Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Châu Á "nóng lòng" chờ phán quyết về Biển Đông

Pháp luật 4 phương
12/07/2016 14:57
An Bình
aa
Châu Á đang "nín thở" chờ một phán quyết của tòa trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, vùng biển nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, châu Âu-châu Á, Trung Đông-châu Á.


Một phiên điều trần về vụ kiện Philippines-Trung Quốc tại La Hay, Hà Lan. (Ảnh: PCA)
Một phiên điều trần về vụ kiện Philippines-Trung Quốc tại La Hay, Hà Lan. (Ảnh: PCA)

Philippines đã khởi kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền quá đáng ở Biển Đông vào năm 2013, nói rằng Manila phải dùng cách này sau khi mọi biện pháp chính trị và ngoại giao với Trung Quốc trong 17 năm qua không mang lại kết quả. Tòa Trọng tài Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) tại La Hay, Hà Lan đóng vai trò thụ lý vụ kiện, trong khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được chọn làm ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện.

Tòa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) dự kiến sẽ công bố phán quyết về vụ kiện Philippines - Trung Quốc vào 11 giờ sáng ngày 12/7 giờ CEST (16 giờ chiều giờ Việt Nam).

Giận dữ với động thái của Philippines, Bắc Kinh tuyên bố không tham gia phiên tòa và khẳng định sẽ không tuân thủ phán quyết với lập luận rằng Tòa Trọng tài Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không có quyền phân xử về vụ việc.

Tuy nhiên, dù Trung Quốc có tuyên bố không tham gia vụ kiện thì điều này không ảnh hưởng gì tới quá trình xét xử của tòa. Các chuyên gia pháp lý đều nhận định rằng sau 3 năm rưỡi theo đuổi với 2 phiên điều trần cùng 4.000 trang bằng chứng, Philippines nhiều khả năng sẽ nhận được phán quyết có lợi cho mình.

Trước thềm phán quyết, Trung Quốc đã gia tăng các hành động ngang ngược nhằm tỏ thái độ xem nhẹ phiên tòa. Trên mặt trận thông tin, báo chí nhà nước Trung Quốc những ngày gần đây liên tục đăng tải các bài viết với giọng điệu coi thường phán quyết của tòa, tự nhận là nạn nhân của một chiến dịch nhằm hạ thấp uy tín, hay cáo buộc các nước thổi phồng mối đe dọa về Trung Quốc. Song song với đó, hải quân Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại quần đảo Hoàng Sa với sự tham gia của nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu.

Vì sao thế giới chờ đợi phán quyết?

Vụ kiện về Biển Đông thu hút sự quan tâm của thế giới bởi vùng biển này có liên quan tới nhiều quốc gia và ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu. Ngoài Trung Quốc và Philippines, các quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam, Brunei, Indonesia và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền ở đây. Các mâu thuẫn giữa các nước đôi khi có thể leo thang thành đụng độ, và thế giới lo ngại rằng một cuộc trạm chán nhỏ cũng có thể bùng phát thành xung đột lớn hơn.

Phán quyết ngày 12/7 là lần đầu tiên một tòa án quốc tế phân xử về bất kỳ tranh chấp nào như vậy. Vụ kiện cũng có thể tạo một tiền lệ hoặc thiết lập các nguyên tắc nhằm giảm căng thẳng. Nó cũng có thể gây ảnh hưởng chính trị trong khu vực, kiềm chế một số quốc gia trong khuyến khích các quốc gia khác.

Trung Quốc có nguy cơ thua kiện. Kể từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các hoạt động nạo vét để biến các bãi đá thành các đảo nhân tạo cùng các đường băng quân sự và cảng hải quân, bất chấp sự phản đối của các quốc gia có chủ quyền chồng lấn cũng như Mỹ. Tòa có thể tuyên bố rằng các công trình xây dựng này là phi pháp.

“Một phán quyết từ tòa trong đó phản đối các tuyên bố chủ quyền mơ hồ của Trung Quốc có thể tạo sự ủng hộ cho các quan điểm chính thống của các quốc gia khác trong khu vực”, giáo sư luật Cecily Rose tại trường Luật Quốc tế Công thuộc Đại học Leiden (Hà Lan) nói với AFP.

Khác xa với sự phớt lờ và coi thường của Bắc Kinh, vụ kiện giờ đây được coi là một phép thử về việc Trung Quốc muốn đi theo hướng nào - việc một cường quốc ngày càng mạnh lên tuân thủ các thể chế và luật pháp quốc tế, hay một siêu cường sẵn sàng thực hiện các hành động đơn phương chống lại các láng giềng nhỏ hơn.

Mặc dù phán quyết của tòa sẽ không phân định chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông nhưng nó được cho là có ảnh hưởng rất rộng đối với các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại một trong những vùng biển quan trọng nhất và “nóng” nhất thế giới.

Có nhiều kỳ vọng tại Washington và các quốc gia châu Á rằng tòa sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines. Phiên tòa là một nỗ lực nhằm gỡ rối vấn đề tranh chấp Biển Đông phức tạp thông qua luật pháp quốc tế thay vì mong muốn của Trung Quốc về các cuộc đàm phán song phương, mà trong đó Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ gây sức ép với các láng giềng nhỏ hơn.

Tòa dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về những câu hỏi quan trọng tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Đây là một trong những phán quyết được chờ đợi nhất trong chính trị toàn cầu hiện thời.

Kết quả của phiên tòa sẽ gây ra “phép thử lớn nhất về trật tự thế giới kể từ khi Nga sáp nhập Crimea”, trang tin The Australian dẫn lời ông Tom Miller, một nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu Gavekal Dragonomics ở Bắc Kinh.

Báo chí Ấn Độ dẫn lời một nhà ngoại giao Đông Nam Á giấu tên tại New Delhi rằng bất kỳ bác bỏ nào của tòa về “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” sẽ được xem là một chiến thắng cho Philippines.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phán quyết sẽ ủng hộ các quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. “Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và chúng tôi hi vọng Bắc Kinh sẽ tuân thủ phán quyết”, nhà ngoại giao trên nói.

“Lá bài” có thể nằm trong tay Tân Tổng thống Philippines

Biểu tình phản đối Trung Quốc hành động ngang ngược ở Biển Đông. (Ảnh: Inquirer)
Biểu tình phản đối Trung Quốc hành động ngang ngược ở Biển Đông. (Ảnh: Inquirer)

Theo AP, một nhân tố quan trọng có thể thay đổi hệ quả của phán quyết là Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte sẽ quyết định hành động ra sao. Người tiền nhiệm của ông là Tổng thống Benigno Aquino III đã phát động vụ kiện, khiến quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh rơi vào căng thẳng. Tuy nhiên, ông Duterte đã bày tỏ mong muốn hàn gắn quan hệ với Trung Quốc.

Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte đã bóng gió rằng Manila có thể nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông để đổi lấy viện trợ, công nghệ hay các khoản vay của Trung Quốc. Ông đã chỉ ra các lợi ích của việc tăng cường quan hệ thân thiện với Bắc Kinh, trong đó có một đề nghị của Bắc Kinh về việc cung cấp các dự án đường sắt tại Philippines.

Tuần trước, Tổng thống Duterte nói chính phủ của ông sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc nếu có được phán quyết có lợi. “Chúng tôi không muốn chiến tranh. Chiến tranh là một từ bẩn thỉu”, ông nói.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ Tổng thống Duterte đã đi bao xa khỏi lập trường chỉ trích của Manila đối với các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, do mối quan hệ thân thiết giữa Philippines và Mỹ và tâm lý chống Trung Quốc ngày càng gia tăng ở trong nước.

Jay Batongbacal, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Philippines, cho rằng chính phủ nên tránh tiết lộ quân bài trước các cuộc đàm phán tiềm tàng với Bắc Kinh, nếu không “họ sẽ mất đòn bẩy mà họ có”.

Ngày 11/7, một ngày trước phán quyết, các nhà hoạt động cánh tả đã biểu tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, kêu gọi Trung Quốc rời khỏi nơi mà họ gọi là lãnh thổ của các quốc gia khác.

Ngoại trưởng 10 quốc gia thành viên ASEAN dự kiến sẽ nhóm họp tại Viêng Chăn, Lào vào ngày 21/7. Phản ứng của các ngoại trưởng ASEAN đối với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc cũng sẽ rất quan trọng và được theo dõi sát sao.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành bàn giao 02 đối tượng truy nã người Trung Quốc cho Công an Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm về môi trường xảy ra tại công ty Việt Tiến Hà Nam

Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm về môi trường xảy ra tại công ty Việt Tiến Hà Nam

Mặc dù đã đi vào hoạt động liên quan đến ngành nghề tráng phủ bề mặt kim loại (mạ kẽm nhúng nóng) trong nhiều năm nay, tuy nhiên Công ty Việt Tiến Hà Nam vẫn chưa hoàn thiện hệ thống bảo vệ môi trường.
Điểm tên những cơ sở kinh doanh vi phạm trật tự xây dựng ở Phú Hòa

Điểm tên những cơ sở kinh doanh vi phạm trật tự xây dựng ở Phú Hòa

Trong Kết luận kiểm tra số 1763/LK-SXD về công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú Hòa vừa ban hành mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên điểm tên hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm trật tự xây dựng. Đáng nói, các sai phạm tồn tại từ năm này sang năm khác trước sự “im lặng” của chính quyền địa phương dù UBND tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo xử lý.
Trưởng Công an TP Chí Linh và Trưởng Công an TP Hải Dương nhận nhiệm vụ mới

Trưởng Công an TP Chí Linh và Trưởng Công an TP Hải Dương nhận nhiệm vụ mới

Thượng tá Nguyễn Tuấn Hưng, Trưởng Công an TP Hải Dương sang công tác tại Thành ủy Chí Linh; Thượng tá Nguyễn Hoàng Long, Trưởng Công an TP Chí Linh sang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.