Bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên mức án 12 năm tù với tội danh "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản", ngay sau đó, bị cáo đã có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án, đồng thời mẹ của bị cáo cũng đã có đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng.
Bà Đinh Thị Hương (SN 1965), trú tại thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, cầu cứu về việc con gái bà là Phạm Thị Oanh bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên mức án 12 năm tù với tội danh "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Tóm tắt nội dung vụ án theo Bản án số 66/2024/HSST ngày 19/6/2024 của TAND tỉnh Gia Lai nêu "Phạm Thị Oanh và bà Văn Thị Hồng Hạnh là đồng nghiệp cùng công tác tại Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe cán bộ tỉnh Gia Lai. Để có vốn kinh doanh, làm ăn Oanh thường xuyên đặt vấn đề vay mượn tiền của vợ chồng bà Hạnh và được bà Hạnh đồng ý.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến đầu tháng 7/2021, Oanh nhiều lần vay mượn tiền của vợ chồng bà Hạnh, ông Tâm (chồng bà Hạnh), để làm đáo hạn ngân hàng, lãi suất hai bên thỏa thuận từ 1.000đ đến 1.500đ/1 triệu/1 ngày và các lần vay mượn này Oanh đều trả tiền vay và tiền lãi theo đúng cam kết nên đã được vợ chồng bà Hạnh, ông Tâm tin tưởng.
|
Nội dung Bản án Hình sự sơ thẩm số 66/2024/HSST ngày 19/6/2024 của TAND tỉnh Gia Lai. |
Từ ngày 12/7/2021 đến ngày 21/7/2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc kinh doanh bị thua lỗ khiến Phạm Thị Oanh mất khả năng trả nợ các khoản vay trước đó của nhiều người khác, nên Oanh đã đưa ra thông tin gian dối để vay tiền của bà Hạnh, ông Tâm. Sau đó Oanh dùng số tiền này để để xoay vòng trả nợ cho những người mà Oanh đã vay trước đó.
Do tin tưởng nên ông Tâm, bà Hạnh đã đồng ý và nhiều lần chuyển khoản và đưa tiền mặt cho Oanh tổng số tiền 4,7 tỷ đồng và bị Oanh chiếm đoạt. Các lần chuyển tiền qua tài khoản và tiền mặt giữa ông bà Tâm, Hạnh với Phạm Thị Oanh được nêu rõ trong Bản án.
Tất cả các lần vay tiền trên Oanh đều viết Giấy vay tiền và đưa cho bà Hạnh giữ. Đến ngày 23/7/2021, do áp lực trả nợ và không vay được tiền để xoay vòng trả nợ nên Oanh đã nói với chồng là ông Nguyễn Nam Chính toàn bộ sự việc.
Đến ngày 30/7/2021, khi không trả tiền được theo thỏa thuận, Oanh cùng chồng hẹn gặp ông Tâm, bà Hạnh để viết Giấy vay tiền thể hiện số tiền vay là 4,7 tỷ đồng và hẹn đến ngày 5/8/2021 sẽ trả hết. Tuy nhiên, đến ngày 5/8/2021 Oanh không trả nợ như cam kết và tuyên bố vỡ nợ.
Sau khi tuyên bố vỡ nợ, vợ chồng Oanh đã lập cam kết trả nợ ngày 13/9/2021 và Cam kết trả nợ vào ngày 29/12/2021. Tuy nhiên, Oanh chỉ trả cho vợ chồng ông Tâm, bà Hạnh số tiền 2.715.000.000đ, còn lại 1.985.000.000đ, vợ chồng ông Tâm, bà Hạnh đã nhiều lần yêu cầu Oanh trả nhưng Oanh chiếm đoạt, không trả tiền.
Do vậy, ông Tâm đã làm đơn trình báo đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai tố giác Phạm Thị Oanh về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngày 14/2/2023 cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm tam đối với Phạm Thi Oanh về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự để tiến hành điều tra, làm rõ", nội dung Bản án nêu.
|
Bị cáo Phạm Thị Oanh kháng cáo, kêu oan đối với Bản án Hình sự sơ thẩm số 66/2024/HSST ngày 19/6/2024 của TAND tỉnh Gia Lai. |
Quá trình điều tra, bị can không thừa nhận đã đưa ra thông tin gian dối nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, qua lời khai của bị hại, những người liên quan và tài liệu thu giữ đã đủ căn cứ kết luận hành vi của bị can.
Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 19/6/2024, TAND tỉnh Gia Lai đã áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 174; điểm b, khoản 1, Điều 51; điểm g, khoản 1, Điều 52; Điều 38 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Phạm Thị Oanh 12 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 21/2/2023.
Ngày sau đó, bị cáo Phạm Thị Oanh đã kháng cáo kêu oan đối với Bản án Hình sự sơ thẩm số 66/2024/HSST ngày 19/6/2024 của TAND tỉnh Gia Lai cùng phần trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Lý do kháng cáo được nêu rõ "Bản án thiếu khách quan, không đúng quy định của pháp luật (cả về tố tụng và nội dung).
Việc đánh giá chứng cứ mang tính phiến diện, một chiều. Các chứng cứ gỡ tội chưa được xem xét đánh giá đầy đủ. Bản thân bị cáo bị oan, không phạm tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Trước sự việc xảy ra đối với con gái của mình, mới đây bà Đinh Thị Hương (mẹ của bị cáo Phạm Thị Oanh) đã có đơn Cầu cứu và Đề nghị khẩn cấp gửi tới các cơ quan chức năng cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án một cách công tâm, khách quan đúng bản chất sự việc nhằm tránh oan sai cho con gái của mình.
Nội dung đơn bà Hương nêu: "ới vai trò là mẹ của bị cáo Phạm Thị Oanh tôi gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng về Bản án số 66/2024/HSST ngày 19/6/2024 của TAND tỉnh Gia Lai đối với con gái tôi.
Bản án đã đánh giá thiếu khách quan, không đúng quy định của Pháp luật (cả về tố tụng và nội dung). Việc đánh giá chứng cứ mang tính phiến diện, một chiều. Các chứng cứ gỡ tội chưa được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ. Bản thân con tôi, bị cáo - Phạm Thị Oanh bị oan, không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bà Hương: "Tại cam kết ngày 13/9/2021, con tôi đã gồng hết sức để cố gắng thực hiện, thậm chí quyết tâm đưa hết tiền lương và các khoản thu nhập của mình để trả dần và không ngừng cố gắng tìm kiếm nguồn tiền để trả nợ.
Thế nhưng, đáng tiếc là phía bà Hạnh, ông Tâm đã tìm mọi nguyên cớ để chấm dứt cam kết, đưa vụ việc vào con đường hình sự hóa".
"Giá như quan hệ vay mượn mang tính chất dân sự giữa các bên không bị hình sự hóa thì có thể đến thời điểm này, bằng sự cố gắng của con tôi và sự hỗ trợ từ gia đình thì rất có thể khoản nợ gốc đã được giảm đi rất nhiều, thậm chí đã có thể giải quyết về cơ bản.
Thực tế con tôi đã trả được 2.885.000.000 và đang tiếp tục huy động toàn lực để cố gắng theo tinh thần có nợ có trả", bà Hương bày tỏ.
Hình sự hoá quan hệ tranh chấp dân sự Đưa ra quan điểm nhìn nhận về sự việc nêu trên, Luật sư Hoàng Văn Ngọc – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho hay "Về mối quan hệ xã hội và quan hệ vay mượn tiền giữa Phạm Thị Oanh, Văn Thị Hồng Hạnh, Văn Thị Hồng Phúc không có dấu hiệu lừa đảo, cơ quan tố tụng tỉnh Gia Lai đang hình sự hoá quan hệ tranh chấp dân sự". Luật sư Ngọc Phân tích "Về quan hệ vay mượn giữa Oanh-Hạnh-Phúc cho thấy: Khi Oanh đặt vấn đề vay mượn thì bà Hạnh liên lạc với Phúc thu xếp chuyển khoản cho Oanh. Sau khi nhận được tiền thì Oanh sẽ thông báo lại (qua zalo) cho bà Hạnh là tiền đã vào tài khoản. Tới khi trả tiền vay, Oanh sẽ trả số nợ gốc trực tiếp bằng chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của Văn Thị Hồng Phúc và báo lại cho bà Hạnh. Còn tiền lãi thì Oanh sẽ chuyển khoản hoặc trả bằng tiền mặt thẳng cho bà Hạnh" Đưa ra nhận định về việc bị cáo có hay không dấu hiệu phạm tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản", luật sư Ngọc phân tích "Tại cam kết ngày 13/9/2021, phía bà Oanh đã gồng hết sức để cố gắng thực hiện, thậm chí quyết tâm đưa hết đồng lương và các khoản thu nhập của mình để trả dần bằng việc uỷ nhiệm chi 12 tháng lương và không ngừng cố gắng tìm kiếm nguồn tiền để trả nợ". "Thực tế trong giai đoạn từ 12/7 đến 21/7, bà Oanh đã chuyển hồi cho bà Phúc, bà Hạnh tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng. Với số tiền bà Oanh hoàn chuyển trả trở lại cho bà Phúc đều có thông báo bằng hình ảnh qua zalo cho bà Hạnh. Vấn đề quan trọng này trong vụ án không được 3 Cơ quan tố tụng tỉnh Gia Lai làm rõ trước khi đưa ra kết luận về số tiền chiếm đoạt. Số tiền này đều thanh toán trước thời điểm cơ quan điều tra thụ lý đơn tố giác, trước khi khởi tố vụ án bà Oanh bị khởi tố bị can. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng đang khởi tố, truy tố, xét xử một vụ án mang tính hình sự hoá quan hệ dân sự giữa các bên về việc thanh toán khoản vay đã thoả thuận", luật sư Ngọc cho biết thêm. |