Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bộ sưu tập khắc họa hình ảnh những vị tướng Quân đội

Hình sự & tố tụng hình sự
14/04/2019 13:25
Lam Hạnh
aa
Chỉ trong vòng gần ba năm, công trình “Sưu tầm, xây dựng sưu tập tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, từ năm 1948 - 2003” đã hoàn thành.


Với 600 ảnh chân dung, tiểu sử cùng với hàng nghìn hiện vật quý giá, bổ sung nhiều hiện vật quý cho các sưu tập hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Mỗi vị tướng như một pho sử sống trong tập đại thành sử thần kỳ, vĩ đại về hai cuộc kháng chiến của cả dân tộc.

Đoàn cán bộ sưu tầm của Viện Bảo tàng Quân đội sưu tầm hiện vật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tháng 7/2001.
Đoàn cán bộ sưu tầm của Viện Bảo tàng Quân đội sưu tầm hiện vật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tháng 7/2001.

Hàng trăm hình ảnh, tài liệu, hiện vật

Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (BTLSQSVN) đã tổ chức triển lãm: “Tướng lĩnh Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam qua những trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến”

Triển lãm trưng bày hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật chia làm ba phần: Phần thứ nhất giới thiệu một số hình ảnh, hiện vật thể hiện sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước, Quân đội với các tướng lĩnh; phần thứ hai trưng bày hình ảnh, hiện vật của các tướng lĩnh trong những trận đánh, chiến dịch tiêu biểu thời kỳ kháng chiến chống Pháp; phần thứ ba giới thiệu hình ảnh tướng lĩnh qua những trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ.

Trong số các hiện vật, hình ảnh giới thiệu tại triển lãm có một số hiện vật tiêu biểu như: Lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tướng lĩnh trong QĐND Việt Nam; hình ảnh buổi lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tại Lục Rã (Thái Nguyên); một số quyết định phong quân hàm tướng cho các cán bộ quân đội năm 1948… Máy vô tuyến điện của Trung tướng Hoàng Minh Thảo đã dùng trong trận đánh chiếm Buôn Ma Thuột; que chỉ bản đồ, kính lúp Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng tháng 4/1975; ống nhòm của Trung tướng Lê Đức Anh sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975...

Để có được các hiện vật quý giá trưng bày tại triển lãm, những cán bộ bảo tàng đã lặn lội nhiều năm trời sưu tầm tại các địa phương trong cả nước. Thượng tá Trần Thanh Hằng, nguyên cán bộ Phòng Nghiên cứu Sưu tầm - Quản lý nghiệp vụ, BTLSQSVN, đã hồi ức lại những ngày tháng đó.

Bà Hằng kể, năm 1991, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê bảo quản đã đề xuất với lãnh đạo Viện Bảo tàng Quân đội (nay là BTLSQSVN) xây dựng sưu tập tướng lĩnh QĐND Việt Nam. Dù được lãnh đạo Cục Cán bộ ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhưng có ý kiến cho rằng “tướng lĩnh là vấn đề nhạy cảm, dễ bị lộ bí mật quân sự”, vì thế, công việc bị đình lại.

Bảy năm sau, vào năm 1998, khi Đại tá, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từ Quân khu 3 được điều chuyển về làm Viện trưởng Viện Bảo tàng Quân đội, biết ý tưởng này, ông đã hối thúc Phòng Quản lý nghiệp vụ và Sưu tầm lập dự án đề nghị lên trên. Bà Hằng được phòng giao nhiệm vụ viết bản dự án này với tên gọi: “Sưu tầm, xây dựng sưu tập hiện vật tướng lĩnh QĐND Việt Nam, từ năm 1948 đến nay”.

Năm 2000, dự án được cấp trên phê duyệt. Đại tá Lê Mã Lương giao dự án này cho Phòng Quản lý nghiệp vụ và Sưu tầm thực hiện trong ba năm (2000 - 2003). Trung uý Lâm Văn Phú có nhiệm vụ cập nhật số liệu vào máy vi tính, bà Hằng nghiên cứu nội dung và cùng Thiếu uý Vũ Văn An, anh chị em trong phòng triển khai công tác sưu tầm.

Que chỉ bản đồ, kính lúp của Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng tháng 4/1975.
Que chỉ bản đồ, kính lúp của Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng tháng 4/1975.

Những cuộc gặp gỡ thú vị

Sau nhiều ngày nghiên cứu, khảo sát hiện vật trong kho, thừa hưởng kết quả nghiên cứu của Phòng Kiểm kê - Bảo quản, Phòng Quản lý nghiệp vụ và Sưu tầm đã có danh sách 40 vị tướng với 415 hiện vật lưu ở bảo tàng, do nhân viên Vũ Tuyết Mai lập tháng 4/1999. Số lượng như vậy, so với thực tế còn là một khoảng cách lớn. Để có một danh sách tướng lĩnh hoàn chỉnh kèm theo những thông tin về họ là cả một thách thức lớn. Thời gian lùi xa, chiến tranh lùi xa, nhiều tướng lĩnh đã đi xa, số còn lại già yếu, bệnh tật, lại sống ở nhiều địa phương trên cả nước… tìm được họ và gia đình họ để sưu tầm hiện vật đâu phải dễ dàng. Trong khi đó, lực lượng thực hiện dự án cũng như kinh phí lại quá ít ỏi, hạn hẹp.

Muốn tiếp cận các vị tướng, trước hết, ban ngày, những người sưu tập tìm gặp hội cựu chiến binh địa phương xin danh sách, địa chỉ, điện thoại, đêm về ngồi phân loại những nơi đến trước, đến sau, sao cho khít với thời gian và cùng một cung đường. Chuyến sưu tầm của bà Hằng cùng với Thiếu uý Vũ Văn An tại TP HCM và các tỉnh Nam Bộ là chuyến đi đạt hiệu quả kỷ lục nhất. Chỉ trong vòng nửa tháng, hai người đã tìm gặp được gần 200 gia đình tướng lĩnh, sưu tầm được hơn 200 kỷ vật.

Thượng tá Trần Thanh Hằng nhớ lại: “Khoảng trung tuần tháng 4/2001, chúng tôi rời Hà Nội bằng tàu hoả vào TP HCM. Tới TP HCM, đồng chí Nguyễn Minh Khiêm, Cục Hậu cần phía Nam lái chiếc xe commăng ca đuôi vuông, cũ kỹ, ọc ạch đưa chúng tôi đi. Trời nắng như đổ lửa, trên chiếc xe đó, ba chúng tôi lang thang khắp các quận Tân Bình, Gò Vấp rồi đến Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ… Ngồi trong xe cảm giác như ngồi chảo lửa, chúng tôi người nào người nấy như “cua lột”. Cơ số xăng có hạn, chúng tôi sử dụng xe đi tuyến đường dài; xung quanh thành phố chúng tôi đi bằng xe ôm, đi bộ.

Đầu tiên, hai người gõ cửa nhà Chuẩn đô đốc Đoàn Bá Khánh, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân ở đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1. Ông mở cửa, nhìn hai người khách lạ chằm chằm, rồi quầy quậy không tiếp vì sợ kẻ gian dùng giấy giới thiệu giả đến lừa. Cuối cùng, ông yêu cầu hai cán bộ bảo tàng phải có công văn của Bộ Tư lệnh Hải quân gửi vào và phải có người của Hải quân dẫn đến, ông mới tiếp chuyện”.

Các đại biểu tham quan triển lãm “Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam qua những trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến”.
Các đại biểu tham quan triển lãm “Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam qua những trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến”.

Vẫn lời Thượng tá Hằng: “Tìm đến nhà Thiếu tướng Lê Phi Long ở quận Tân Bình vào một buổi sáng, gọi điện nhiều lần ông không nghe và cũng không mở cửa, hai người đành ngồi chờ, không ăn uống gì. Khoảng đầu giờ chiều, có người nhà về, hai người theo vào. Cảnh tượng đầu tiên chúng tôi bắt gặp thấy ông ngồi như tượng đá trước bàn thờ con trai. Hoá ra con trai duy nhất của ông vừa qua đời, để lại hai cháu nội, ông quá đau buồn. Chúng tôi xin được thắp nén nhang cho anh và chia buồn cùng ông”.

Biết được mục đích, ý nghĩa việc làm của nhóm cán bộ, tướng Long mở tủ lấy chiếc máy ghi âm từng sử dụng ghi âm các cuộc họp của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, hội nghị quân sự tại Đà Lạt, tặng bảo tàng.

May mắn, hai người gặp Chuẩn đô đốc Nguyễn Dưỡng, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, người thấu hiểu khó khăn, vất vả của cán bộ bảo tàng và mục đích sưu tầm xây dựng bộ sưu tập để lưu giữ di sản văn hoá quân sự, giáo dục con cháu đời sau. Từ năm 2001 đến tháng 5/2002, ông Dưỡng đã vận động và giúp nhóm cán bộ khai thông tuyến sưu tầm hiện vật về tướng lĩnh Hải quân. Chuẩn đô đốc Dưỡng đã dẫn nhóm cán bộ và Phó trưởng phòng Nghiên cứu Sưu tầm - Quản lý nghiệp vụ Hà Minh Phương đến gia đình Chuẩn đô đốc Nguyễn Bá Phát ở Quận 3 để sưu tầm hiện vật.

Vốn chỗ quen thân với tướng Dưỡng, con trai tướng Phát đã lấy chiếc đồng hồ từ trên bàn thờ cha trao tặng cho bảo tàng. Đó là chiếc đồng hồ do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tướng Phát năm 1957, về thành tích xây dựng Cục Phòng thủ Bờ biển. Trên đồng hồ còn khắc chữ “Hồ Chí Minh” bằng chữ Hán. Trước đó, tháng 7/2002, Chuẩn đô đốc Nguyễn Dưỡng qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim khi đang chơi thể thao.

Thượng tá Trần Thanh Hằng tâm sự: “Những chuyến đi tìm tướng lĩnh đối với chúng tôi dường như không biết mệt. Tôi không nhớ hết những ngày chúng tôi đã đi cả ngày lẫn đêm, cả thứ Bảy lẫn Chủ nhật. Chỉ biết rằng đêm đến chỗ nào có thể ngủ được là chúng tôi đặt lưng. Đó có thể là một doanh trại quân đội, nhà dân hoặc ngủ gà gật trên xe, miễn rằng gặp được các vị tướng”.

Chỉ trong vòng gần ba năm, công trình “Sưu tầm, xây dựng sưu tập tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, từ năm 1948 - 2003”, do Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm và Quản lý nghiệp vụ đã hoàn thành với 600 ảnh chân dung, tiểu sử cùng với hàng nghìn hiện vật quý giá, bổ sung nhiều hiện vật quý cho các sưu tập hiện vật của bảo tàng. Phòng đã báo cáo trước Hội đồng khoa học của BTLS QSVN có sự tham gia của đại biểu các cơ quan chức năng của Tổng cục Chính trị. Kết quả được Hội đồng đánh giá là công trình có giá trị khoa học và ý nghĩa chính trị, giáo dục, thực tiễn sâu sắc, cả trước mắt và lâu dài, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá quân sự Việt Nam.

bài liên quan
“Người mẹ sông Hồng” - khúc ca đầy tự hào về Người mẹ Việt Nam anh hùng

“Người mẹ sông Hồng” - khúc ca đầy tự hào về Người mẹ Việt Nam anh hùng

“Người mẹ sông Hồng” là một bản bi hùng ca, khắc họa rõ nét nỗi đau thương mà đầy tự hào của Người mẹ Việt Nam Anh hùng. Ca khúc “Người mẹ sông Hồng” nhạc sĩ viết không chỉ cho riêng mình, mà còn cho tất cả những người cha, người mẹ, người con của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh 2 cựu Bộ trưởng và các bị cáo trong vụ Việt Á bị dẫn giải đến tòa

Hình ảnh 2 cựu Bộ trưởng và các bị cáo trong vụ Việt Á bị dẫn giải đến tòa

Ngay từ sớm, an ninh tại phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án kit test Việt Á được thắt chặt tại TAND TP Hà Nội....
Bộ sưu tập váy cưới LAT COUTURE 2021-2022 của NTK Lan Anh Lê với 7 mẫu váy siêu lộng lẫy

Bộ sưu tập váy cưới LAT COUTURE 2021-2022 của NTK Lan Anh Lê với 7 mẫu váy siêu lộng lẫy

NTk Lan Anh Lê vừa ra mắt 7 mẫu váy cưới trong Bộ sưu tập LAT COUTURE 2021 - 2022. BST lần này cập nhật xu hướng váy cưới mới nhất trong xu hướng thời trang cưới 2021-2022. Tin chắc nàng sẽ thành nữ hoàng trong ngày trọng đại của mình.
Hình ảnh khác lạ của

Hình ảnh khác lạ của 'cô Xuyến' Hoàng Yến hậu ly hôn lần 4

Sau khi chia tay người chồng thứ 4, nữ diễn viên Hoàng Yến đã quyết định đi “trùng tu” nhan sắc...
Phương Thanh: "Tôi đã gặp người đủ duyên và thưa chuyện với mẹ"

Phương Thanh: "Tôi đã gặp người đủ duyên và thưa chuyện với mẹ"

Phương Thanh xác nhận chuyện cô đã tìm thấy người đủ duyên. Đó là người đàn ông kém tuổi có tính cách rộng mở, biết hy sinh cho người khác.
Điện ảnh Việt lỗ hàng chục tỉ đồng: Cậu Vàng rời rạp, Trạng Tí có trở mình?

Điện ảnh Việt lỗ hàng chục tỉ đồng: Cậu Vàng rời rạp, Trạng Tí có trở mình?

Phim Việt lại có doanh thu thê thảm, trong đó Cậu Vàng vừa rút khỏi rạp khi lỗ 20 tỉ đồng, còn Trạng Tí của Ngô Thanh Vân vẫn chưa hết tranh cãi...
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.