Chứng khoán Việt Nam với giá trị khoảng 220 tỷ USD trải qua một con giáp bầm dập và bùng nổ. Có lúc “mua là thắng”, “một năm bằng cả thập kỷ”; có lúc đỏ sàn bốc hơi chục tỷ USD.
Thấm nhiều đòn trong suốt hơn một thập kỷ chơi chứng khoán, tới lúc này ông Nguyễn Văn Tuấn mới hòa vốn và bắt đầu có những khoản tiền lãi đầu tiên.
“Thị trường tươi sáng trở lại trong nửa cuối năm 2020. Cổ phiếu để đó suốt mấy năm qua, giờ có lãi trở lại. Thời gian tới, thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ đón thêm dòng vốn mới từ các nhà đầu tư. Triển vọng kinh tế tích cực sẽ tác động tốt lên TTCK. VN-Index có thể sớm vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm”, ông Nguyễn Văn Tuấn kỳ vọng.
Ông Tuấn tham gia thị trường từ 2006, khi TTCK chứng kiến một cơn sóng lớn chưa từng có. Những thông tin về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khiến TTCK sôi sục. Trong khoảng thời gian rất ngắn hơn 3 tháng, VN-Index tăng thêm hơn gấp đôi lên 1.170 điểm vào đầu 2007. Nhiều cổ phiếu tăng cả chục lần, nhiều mã lên tới 400.000-500.000 đồng/cp, thậm chí gần triệu đồng một cổ phiếu.
Tuy nhiên, lãi trong cơn sóng thần “cứ mua là thắng” hồi 2006 không nhiều, bởi khi đó ông Tuấn chỉ dám chơi ít. Nhưng lỗ sau đó thì khá lớn.
Khủng hoảng tài chính và đợt suy thoái chứng khoán kéo dài hai năm sau đã kéo VN-Index xuống đáy 235 điểm vào đầu năm 2009, ngay dịp Tết Nguyên đán. Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân thua lỗ nặng, có người mất chục tỷ khi bắt đáy khi hàng loạt mã cổ phiếu chứng kiến chuỗi ngày xanh lục, giảm sàn không ngừng nghỉ.
Ông Nguyễn Quý, một nhà đầu tư cá nhân lao đao khi mất toàn bộ tiền lãi trong các đợt sóng trước đó, cùng với tiền cá nhân và tiền vay. Con sóng hai năm sau đó (kéo VN-Index từ đáy lên 630 điểm) không giúp ông Quý lấy lại được nhiều khoản tiền thua lỗ do đợt tăng này tập trung vào những cổ phiếu tầm trung và nhỏ, cổ phiếu “có game”.
Nhiều người tạm ngừng hoặc rời bỏ các sàn giao dịch khi thị trường gần như đi ngang kéo dài cho tới 2017.
Năm 2018, TTCK có một con sóng mới, cũng mạnh hiếm có, kéo giá cổ phiếu lên dữ dội và chỉ số VN-Index lên đỉnh cao kỷ lục 1.204 điểm. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư như ông Nguyễn Văn Tuấn mắc kẹt cho tới 2020 vừa qua.
“Vào sau đỉnh 1.204 điểm hồi đầu năm 2018 nên tôi thua ở hầu hết các mã. Đợt này đầu tư khá nhiều nên lỗ cũng nặng”, ông Tuấn chia sẻ và cho hay ông đã bỏ đấy, không mua bán qua cả cú sốc VN-Index về gần 600 điểm hồi tháng 3/2020.
2020 là một năm “điên rồ” của thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam, với biến động mạnh hiếm có nhưng là tấm gương phản chiếu rõ nét nỗi lo sợ lịch sử và kỳ vọng mãnh liệt của giới đầu tư về nền kinh tế.
Cái “điên” nằm ở chỗ tiền ở khắp mọi nơi, số người tham gia chứng khoán mới (F0) tăng kỷ lục, 1 năm bằng cả 10 năm trước cộng lại.
TTCK chứng kiến cú tụt giảm sâu rồi tăng mạnh hiếm có. Chỉ số VN-Index tụt từ trên 1.000 điểm hồi cuối 2019 xuống 645 điểm hồi tháng 3/2020. Tuy nhiên, năm Covid-19 chung cuộc ghi nhận một sự tăng trưởng. Chỉ số VN-Index tăng dần đều trong quý II và quý III rồi tăng mạnh, bứt phá vào quý cuối năm, hướng tới ngưỡng 1.100 điểm. Nếu so với đáy hồi tháng 3, VN-Index đã tăng gần 70%.
Cho đến cuối 2020, tài khoản của ông Tuấn đã cân bằng trở lại và bắt đầu có những khoản lãi đầu tiên nhờ đợt cổ phiếu tăng giá mạnh và chỉ số VN-Index lên trở lại gần đỉnh cũ 1.200 điểm.
Triển vọng sáng hơn
Trong một tháng đầu 2021, TTCK Việt Nam chao đảo, ghi nhận những phiên điều chỉnh sâu sau đợt tăng giá kéo dài. Trong 2 phiên ngày 19/1 và 28/1, chỉ số VN-Index ghi nhận kỷ lục về giảm điểm, hàng chục tỷ USD vốn hóa thị trường bị bốc hơi. Trong phiên 28/1, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử với việc mất 73,23 điểm, tương ứng 6,67% xuống 1.023,94 điểm. May mắn, VN-Index trụ được ở 1.100 điểm.
Trong báo cáo chiến lược tháng 2 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), đơn vị này cho rằng, tính theo tuần, Việt Nam là thị trường cổ phiếu duy nhất tại khu vực châu Á có vốn vào liên tục trong 4 tuần gần đây. Dòng vốn chủ động ra vào đan xen và tính chung vẫn rút ròng khoảng 23,5 triệu USD trong tháng 1.
Chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2020.
Theo SSI Research, thị trường Việt Nam tỏ ra khá hấp dẫn nhờ khả năng kiểm soát dịch bệnh, câu chuyện tăng trưởng kinh tế và là điểm đến của dịch chuyển sản xuất toàn cầu. Dù thông tin dịch bệnh là yếu tố chính khiến thị trường biến động giai đoạn này nhưng dòng vốn ETF sẽ vẫn là yếu tố hỗ trợ tích cực cho TTCK. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với mức độ biến động của thị trường sẽ ngày càng cao.
Các tính toán cho thấy, hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) thị trường năm 2021 về mức 14,65 lần vào ngày 29/1 và tăng lên 15,16 lần vào ngày 5/2. Hệ số P/E mục tiêu cho VN-Index trong năm 2021 vẫn được duy trì ở mức 18 lần, tạo ra dư địa tăng trưởng 20,2% cho chỉ số nếu xét về mặt định giá.
Diễn biến liên tục tích cực của dòng vốn vào TTCK Việt Nam và số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tiếp tục tăng cao trong tháng 1 (86.755 tài khoản) là minh chứng cho triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam vượt trội hơn, hấp dẫn nhà đầu tư trong dài hạn.
Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh và kinh tế thế giới đã có những kịch bản thận trọng cho 2021. Thứ nhất là dịch Covid chưa được kiểm soát và diễn biến phức tạp hơn so với đợt tháng 3 và tháng 7/2020. Vùng 1.000 điểm vẫn sẽ là vùng hỗ trợ quan trọng của VN-Index. Thứ 2, không có diễn biến phức tạp hơn trong kỳ nghỉ Tết, dịch Covid vẫn trong tầm kiểm soát. Vùng 1.100 điểm là vùng hỗ trợ gần nhất và mục tiêu gần nhất là hướng đến vùng 1.175-1.200 điểm.
Diễn biến tiêu cực của TTCK Việt Nam gần đây trái ngược với dự báo của đa số các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Chứng khoán Việt Nam trên thực tế vẫn chưa vượt đỉnh cũ và định giá trên cổ phiếu vẫn ở mức hấp dẫn nhất nhì khu vực.
Đại diện quỹ Pyn Elite Fund cho rằng, chỉ số VN-Index sẽ tăng trưởng vượt xa dự báo trong năm 2021. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng rất khả quan, trong khi tăng trưởng kinh tế được dự báo lên tới 6-7%, thậm chí 8%.
Công ty chứng khoán EVS cho rằng, VN-Index sẽ lên mức 1.300 điểm, thậm chí trong kịch bản lạc quan có thể là 1.400 điểm nhờ sự hồi phục kinh tế nhanh và việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá, vĩ mô ổn định, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng cao,...
Trước đó, một số chuyên gia dự báo thị trường sẽ điều chỉnh giảm trong quý I rồi sẽ tăng trở lại trong quý II khi mà các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch cho năm mới 2021.
Trong năm 2020, nhiều DN lớn trên TTCK vẫn hoạt động tốt. VinHomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 25%, lên hơn 37 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 69% lên 15.355 tỷ đồng, nhiều ngân hàng lập kỷ lục mới về lợi nhuận.
Năm 2021, triển vọng chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tươi sáng nhờ triển vọng kinh tế tốt, kết quả của việc mở rộng hội nhập với nhiều hiệp định thương mại được triển khai như EVFTA, RCEP... Bên cạnh đó là việc hiệu ứng tiền rẻ tiếp tục kéo dài do đại dịch chưa chấm dứt...
Theo Pyn Elite Fund, TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư với "big year" trong khoảng thời gian từ 2020-2024. Lãi suất giảm sâu kéo nhà đầu tư vào chứng khoán và đây là yếu tố có thể khiến VN-Index sớm cán mốc 1.800 điểm.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
Sau khi uống phải thứ nước màu hồng trong lọ nhỏ, nhóm học sinh một trường tiểu học ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang có triệu chứng bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói phải nhập viện; trong đó có cháu nguy cấp phải chuyển viện Nhi Trung ương cấp cứu ngay trong đêm…
Ngày 22/1, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đang mở rộng điều tra một đường dây rửa tiền quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Sáng 22-1, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội đón Giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trung Hồ, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đón Giao thừa và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 chủ trì.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.