Câu chuyện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kêu cứu dọa ngừng chạy tàu, trước đó là những hình ảnh xuống cấp, hỏng hóc tại 2 sân bay lớn Nội Bài, Tân Sơn Nhất được phơi bày…, rồi việc đi hay ở của doanh nghiệp chuyển vốn về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (SMSC) cho thấy, cần sớm có giải pháp rốt ráo cho vấn đề này.
Trước đây, khi SMSC chưa ra đời, các tài sản công như đường sắt, đường cao tốc, sân bay, đường dây truyền tải điện… dù không được tính vào tài sản doanh nghiệp, nhưng do các bộ quản lý nên vẫn thường được gắn vào các doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc các bộ chuyên ngành.
Khi doanh nghiệp về SMSC, cơ quan chủ quản chuyển giao vốn nhà nước, bao gồm vốn được tính trong báo cáo tài chính, cũng như các tài sản khác của doanh nghiệp.
Các tài sản công nói trên lâu nay doanh nghiệp nhà nước quản lý, nhưng không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hiện nay thuộc về các bộ làm đại diện chủ sở hữu.
Theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách, có hiệu lực từ tháng 6/2019, vốn ngân sách không được giao cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, các tài sản công nói trên đều có vốn ngân sách nhà nước chi cho việc duy tu, nâng cấp, bảo dưỡng.
Song đường đi của dòng tiền nay khác trước, vốn ngân sách được phân giao về các bộ, những bộ này sau đó thực hiện vai trò như các chủ đầu tư, sử dụng vốn theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, đấu giá công khai minh bạch tới các doanh nghiệp.
Như vậy, việc duy tu bảo trì đường sắt, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ phải thực hiện theo cơ chế này.
Tổng công ty Đường sắt và 20 đơn vị thành viên đang thực hiện các dịch vụ bảo trì, duy tu đường sắt, muốn có dự án, có tiền buộc phải tham gia cuộc chơi, đấu giá, đấu thầu, cạnh tranh.
Vậy nút thắt ở đây là gì, tại sao Bộ Giao thông - Vận tải vẫn muốn giao thẳng cho Tổng công ty Đường sắt mà không trực tiếp đứng ra thực hiện phân bổ vốn theo cơ chế đấu thầu, đấu giá công khai, minh bạch?
Đại diện Bộ Tài chính, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ nhằm gỡ khó cho Tổng công ty Đường sắt mới đây, đã gay gắt nói rằng, Bộ Giao thông - Vận tải đã không chủ động chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi của Luật Ngân sách.
Dù Tổng công ty Đường sắt có về SMSC hay không, Bộ Giao thông - Vận tải vẫn phải thực hiện việc giao vốn theo quy định mới tại Nghị định 32/2019.
Tuy nhiên, cả Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đường sắt lại muốn tiếp tục làm theo cách cũ. Tại cuộc làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và SMSC tuần trước, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Công cho biết, Bộ đã báo cáo Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đề nghị tiếp tục giao cho Tổng công ty Đường sắt thực hiện đến năm 2025.
Để thực hiện được việc phân bổ vốn và các gói thầu nhịp nhàng, Bộ Giao thông - Vận tải phải chuẩn bị nhân lực, ban hành các quy trình, quy chuẩn, nắm lại nhiều phần việc mà lâu nay vốn được khoán thẳng cho Tổng công ty Đường sắt, chưa kể còn gắn với trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc sử dụng đồng tiền ngân sách hiệu quả.
Còn Tổng công ty nếu không được nhận thẳng ngân sách như trước kia, rất có thể 20 doanh nghiệp thành viên đang là các công ty cổ phần có thể nhận được dự án trực tiếp từ Bộ mà không phải qua Tổng công ty.
Vô hình trung, Tổng công ty Đường sắt mất quyền phân bổ tiền, phân bổ dự án. Vì vậy, làm theo cách cũ dường như là giải pháp thuận tiện nhất cho cả đôi bên.
20 công ty thành viên của Tổng công ty Đường sắt là các công ty cổ phần nên theo quy định của pháp luật phải tổ chức đấu thầu.
Còn ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, 20 công ty thành viên của Tổng công ty Đường sắt là các công ty cổ phần nên theo quy định của pháp luật phải tổ chức đấu thầu và khẳng định, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết 87 của Quốc hội và các quy định pháp luật khác đều đầy đủ để xử lý câu chuyện trên.
Câu chuyện của Tổng công ty Đường sắt không phải là cá biệt, nếu không được xử lý rốt ráo sẽ tiếp tục trở thành tiền lệ ở nhiều lĩnh vực khác.
Cũng theo lời Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, trong số 5 doanh nghiệp ngành giao thông chuyển sang SMSC thì gặp khó khăn vướng mắc lớn nhất là đường sắt, hàng không và Tổng công ty Quản lý đường cao tốc (VEC).
Đây đều là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến tài sản công như đường sắt, sân bay, đường bộ…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thanh tra, rà soát việc sử dụng tài sản công của các tổ chức hội, chấm dứt tình trạng sử dụng không đúng quy định, để đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.
Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…
Thực hiện triển khai kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1138/QĐ-BTC về việc triển khai kiểm kê thử nghiệm tại một số bộ, địa phương.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch ngày 20/5/2024 về việc triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Ngày 26/2/2024, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng chủ trì cuộc họp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc xử lý các vướng mắc nhằm hoàn thiện phương án xử lý dứt điểm Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất (DQS).
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.