Trong năm 2021, chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn nhiều so với trước, nhất là các văn bản phục vụ trực tiếp cho công tác phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, các điểm nghẽn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh tại Hội nghị Hội nghị Công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 25/5.
Các bộ, ngành đã quan tâm chỉ đạo công tác cải cách thể chế
Tham luận tại Hội nghị về những kết quả nổi bật của công tác cải cách thể chế trong năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ cải cách thể chế trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, trong bộ chỉ số cải cách hành chính (CCHC) hàng năm thì chỉ số về cải cách thể chế luôn được xác định là nhóm chỉ số quan trọng nhất.
Điều này phù hợp với quan điểm của Đảng, Chính phủ, cụ thể là: xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược để đất nước phát triển bền vững; nội dung này đã tiếp tục được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đồng thời, được Chính phủ xác định một trong ba khâu trọng tâm thực hiện CCHC theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030.
Thời gian qua, nhất là bắt đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới kỳ từ 2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác này.
Qua việc chấm điểm cải cách thể chế trong bộ chỉ số CCHC và theo dõi, quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp nhận thấy, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác cải cách thể chế. Minh chứng cho kết quả nêu trên là điểm đánh giá về lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế đã có nhiều cải thiện về giá trị điểm số so với những năm trước đây. Qua thẩm định kết quả tự chấm điểm về cải cách thể chế, Bộ Tư pháp nhận thấy có nhiều bộ, ngành, địa phương đạt kết quả tốt như: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải; các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng...
Với những cố gắng, nỗ lực đó, trong năm 2021 các Bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 784 văn bản; ở cấp tỉnh, cấp huyện có 5510 văn bản đã được ban hành.
Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn nhiều so với trước, nhất là các văn bản phục vụ trực tiếp cho công tác phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, các điểm nghẽn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Đặc biệt, Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 6 bậc.
Ngoài ra, công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được các bộ, ngành, địa phương thực hiện tích cực, đã phát hiện, xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, không phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
“Những kết quả công tác cải cách thể chế nêu trên không chỉ kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, mà còn chung tay cùng hệ thống chính trị trong giải quyết các vấn đề phát sinh do dịch bệnh COVID-19, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh.
Kịp thời phản ứng với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn
Bên cạnh những kết quả đạt được, trên cơ sở kết quả thẩm định tự chấm điểm về công tác cải cách thể chế và qua công tác theo dõi quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp thấy rằng vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục.
Cụ thể là hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, tính ổn định chưa cao; một số bộ, ngành vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật để trình, đề xuất vào Chương trình, dẫn tới tình trạng bổ sung vào Chương trình không đảm bảo thời hạn theo quy định, có một số dự án đến sát kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đề nghị bổ sung. Việc xây dựng văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để, tính đến nay vẫn còn 17 văn bản chậm ban hành. Công tác phối hợp trong theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế….
“Đúc rút các bài học kinh nghiệm cho thấy, công tác cải cách thể chế cần phải bám sát với đường lối, chủ trương của Đảng, thực tiễn hơi thở của đời sống xã hội để pháp luật ngày càng hoàn thiện, khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý, vừa thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, ở bộ, ngành, địa phương nào mà lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, quan tâm, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, phổ biến pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật thì hiệu quả các công tác này được nâng lên rõ rệt và qua đó thúc đẩy kết quả cải cách hành chính nói chung của bộ, ngành, địa phương đó”- Thứ trưởng Tịnh cho biết.
Về phương hướng, nhiệm vụ thực hiện cải cách thể chế trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tập trung nguồn lực xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương thông qua vào thời gian tới.
Trong bối cảnh chung đó, bám sát Văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII; các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, phổ biến, giáo dục pháp luật, cải cách hành chính và hợp tác quốc tế về pháp luật; cùng với việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt công tác cải cách thể chế, trong đó tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, tiếp tục đề xuất và thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng trên các lĩnh vực. Chủ động, kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương, trong đó có các giải pháp về thể chế để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ phục hồi, phát triển KTXH sau dịch COVID-19.
Hai là, thực hiện nghiêm Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL); Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; các nghị quyết và nhiều văn bản chỉ đạo mới đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, nhất là 03 Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật.
Trong đó, để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật..., cần chú ý việc sớm tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và thực hiện truyền thông chính sách pháp luật trong quá trình soạn thảo VBQPPL, điều này sẽ bảo đảm quy định pháp luật được soạn thảo đồng bộ, khả thi, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thi hành pháp luật hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu phòng, chống lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, kiểm tra và xử lý VBQPPL. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, thường xuyên thực hiện rà soát và xử lý hoặc đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Việc chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa của các bộ, ngành, địa phương trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế mới đáp ứng được yêu cầu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.
Bốn là, từng bước đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng nhà nước tạo dựng các điều kiện cần thiết để người dân, doanh nghiệp tiếp cận pháp luật; người dân, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, chấp hành, tuân thủ, làm theo quy định pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong cuộc sống cũng như đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số trong công tác này. Tập trung truyền thông ngay từ khâu dự thảo chính sách pháp luật theo yêu cầu tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn trong xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”.
Năm là, tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; tập trung theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong 3 lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022 theo đúng Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 14/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Sáu là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Quan tâm, ưu tiên bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 821 triệu USD, nếu duy trì được đà tăng trưởng này, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD trong năm 2024.
Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Thanh tra Chính phủ đã tổ chức buổi công bố quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra việc quản lý, sử dụng đất có có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
Lực lượng chức năng Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa tiến hành bắt giữ khẩn cấp nhóm đối tượng điều khiển xe máy, gây náo loạn đường phố bằng tuýp sắt và dao phóng lợn khiến nhiều người khiếp sợ.
Lãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
Tổ công tác 161 đã kiểm tra 135 trường hợp nghi vấn, lập 13 biên bản với các lỗi thay đổi kết cấu xe, không giấy phép, không giấy chứng nhận đăng ký xe, không gương chiếu hậu...
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.