Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, mưa lũ ở Tây Nguyên và Nam Bộ kéo dài nhiều ngày, tính đến 23 giờ ngày 9/8 đã khiến 10 người chết (Gia Lai 1 người, Đắk Lắk 1 người, Đắk Nông 5 người, Kon Tum 2 người, Lâm Đồng 1 người), một người mất tích ở Đồng nai và 4 người bị thương.
Ngoài ra, còn có 3.717 ngôi nhà bị ngập nước( Đắk Lắk 913 nhà, Đắk Nông 60 nhà, Bình Phước 4 nhà, Đồng Nai 32 nhà, Bình Thuận 252 nhà, Gia Lai 26 nhà, Lâm Đồng 2430 nhà, 789 nhà phải rời đi: Đồng Nai 250 nhà, Lâm Đòng 548 nhà). Sản xuất nông nghiệp thiệt hại nặng nề với hơn 18.382 ha hoa màu bị ngập, 703 ha cây trồng lâu năm, 2558 ha cây trồng hàng năm, 1083 ha ăn quả, hơn 130.000 gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi.
Về thủy lợi 207 mét kênh mương bị sạt lở, 3 đập bị hỏng, về giao thông: 10 tuyến đường bị sạt lở, 5 công thoát nước lớn bị hư hỏng. Về thủy sản: 125 nuôi cá truyền thống, 4.300 m3 lồng bè bị thiệt hại.
Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính lên đến hơn 992 tỷ đồng và có thể cao hơn.
Tại hồ Đắk Sin 1, mưa lớn kéo dài khiến cây cối, đất đá vùi lấp, làm hư hỏng nhà dân, đường ống áp lực, nhà máy và đường giao thông. Công ty đã ngừng phát điện, đưa toàn bộ công nhân ra khỏi vị trí nguy hiểm, đồng thời xả lũ khẩn cấp qua tràn nhằm giảm mực nước hồ.
Mưa lớn khiến hồ Đắk Kar xảy ra sự cố kẹt van xả, đường ống áp lực bị vỡ, sạt mái hạ lưu đe dọa nghiêm trọng an toàn cửa đập và khu vực hạ du. 5.000 hộ dân ở Bình Phước và 500 hộ ở Đắk Nông phải di dời đến nơi an toàn.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết từ ngày 2/8 đến 9/8, huyện đảo Phú Quốc có mưa lớn với tổng lượng mưa đo được trên 1.000 mm. Mưa lớn đã làm ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về nhà cửa và tài sản của người dân.
Cụ thể, hơn 8.000 ngôi nhà bị ngập, gần 2.000 người phải sơ tán, 63 km đường bị ngập do mưa. Ước tính thiệt hại về kinh tế do mưa lớn tại Phú Quốc là 107 tỷ đồng.
Trước đó, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kết hợp với gió mùa Tây Nam cường độ mạnh khiến khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn kéo dài trong các ngày 6-9/8.
Mưa lớn tập trung tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Kiên Giang gây ngập lụt nặng nề tại các khu vực này. Theo dự báo của đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, mưa tại Phú Quốc sẽ còn tiếp diễn trong ngày 10/8 nhưng giảm hơn so với những ngày trước. Đến ngày 11/8, mưa chỉ còn tập trung vào chiều tối.
Cơ quan khí tượng dự báo mưa lớn tại các tỉnh sẽ tiếp tục kéo dài đến hết ngày 11/8. Từ 12-16/8, mưa giảm xuống, chỉ còn xuất hiện rải rác và tập trung vào chiều và đêm.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã phát đi công điện khẩn yêu cầu các tỉnh thành tập trung khắc phục các sự cố sau mưa lũ, tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút, khử độc, tẩy trùng, không để xảy ra dịch bệnh, đưa cuộc sống người dân về sinh hoạt bình thường.
Tại Nhà máy thuỷ điện Đắk Sin 1 'tê liệt' bị cô lập do sạt lở đất.
Ngày 10/8, ông Đinh Xuân Nhơn, Giám đốc Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 (xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) xác nhận, ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài đã khiến nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 bị tê liệt hoàn toàn.
“Nguyên nhân được xác định là, tất cả hệ thống đường giao thông dẫn vào nhà máy bị xói lở. Do vậy, các phương tiện ở bên ngoài không thể tiếp cận được nhà máy”.
Ông Nhơn cho biết thêm, ngoài ra mưa lớn làm sạt lở khiến nhiều lớp đất đá đổ từ trên cao xuống, khiến cho một đoạn đường ống áp suất của thủy điện bị hỏng.
“Chúng tôi đã dừng hoạt động nhà máy và khẩn trương tìm biện pháp khắc phục sự cố. Tuy nhiên, việc khắc phục sự cố gặp khó khăn do thời tiết vẫn đang diễn biến phức tạp, muốn khắc phục xong phải chờ mưa ngớt”.
Hiện tại chưa thể tiếp cận được Nhà máy thuỷ điện Đắk Sin 1 do sạt lở
Trước đó, mưa lớn kéo dài, lượng nước về nhiều gây vỡ đường ống áp lực. Công ty Cổ phần VRG Đắk Nông có văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo về việc xả lũ khẩn cấp, bằng biện pháp mở cửa xả nước làm chậm gia tăng mực nước hồ để bảo đảm an toàn đập.
Trước tình trạng trên Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 đã chủ động dùng máy, đóng ngắt tất cả các thiết bị điện và kịp thời đưa toàn bộ các thiết bị điện và toàn bộ ca trực vận hành ra khỏi nhà máy, các vị trí nguy hiểm. Đồng thời công ty huy động lực lượng công nhân viên, thuê thêm người và thiết bị xe máy tập trung cưa cây gãy đổ để phục hồi đường điện cấp điện đến cửa nhận nước, đập phục vụ công tác vận hành thiết bị.
Tại công trình Thủy điện Đắk Kar, tỉnh Đắk Nông suýt vỡ đập ban đầu xác định nguyên nhân do kẹt van vì vướng củi.
Chủ đầu tư thủy điện Đắk Kar (Đắk Nông) lý giải nguyên nhân bị kẹt van cửa xả nước vì cây củi, cây gỗ trôi về kẹt vào phay tràn.
Ngày 10/8, ông Lê Viết Thuận - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, chủ đầu tư thủy điện Đắk Kar (xã Đắk Ru, Đắk R’lấp) lý giải nguyên nhân bị kẹt van cửa xả nước vì cây củi, cây gỗ trôi về kẹt vào phay tràn.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì ông Thuận khẳng định không thấy gỗ kẹt dưới phay tràn như lý giải. "Chủ đầu tư chủ quan, không nắm rõ tình hình dự báo thời tiết, lượng mưa, nghĩ rằng trời đang nắng, mực nước trong hồ đang khô kiệt nên chưa hoàn thiện, khi mưa to nước đổ về dồn dập thì sự cố ngay lập tức đã xảy ra, trở tay không kịp.
Lượng nước lớn như vậy, thì nâng phay tràn bằng thủ công không thể nào thực hiện được. Nếu xảy ra trường hợp vỡ ống áp lực tại thủy điện này thì dẫn đến hậu quả khôn lường trước được", ông Thuận nói.
Về sự cố vỡ đập tàn phá khu vực hạ du đập thủy điện. Trao đổi với PV, ông Chu Văn Quyền - giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Đắk Kar (xã Đắk Ru, Đắk R’lấp) xác nhận, công nhân đã cắt được những cây gỗ kẹt dưới cửa van và sắp nâng được phay tràn.
"Sự cố kẹt van cửa xả nước tại đập thủy điện sắp được khắc phục xong. Nguyên nhân của việc ‘tích nước’ bất ngờ là do đây là hồ mới, chưa vận hành nên nhiều cây củi, cây gỗ trôi về kẹt vào phay tràn khiến cửa van không nâng lên được. Sự cố khiến ống áp lực bị vỡ và cũng may vì thế nước trong hồ mới giảm sâu hơn 3m", ông quyền lý giải nguyên nhân.
Liên quan đến vụ việc, đại diện Sở Công thương Đắk Nông cho biết, hiện nhà máy thủy điện Đắk Kar chưa có cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào phê duyệt quy trình vận hành của nhà máy này do công trình này đang xây dựng, chưa hoàn thành.
Vị này nói thêm, sắp tới cơ quan chức năng sẽ tiến hành đánh giá và kiểm tra các quy trình hoạt động của nhà máy thủy điện này.
Trước đó, ngày 8/8, lượng nước đổ về hồ lớn nhưng chủ đầu tư đã không chủ động các phương án nên đến khi xả nước thì cửa van gặp sự cố, không mở lên được. Sau đó, nước tràn qua thân đập, gây nguy cơ vỡ đập nên lực lượng chức năng 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông di dời hàng ngàn người dân ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng, phòng thủy điện Đắk Kar vỡ đập.
Theo đó, tỉnh Bình Phước đã di dời khoảng 5.000 người dân ở 4 xã gồm: Đồng Nai, Phước Sơn, Thống Nhất và Đăng Hà của huyện Bù Đăng. Những hộ dân này được sắp xếp ăn ở trên các khu vực cao và ở nhờ nhà người quen. Tại Đắk Nông lực lượng chức năng cũng kêu gọi, di dời 200 hộ dân với gần 500 người về nơi an toàn.
Đến thời điểm hiện tại, dù mức nước có giảm sự cố kẹt van xả trên công trường thủy điện Đắk Kar vẫn chưa khắc phục được. Hiện tại nước vẫn đang được xả qua đường ống áp lực.
Một chuyên gia thủy điện cho biết qua sự cố này, đã thấy rõ chủ đầu tư thủy điện Đắk Kar quá chủ quan, thiếu phương án dự phòng, dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Những chiếc máy lọc nước cùng nhiều vật phẩm ý nghĩa được trao tặng đến trẻ em vùng cao Văn Yên – Yên Bái, trở thành nguồn động lực giúp thầy và trò nơi đây vượt lên khó khăn sau cơn bão số 3.
Trước những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra những bài học quan trọng trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do bão Yagi để lại.
Thưa Quý bạn đọc, các vận động viên và các nhà tài trợ, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2024 theo lịch dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 11-13/10 năm 2024.
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Một nhóm gồm 5 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá tiến hành khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.
Cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc chuyển giao thực hiện Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tỉnh Hải Dương.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1116/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lưu trữ.
Tại Quyết định số 2888-QĐ/TU ngày 27/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An điều động, phân công, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Một nhóm gồm 5 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá tiến hành khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.
Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau) Tô Trường Sơn bị khởi tố, cho tại ngoại để điều tra với cáo buộc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan CSĐT Công an thành phố Hạ Long cho biết đã ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Đăng Đạt đề điều tra về hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy...”. Đối tượng này từng chiếm đoạt tài sản của người khác với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Đối tượng Lê Thị Thu Trâm trú thôn Nguyên An, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi dán 2 tờ tài liệu có nội dung xúc phạm, bôi nhọ lãnh đạo các cấp tại mặt trước trụ sở UBND xã Sơn Nguyên
Nhận tin báo của người dân về việc có xe tải chở gỗ trái phép đang lưu thông từ hướng xã biên giới Ia Mơ về hướng xã Ia Me, Hạt đã triển khai lực lượng phối hợp Công an huyện đón lỏng bắt giữ.
Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Ngọc Vũ về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.