Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Căn bệnh kinh hoàng được đặt tên theo tiếng kêu khóc người trúng độc

Hình sự & tố tụng hình sự
29/07/2019 10:10
Hoàng Nam
aa
Toyama là một tỉnh ở miền Trung Nhật Bản, một mặt giáp biển, một mặt giáp dãy Tateyama, lại có dòng sông Jinzu chảy quanh.


Khoảng 30% đất của tỉnh là rừng tự nhiên. Môi trường nhiều cây cối bao quanh đã khiến Toyama trở thành một trong những nơi đáng sống nhất Nhật Bản. Nhưng ít người biết được rằng đây cũng chính là tỉnh từng có một quá khứ buồn, là nơi chứng kiến sự hoành hành của căn bệnh có tên “itai-itai”.

Untitled

Một nạn nhân bị bệnh itai-itai.

Căn bệnh lạ

Căn bệnh lạ nói trên xuất hiện ở khu vực hạ lưu sông Jinzu thuộc tỉnh Toyama của Nhật vào khoảng năm 1912 và được người dân địa phương gọi là “itai-itai byo” (“itai” là từ mà người Nhật nói khi miêu tả sự đau đớn còn “byo” có nghĩa là bệnh).

Tên của căn bệnh này được lấy luôn từ tiếng la hét của bệnh nhân khi bị bệnh hành hạ để cho thấy rõ mức độ đau đớn mà người bệnh phải gánh chịu. Phụ nữ là những người bị mắc bệnh nhiều nhất với những triệu chứng như đau toàn thân, đặc biệt là đau cột sống và chân. Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị gãy xương khi cố tự đi lại. Một số người cũng bị ho, thiếu máu và suy thận, dẫn tới tử vong.

Năm 1912, căn bệnh lạ nói trên bắt đầu xuất hiện rải rác nên người ta không chú ý nhiều lắm. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, số người bị bệnh tăng lên nhanh chóng. Bệnh khiến nạn nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thường xuyên bị những cơn đau hành hạ đến mức không chịu được phải khóc thét lên.

Đến năm 1946, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và vẫn chỉ nghĩ đó đơn giản là một căn bệnh mang tính chất khu vực hay một căn bệnh do vi khuẩn gây ra. Đặc biệt, có khoảng 200 phụ nữ sống ở khu vực lưu vực sông Jinzu vào những năm 1940 sinh con bị tàn tật, trong đó có nhiều người có nhiều con cùng bị bệnh.

Đến những năm 1940 - 1950, các nhà khoa học đã tiến hành một số xét nghiệm y khoa nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh nhưng không ra. Ban đầu, họ cho rằng đây là bệnh do nhiễm độc chì do chì từ thượng nguồn chảy xuống gây ra. Năm 1955, cụm từ “itai-itai” bắt đầu trở nên phổ biến trong người dân Nhật Bản khi số người bị bệnh tăng cao.

Tên căn bệnh được lấy theo tiếng kêu khóc của bệnh nhân như đã nói trên. Đến năm 1956, sau những nghiên cứu ban đầu, bác sỹ Noboru Hagino cho rằng bệnh “itai-itai” thực chất là một biểu hiện của chứng giòn xương hay loãng xương do chế độ dinh dưỡng.

Dù vậy nhưng chính bác sỹ này đã nhanh chóng bác bỏ giả thuyết trên khi thực tế cho thấy bệnh bùng phát tập trung chủ yếu ở một khu vực nhỏ dọc lưu vực sông Jinzu. Sau cùng, từ việc xem xét các triệu chứng của người bệnh cũng như hoạt động khai thác mỏ ở địa phương, bác sỹ Hagino cho rằng bệnh itai-itai là một bệnh do nhiễm độc chì do các kim lại nặng như kẽm và chì có trong nước sông Jinzu gây ra.

Tội ác của những kẻ khai thác mỏ

Tại thời điểm xuất hiện các căn bệnh trên, tỉnh Toyama đã ghi nhận tình trạng ô nhiễm do việc khai thác mỏ ở mỏ Kamioka thuộc tỉnh Gifu ở đầu nguồn sông Zinzu. Theo các ghi chép, việc khai thác vàng ở mỏ này bắt đầu từ năm 710. Trong thời kỳ Chiến tranh Nga – Nhật và Thế chiến I, nhu cầu với các mặt hàng kim loại tăng cao cộng với việc các công nghệ khai thác mới được đưa từ châu Âu sang nhiều, đã làm gia tăng sản lượng khai thác ở Kamioka, bao gồm cả việc khai thác vàng, đồng, kẽm... Kamioka ở thời kỳ đó được xếp trong nhóm những mỏ khai thác lớn nhất thế giới.

Thực ra, ngay trong thời kỳ 1700 – 1850, do hoạt động khai thác mỏ ở thượng nguồn nên nguồn nước sinh hoạt và nước phục vụ nông nghiệp trên sông Jinzu cũng đã bị ô nhiễm. Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào khoảng năm 1890. Để trấn an sự lo ngại từ người dân, năm 1893, Công ty khai thác mỏ Mitsui (công ty quản lý mỏ Kamioka) bắt đầu sử dụng một loại hóa chất để loại bỏ chì trong khói bụi do hoạt động khai thác mỏ tạo ra.

Đến năm 1911, họ lại xây dựng một nhà máy tách quặng và tăng sản lượng sản xuất, đồng thời xả các chất thải cả lỏng cả rắn trong quá trình hoạt động của nhà máy ra sông Takahara, thượng nguồn sông Jinzu. Nước xả thải do nhà máy xả ra có chứa hàm lượng lớn những kim loại nặng độc hại.

Lượng nước xả có chứa cadmium được xả thẳng xuống sông Jinzu và các nhánh của nó tỉ lệ thuận với sản lượng khai thác ở thượng nguồn, khiến nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng. Trong khi đó, nguồn nước sông không chỉ được dùng để tưới cho những cánh đồng ở hai bên bờ sông mà còn được người dân dùng làm nước uống, nước sinh hoạt, giặt giũ và nhiều mục đích khác.

Càng về sau, khi tốc độ khai thác mỏ được đẩy lên cao, nguồn nước sông càng trở nên ô nhiễm. Cá ở sông bắt đầu chết nhiều còn lúa được tưới bằng nước sông cũng không lớn nổi. Cùng lúc, bệnh lạ cũng xuất hiện ở người khiến người dân vô cùng hoang mang.

Nguyên nhân ngộ độc cadmium mãn tính

Năm 1961, chính quyền Toyama đã lập một hội đồng đặc biệt để đối phó với căn bệnh lạ, bắt đầu từ việc xác định nguyên nhân gây bệnh cùng các biện pháp phòng ngừa. Năm 1963, Bộ Y tế và Phúc lợi cùng Bộ Giáo dục Nhật Bản lần lượt thành lập các nhóm nghiên cứu y khoa, đánh dấu việc chính phủ chính thức vào cuộc, điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh.

Từ kết quả của những nghiên cứu này, tháng 5/1968, Bộ y tế và phúc lợi Nhật Bản chính thức thông báo bệnh “itai-itai” là bệnh ngộ độc cadmium mãn tính. Bệnh này khiến các chức năng của thận bị suy yếu và khiến nạn nhân dần dần bị loãng xương. Ở các nạn nhân có tuổi, mất cân bằng hormone, khi có bầu hay cho con bú xuất hiện tình trạng thiếu canxi.

Báo cáo cũng kết luận nguồn cadmium gây ngộ độc chính là do các hoạt động thương mại của công ty Kamioka và mỏ Kamioka xả nước thải xuống sông Jinzu. Theo các kết quả điều tra sau đó, các loại kim loại nặng được xả từ mỏ Kamioka vào sông Jinzu và tích tụ ở đáy sông, đặc biệt là khu vực hạ lưu sông. Cadmium trong lòng sông đã hòa vào nước sông mà người dân lấy phục vụ sinh hoạt cũng như tưới tiêu trong nông nghiệp. Cadmium ngấm vào đất tưới lúa, khiến gạo bị nhiễm độc.

Kết quả các cuộc khảo sát được thực hiện từ năm 1971 tới 1976 cho thấy, mức độ tập trung cadmium trong đất bị ô nhiễm ở dọc sông Jinzu cao nhất là 4,85ppm trong khi mức độ kim loại này ở đất an toàn chỉ là 0,34ppm. Mức độ tập trung cadmium trong gạo được trồng ở khu vực là 4,23ppm, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn an toàn.

Cadmium được hấp thụ vào cơ thể qua việc ăn gạo có chứa hàm lượng nguyên tố này cao. Các tế bào càng tiếp xúc nhiều với cadmium, cơ thể người bị nhiễm độc càng bị mất nhiều phosphate và calcium qua đường nước tiểu, dẫn tới hiện tượng loãng xương, cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác như suy thận, thậm chí tử vong.

Cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều thập kỷ

Theo tờ Japan Times, tổng cộng 196 người đã được xác định là nạn nhân của bệnh“itai-itai” do tình trạng xả nước thải có chứa kim loại từ mỏ Kamioka. Ngoài tỉnh Toyama, tình trạng nhiễm độc cadmium cũng được phát hiện ở 5 tỉnh khác của Nhật Bản.

Năm 1968, 29 người bao gồm 9 nạn nhân và 20 người nhà các nạn nhân đã đệ đơn kiện đòi công ty Mitsui bồi thường. Sau cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều thập kỷ, mãi đến cuối năm 2013, Công ty Mitsui chính thức xin lỗi người dân vì vụ việc và đạt được thỏa thuận dàn xếp bồi thường 600 triệu yên cho các nạn nhân bị nhiễm độc cadmium từ nhiều năm trước.

Theo tờ Japan Times, tính đến năm 2013, có khoảng 500 đến 600 người được bồi thường theo thỏa thuận này. Itai-itai được xem là một trong bốn căn bệnh do ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất từng xảy ra tại Nhật Bản.

Trước những tác động nghiêm trọng của các vụ việc này, năm 1970, giới chức Nhật Bản đã thông qua Đạo luật ngăn chặn ô nhiễm đất nông nghiệp, theo đó yêu cầu mỏ Kamioka dừng hoạt động và buộc công ty khai thác mỏ này phải tiến hành khử độc ở các vùng đất bị nhiễm cadmium.

Đến năm 2012, dự án dọn sạch các khu vực bị nhiễm cadmium ở khu vực sông Jinzu mới hoàn thành. Ngoài ra, công ty khai thác mỏ gây ô nhiễm cũng bị buộc phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động trồng trọt cho các nông dân bị ảnh hưởng.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế

Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế

Sáng 21/10, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Bắt nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh Bắc Kạn đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với các đối tượng giả danh là cán bộ Công an nhằm mục đích lừa đảo.
Hà Nội: Gần 23 nghìn trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Hà Nội: Gần 23 nghìn trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Theo CDC Hà Nội, tính đến hết ngày 17/10/2024, đã có 29/30 đơn vị đã tổ chức tiêm chiến dịch, trong đó có 470 trạm Y tế tổ chức tiêm và 22 điểm tiêm tại trường học.
Tin bài khác
Bắt nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh Bắc Kạn đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với các đối tượng giả danh là cán bộ Công an nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.
Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Tổ công tác đã ra hiệu lệnh và dừng phương tiện để kiểm tra, lúc này do đã uống rượu nên Cao Văn Tuấn không chấp hành việc kiểm tra, có hành vi xô đẩy, giằng co, đồng thời liên tục chửi bới, lăng mạ xúc phạm lực lượng chức năng.
Triệt phá nhanh đường dây chuyên trộm cắp xe máy liên tỉnh

Triệt phá nhanh đường dây chuyên trộm cắp xe máy liên tỉnh

Lực lượng chức năng Công an quận Hà Đông vừa tiến hành bắt giữ 8 đối tượng liên quan đến đường dây chuyên trộm cắp và tiêu thụ xe máy liên tỉnh.
Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Lực lượng chức năng Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một người đàn ông tử vong tại phòng tập gym trên địa bàn phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.