Phù điêu “khủng” có tổng chiều dài 81,5m, cao 35m được khắc vào vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”. Thường trực Tỉnh ủy Bình Định vừa gặp mặt các cựu lãnh đạo tỉnh này để lắng nghe ý kiến về việc xây dựng công trình này.
Thường trực Tỉnh ủy Bình Định vừa gặp mặt các cựu lãnh đạo tỉnh này để lắng nghe ý kiến về việc chuẩn bị xây dựng công trình phù điêu tạc vào vách núi chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ” tại đường Võ Nguyên Giáp (TP Quy Nhơn).
Nhấn để phóng to ảnh
Phối cảnh tạc phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ khổng lồ vào vách núi ở cửa ngõ thành phố du lịch Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Theo UBND tỉnh Bình Định, việc tạc phù điêu vào vách núi đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Tỉnh ủy Bình Định có chủ trương và đồng thuận. Nội dung phác thảo bức phù điêu, đơn vị tư vấn đã tiếp thu và hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo đó, bức phù điêu được khắc họa 3 lớp nhân vật. Lớp thứ nhất nằm chính giữa, chiếm 1/2 chiều cao của bức phù điêu là hình tượng cha Rồng - mẹ Tiên, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim. Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi Rồng Tiên của cư dân Lạc Việt.
Lớp thứ 2, hai bên cha Rồng mẹ Tiên thể hiện 18 nhân vật nam, tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương. Các vua Hùng với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.
Lớp thứ 3, thể hiện các nhân vật, đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa 1 người nam và một người nữ cùng với trang phục truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực địa và lên phương án xây dựng, cắt sâu vào vách núi mặt phẳng đứng để tạc phù điêu trực tiếp vào vách núi. Phần mặt phẳng nằm tạo thành sân quảng trường với diện tích dự kiến 2.500m2. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, sân chơi để người dân, du khách chiêm ngưỡng bức phù điêu.
Theo thiết kế, công trình phù điêu cách ranh giới quy hoạch nút giao thông ngã 5 Đống Đa là 6m. Từ ranh giới chân núi cắt bạt theo hình cánh cung, vị trí sâu nhất là 25m, vị trí gần nhất là 10-20m. Phía trên đỉnh, dọc theo mô hình phù điêu và đồi núi, xây dựng mương thu nước không cho nước chảy về phía mặt phù điêu. Tổng chiều dài hình cong phù điêu 80m, vị trí cao nhất của phù điêu là 36m.
Nhấn để phóng to ảnh
Đơn vị thi công đang khảo sát vị trí tạc phù điêu ở vách núi Bà Hỏa.
Theo UBND tỉnh Bình Định, thời gian thực hiện công trình từ năm 2020-2022 và dự kiến tổng mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách do tỉnh quản lý để triển khai phần hạ tầng cắt bạt núi, di dời, hạ ngầm đường điện… là hơn 34 tỷ và kêu gọi tài trợ xã hội hóa, các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai công trình hơn 51 tỷ đồng.
Cần lấy ý kiến rộng rãi của dân
Theo cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà, công trình phù điêu tạc vào vách núi “Lạc Long Quân - Âu Cơ” dự kiến xây dựng ở cửa ngõ ra vào TP Quy Nhơn sẽ tạo dấu ấn đặc biệt, song còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn bạc trước khi quyết định chính thức.
Nhấn để phóng to ảnh
Khu vực núi Bà Hòa, dự kiến sẽ tạc bức phù điêu "khủng".
“Muốn đặt phù điêu ở vị trí hiện nay, cần ưu tiên quy hoạch cơ sở hạ tầng, giao thông tại khu vực ngã 6 với tầm nhìn đường Trần Hưng Đạo phải mở rộng 40m (thay vì 20m hiện nay), xây dựng cầu vượt, vòng xuyến giao thông. Khu quảng trường diện tích đủ rộng để người dân vui chơi an toàn, không đặt sát đường vì rất dễ gây tai nạn. Phải có quy hoạch giao thông trước thì mới xác định vị trí đặt phù điêu thích hợp, đảm bảo không che khuất tầm nhìn”, ông Hà nói.
Cựu Bí thư Bình Định cũng đặc biệt lưu ý, công trình phù điêu tạc vào vách núi cần lấy ý kiến rộng rãi từ người dân chứ không làm theo kiểu tư duy nhiệm kỳ.
“Cần thiết triển lãm các phương án để người dân xem, khi đã được nhân dân đồng thuận thì thực hiện. Tôi nghĩ rằng, lãnh đạo tỉnh đã quyết làm thì phải làm chất lượng, đặc sắc, chứ không phải làm theo kiểu cho có tư duy nhiệm kỳ. Bởi, nếu chất lượng không tốt thì biết ăn nói sao với người dân. Đặc biệt, công trình này dựa vào vách núi, cần nghiên cứu loại đá ở đây có đủ tiêu chuẩn không, cắt sâu thì có bền vững muôn đời hay chỉ 1, 2 nhiệm kỳ lãnh đạo sẽ sạt lở, hư hỏng? Việc này, cần mời chuyên gia khoáng sản kết luận, có biện pháp kỹ thuật thực hiện”, ông Hà nhấn mạnh.
Ông Hà cũng cho rằng, tỉnh Bình Định phải hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn ngân sách để xây dựng công trình, lãnh đạo tỉnh nên đi tận nơi kêu gọi đóng góp xã hội hóa. Trong đó, nguồn từ xã hội hóa cần phải đưa vào ngân sách quản lý, chứ không bỏ ra quỹ riêng biệt để tự do chi.
Còn chia sẻ về tính thẩm mỹ nội dung phác thảo bức phù điêu, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Định thẳng thắn nhìn nhận rằng, bức phù điêu còn nhiều chi tiết “rối” cần phải xem xét lại.
“Lớp thứ 3 thể hiện hình ảnh hơn 100 người được sắp xếp, như vậy chẳng khác nào đứng chụp hình thì không đẹp. Theo tôi cái này cần cách điệu để khi nhìn vào dễ dàng biết rằng Việt Nam có 54 dân tộc anh em”, ông Hà chia sẻ.
Ngoài ra, ông Hà cũng cho rằng, cần phải thẳng thắn đặt vấn đề, ý tưởng tạc phù điêu chủ đề Lạc Long Quân - Âu Cơ có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Vậy nên giữ ý tưởng này hay làm chủ đề khác? Theo ông Hà, trước khi thực hiện cần có sự thống nhất và lắng nghe ý kiến của các nhà sử học, Bộ Văn hóa…
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 2/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định.
Chiều 22/3, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.
Từ một thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà xưởng, thì nay bên nhận chuyển nhượng là bà Trần Thị Thúy Oanh, Giám đốc công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hưng Lộc đang đứng trước nguy cơ bị xử lý vì hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vu khống, bịa đặt xúc phạm nhân phẩm uy tín của người khác.
Giám đốc công ty cổ phần Vàng Phú Cường được xác định giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép, lập khống hồ sơ vay tiền.
Chiều 24/4, tại trụ sở UBND phường Tân Hà (TP Tuyên Quang), Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp tài sản.
10 nhân sự thuộc các đơn vị của Bộ Quốc phòng vừa được Thủ tướng ký quyết định điều động, bổ nhiệm. Trong đó, Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Giám đốc Công ty CP Vàng Phú Cường được xác định giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép, lập khống hồ sơ vay tiền.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 3 bị can để điều tra về hành vi sản xuất và bán hơn 60 nghìn gói thuốc bảo vệ thực vật giả.
Xuất phát từ một mâu thuẫn nhỏ trên mạng xã hội, một nhóm thanh niên ở Kiên Giang đã mang theo hung khí đến tận nhà “đối thủ” để đập phá tài sản. Hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ khiến cả nhóm phải trả giá bằng những bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Phú Yên vừa thông tin về việc khởi tố thêm 4 bị can trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại UBND xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh.
Ngày 25/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Như Rin (39 tuổi), trú xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ít nhất 7 quầy thuốc ở TP Thanh Hoá và các huyện lân cận bị phát hiện bán các mặt hàng thuốc giả trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả vừa bị công an triệt phá.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.