Kiểm toán các dự án đầu tư công được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đang gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng, công tác kiểm toán giải ngân vốn đầu tư công là lĩnh vực ưu tiên trong kiểm toán vốn đầu tư công.
Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) và vai trò của Kiểm toán nhà nước (KTNN)”, do KTNN phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức mới đây, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN cho biết, trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội, số vốn giải ngân ĐTC từ đầu năm đến nay tuy có tăng so với cùng kỳ năm 2019, song tỷ lệ giải ngân vẫn thấp so với yêu cầu.
Báo cáo của Bộ Tài Chính cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2020, giải ngân vốn ĐTC theo kế hoạch năm 2020 mới đạt 221.768 tỷ đồng, bằng 47% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, vốn ngân sách Trung ương đạt 37,8% kế hoạch và vốn ngân sách địa phương đạt 55,1% kế hoạch. Số vốn giải ngân tuy tăng so với cùng kỳ năm 2019, song tỷ lệ giải ngân vẫn thấp so với kỳ vọng.
“Việc chậm giải ngân vốn ĐTC gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các dự án (DA) ĐTC..”- Phó Tổng KTNN nhấn mạnh.
Cụ thể, các hệ lụy do chậm giải ngân được lãnh đạo KTNN chỉ ra, đó là làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Mặt khác, vốn ĐTC thường là nguồn lực của các DA lớn, những hạ tầng quan trọng nên việc giải ngân chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.
Ngoài ra, việc chậm giải ngân dẫn đến lãng phí khi tiền có nhưng không tiêu được trong khi đó vẫn phải trả chi phí lãi vay. Bản thân các DN, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi…
Theo Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên, ngoài các nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của đại dịch thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn ĐTC hiện nay là do nhiều yếu tố chủ quan, nhất là tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện như: chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư và giao chi tiết kế hoạch vốn; việc giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công còn chậm…
Một số bộ, ngành, địa phương, Ban quản lý DA còn chưa chủ động, thiếu quyết liệt trong công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao…
Xác định nội dung trọng tâm kiểm toán để kiến nghị phù hợp
Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của KTNN, báo cáo của KTNN cho biết, hàng năm, qua công tác kiểm toán các DA ĐTC, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng, bao gồm thu hồi nộp ngân sách nhà nước, giảm thanh toán và xử lý khác.
KTNN cũng có rất nhiều kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương và các Ban quản lý DA để kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong công tác chỉ đạo điều hành và quản lý DA, kiến nghị xem xét, sửa đổi kịp thời các quy định, chính sách không phù hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư DA.
Kết quả kiểm toán các DA ĐTC cho thấy còn nhiều bất cập và kẽ hở về cơ chế, chính sách trong quản lý ĐTC, đặc biệt là trong các DA dưới các hình thức mới như các DA đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trong khi đó, công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo lãnh đạo KTNN, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác kiểm toán các DA ĐTC trong thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, như: Quy mô và tần suất kiểm toán còn nhỏ so với yêu cầu; Số lượng các DA mà KTNN tiến hành kiểm toán ngay từ khi khởi công đến hoàn thành công trình nhưng chỉ chiếm số lượng nhỏ trong các DA, chương trình được kiểm toán hàng năm, còn lại vẫn là kiểm toán sau; Kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề chuyên sâu còn hạn chế, nên chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp thích đáng các vấn đề về hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, nhất là hiện tượng tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư dự án...
Đặc biệt, trong quá trình kiểm toán các DA ĐTC chậm giải ngân, dẫn đến đội vốn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội… thì chưa đánh giá hết được tác động.
Khẳng định vai trò quan trọng của KTNN trong việc nâng cao hiệu quả giải ngân vốn ĐTC, nhiều ý kiến cho rằng KTNN cần xác định kiểm toán giải ngân vốn ĐTC là nội dung ưu tiên trong kiểm toán lĩnh vực ĐTC.
Đại diện Bộ Tài chính đề nghị, với các cuộc kiểm toán còn lại của năm 2020 có kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn ĐTC, bên cạnh việc xác định mục tiêu, trọng tâm, nội dung kiểm toán của một cuộc kiểm toán thông thường cần đưa công tác giải ngân và nguyên nhân chậm tiến độ của các DA được kiểm toán là một nội dung để đi sâu kiểm toán, từ đó có kiến nghị phù hợp với các cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư, đơn vị được kiểm toán kịp thời giải quyết vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các DA trong năm 2020.
Hiện nay các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố Hà Nội vẫn đang tiếp tục được triển khai. Trong đó, Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô mới giải ngân được 12,1% kế hoạch vốn.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Lực lượng CSGT trên toàn quốc xử lý trên 92.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó trung bình xử phạt gần 350 người vượt đèn đỏ/ngày.
Bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Ủy viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm thay ông Hoàng Công Thủy.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.