Trước một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chưa có tiền lệ, có những dự báo cho rằng, châu Á sẽ chiến thắng trong cuộc chiến sáng tạo. Đây là một cơ hội đặc biệt cho nhiều nước, và là một trong những lý do khiến người đứng đầu nước Mỹ Donald Trump lo lắng.
Tại Diễn đàn mở về khởi nghiệp và sáng tạo: “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người”, Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hoàn toàn khác biệt về tầm vóc, quy mô lẫn độ phức tạp so với bất kỳ cuộc cách mạng nào trước đây.
Với đặc trưng là một loạt công nghệ mới hòa trộn thế giới vật chất, thế giới số và thế giới sinh học, những bước phát triển của CMCN 4.0 sẽ ảnh hưởng đến mọi quy tắc, mọi nền kinh tế, mọi ngành nghề và chính phủ. CMCN 4.0 đang làm thay đổi các quốc gia trên thế giới. Mỗi người có thể thành 1 Google trong tương lai, nó mang đến cơ hội đặc biệt độc đáo cho mọi người.
Trong tương lai, các quốc gia thành công là các quốc gia có thể nắm bắt cơ hội, ưu thế mà CMCN 4.0 đem lại.
Giáo sư Klaus Schwab.
Ông Lê Hồng Minh CEO VNG là diễn giả Việt Nam duy nhất trong diễn đàn cho biết 20 năm tới thế giới sẽ thay đổi rất nhiều, các bạn sinh viên có thể xây dựng được công ty tỷ USD ở Việt Nam hoặc châu Á. Thách thức phải đối mặt hiện nay là phải liên tục học tập để tìm cái mới, thúc đẩy sự sáng tạo. Hiện tại cả thế giới trở thành trung tâm sáng tạo.
Ông Lê Hồng Minh là người xây dựng nên VNG (trước là VinaGame) với những những sản phẩm gây được tiếng vang trong nước và khu vực như Zalo, Zing, Zing Me, trong đó Zalo có hơn 70 triệu người dùng.
Đông Nam Á gần đây được xem là có thể trở thành thung lũng Silicon thứ 2 trên thế giới với nền kinh tế Internet đã đạt giá trị 50 tỷ USD trong năm 2017, và dự báo sẽ tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Tốc độ phát triển dữ dội của cuộc CMCN 4.0 tại khu vực có thể được thấy qua đất nước Myanmar. Một đất nước mà mới chỉ vài năm trước đây vẫn còn bị cô lập và đóng cửa với thế giới, gần như không có điện thoại thông minh và hệ thống ngân hàng.
Nhưng giờ đây, Myanmar có 90% dân số tiếp cận internet. Người dân tại đất nước thuần nông này giờ đây thậm chí không cần đến tài khoản ngân hàng, thay vào đó là các dịch vụ tài chính tích hợp ngay trên điện thoại.
Chỉ trong vòng chưa 2 năm, một công ty fintech có tên Wave Money tại Myanmar đã có hàng triệu khách hàng, liên kết với các số điện thoại di động và thực hiện chuyển tiền, gửi tiền hoặc rút tiền ở 20 ngàn đại lý phủ sóng khắp cả nước.
Indonesia của tổng thống Joko Widodo đã trở thành quốc gia GDP ngàn tỷ USD nhưng cũng đang rất kỳ vọng vào cơ hội đến từ cuộc CMCN 4.0. Indonesia đặt mục tiêu trở lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030 với trọng tâm đến từ kế hoạch "Making Indonesia 4.0". Thái Lan trong khi đó thành công với CMCN 3.0 giờ đây tập trung vào cuộc CMCN 4.0 với định hướng hướng tới một nền công nghiệp sử dụng công nghệ và sự sáng tạo để đột phá.
Cơ hội chưa từng có nhưng thách thức sống còn
Tại Trung Quốc, sự lớn mạnh của Ant Financial (1 công ty con của Alibaba) và việc trở thành công ty công nghệ tài chính lớn nhất thế giới cũng là một minh chứng về cơ hội lịch sử của cuộc CMCN 4.0. Trên thế giới dường như chưa có một công ty nào phát triển với 1 tốc độ nhanh như vậy. Với tuổi đời chỉ vài năm nhưng startup của Jack Ma có hoạt động rộng khắp trên các lĩnh vực thanh toán trực tuyến, bảo hiểm, cho vay, chấm điểm tín dụng, quản lý tài sản..., với gần 900 triệu khách hàng nhờ các ứng dụng di động thông minh.
Theo giáo sư Klaus Schwab, những sáng tạo lớn về công nghệ sắp thổi bùng những thay đổi lớn lao trên khắp thế giới. Tốc độ của những sáng kiến từ cả khía cạnh phát triển lẫn lan tỏa đều nhanh chưa từng thấy.
Những nhân tố đột phá hiện nay như AirBnB, Uber, Alibaba… và những công ty tương tự giờ đã trở thành những cái tên cửa miệng mà mới chỉ mấy năm trước đó còn ít người biết đến. Chiếc iPhone mà ngày nay đi đâu cũng gặp mới chỉ ra đời năm 2007 nhưng cũng đã kịp giúp Apple trở thành công tỷ ngàn tỷ USD đầu tiên trên thế giới hôm 2/8 vừa qua.
Cũng theo ông Klaus Schwab, một thực tế trong kỷ nguyên số là nhiều doanh nghiệp mới cung cấp “hàng hóa thông tin” với chi p hí lưu trữ, vận chuyển và nhân bản gần như bằng không. Để thành công, một số công ty công nghệ đột phá gần như không cần vốn, như trường hợp Instagram hay WhatsApp không cần nhiều tiền để khởi nghiệp.
Tất cả những ví dụ thành công nói trên cho thấy cuộc CMCN 4.0 về công nghệ và số hóa là hiện hữu và nó sẽ biến câu khẩu ngữ hay bị lạm dụng và thường không chính xác “lần này mọi chuyện sẽ khác” thành ra phù hợp.
Tốc độ thay đổi là rất lớn và đây là một cơ hội đặc biệt cho nhiều nước, cả nước lớn cũng như nước nhỏ, cho bất cứ dân tộc hay công dân nào, đúng với ý nghĩa: Mỗi người có thể thành 1 Google trong tương lai.
Một số dự báo thậm chí còn cho rằng, châu Á trong đó có ASEAN sẽ chiến thắng trong cuộc chiến sáng tạo.
Như trường hợp Trung Quốc, nước này đã phát triển bùng nổ trong thập kỷ qua, với công nghệ cũng thay đổi chóng mặt để bắt kịp với các nước phát triển. Trong đó, với mảng hạ tầng vật lý cho CMCN 4.0, Trung Quốc thậm chí còn đang đi trước ở một số khía cạnh như hạ tầng băng thông tốc độ cao 5G.
Kế hoạch siêu tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc với mục tiêu xây dựng 10 ngành quan trọng về mặt công nghệ và chiến lược vốn là độc quyền của các công ty phương Tây đã trở thành mối đe dọa với thế thống trị của Mỹ. Đó chính là nguồn cơn khiến ông Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại.
Cơ hội với tất cả các nước là rất lớn nhưng thách thức không hề nhỏ. Đó là sự bất bình đẳng và sự bất công gia tăng. Đối tượng thụ hưởng lớn nhất của CMCN 4.0 là những nhà cung cấp vốn trí tuệ hoặc vật chất. Đó là các nhà sáng tạo, nhà đầu tư và các cổ đông.
Cuộc CMCN 4.0 có thể khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương. Đây là một cuộc chơi được mất, các quốc gia thắng cuộc sẽ áp đảo và do vậy để tránh bị tụt hậu các quốc gia đều phải thay đổi để phát triển.
Ở một số nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam còn thiếu trầm trọng hạ tầng số cũng như hạ tầng vật lý. Sự hạn chế trong chia sẻ dữ liệu cũng như sự thiếu vắng của các hành lang pháp lý phù hợp cũng là vấn đề khó có thể giải quyết nhanh chóng.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.