Giang tặng thưởng Giấy khen

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6/2025, Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức buổi gặp mặt với đại diện các cơ quan quản lý báo chí, cùng đông đảo nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng gặp mặt báo chí nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Quyết liệt bảo vệ quyền lợi người dân trước vấn đề thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Quyết liệt bảo vệ quyền lợi người dân trước vấn đề thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Trước những vấn đề thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, ngày 18/6, bên lề hành lang Quốc hội một số Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quyết liệt bảo vệ quyền lợi của người dân.
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.