Bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng BQL Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khai: Tại cuộc họp ngày 31/3/2011, bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo BQL dự án rà soát nội dung HĐ đã ký, xem xét điều chỉnh ký lại giữa PVC và PVN.
Tại cuộc họp 1/6/2011 yêu cầu điều chỉnh thiết kế tổng thể và yêu cầu BQL Dự án tạm ứng 10% giá trị HĐ. Bị cáo yêu cầu xem lại điều kiện HĐ 33 không phù hợp với quy định của Nghị định 48 của Chính phủ và yêu cầu hướng dẫn BQL thực hiện Nghị định 48 của Chính phủ.
Khi bị cáo Thăng và bị cáo Sơn hỏi tại sao không chuyển tiền, bị cáo nói chưa đủ cơ sở chuyển tiền. Anh Thăng nói là tôi không biết, phải chuyển tiền cho PVC để triển khai dự án này.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh thì khai: Ngày 1/3/2011 ra mắt BQL dự án, bị cáo cùng các ban chuyên môn rà soát lại nội dung HĐ 33 và đến 30/5 giữa BQL dự án và PV Power mới có biên bản bàn giao thực hiện Nghị quyết của HĐTV cũng như ủy quyền của TGĐ PVN, bị cáo đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được ủy quyền và tiếp nhận HĐ đó, trên cơ sở đó mới tiếp tục hoàn thiện nội dung còn thiếu khi đã ký HĐ 4194.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh. |
HĐ 4194 chỉ có 1 nội dung duy nhất là chuyển đổi chủ thể HĐ chứ không làm thay đổi tình trạng pháp lý của HĐ 33, nên với nội dung HĐ 33 như vậy không thể thực hiện tạm ứng hay triển khai dự án.
Bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục trả lời HĐXX, bị cáo hoàn toàn tôn trọng ý kiến của bị cáo Tiến, Đạt. Nhưng với bị cáo PVC là đơn vị hạch toán độc lập và là công ty đại chúng niêm yết trên TTCK, kết quả kinh doanh được công bố công khai, đến 6 tháng đầu năm 2011 vẫn có lãi, việc khó khăn về dòng tiền trong thời điểm nhất định là hoàn toàn bình thường.
Việc chỉ định PVC là tổng thầu Nhiệt điện Thái Bình 2 là chủ trương đúng, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện từ năm 2009 chứ không phải đến năm 2011 mới chỉ định.
Trong suốt quá trình điều tra, bị cáo nhận trách nhiệm trước cơ quan điều tra, bị cáo là người đứng đầu, hiện nay nhìn lại bối cảnh, có thể thấy bị cáo có lúc nóng vội, nôn nóng, quá quyết liệt dẫn đến vi phạm.Bị cáo xin nhận trách nhiệm. Sau đó bị cáo Thăng tiếp tục bị cách ly.
Bị cáo Vũ Đức Thuận nguyên tổng giám đốc PVC: Bị cáo nhậm chức vụ TGĐ PVC từ tháng 10/2009, đến cuối năm 2010 anh Thanh có trao đổi với bị cáo xem chuẩn bị tiền đi chúc tết đối ngoại, nói rõ chủ trương những đơn vị nào làm ăn có lãi thì xin nguồn tiền đi chúc Tết.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh. |
Bị cáo không nhớ cụ thể bao tiền, nhưng bị cáo nhớ có lần chuyển 600 triệu, 800 triệu,… Bị cáo không sử dụng chung với bị cáo Thanh nguồn tiền này.
Nguồn tiền từ BQL chuyển về thì chuyển về tài khoản cá nhân nên bị cáo không biết được. Tháng 1/2012 bị cáo có báo cáo Thanh nói với bị cáo Minh sắp Tết rồi chuẩn bị mấy tỷ để đi chúc Tết.
Cuối 2010 anh Thanh trao đổi với bị cáo đi chúc tết, cảm ơn một số cá nhân đã giúp đỡ PVC trong việc SXKD làm ăn có lãi.
Sau đó bị cáo nói rõ xem những đơn vị nào làm ăn có lãi thì mới xin. Sau đó bị cáo nói rõ với bị cáo Hiển là chủ tịch có ý kiến như thế, xem có những đơn vị nào làm ăn được để chuyển tiền về đi chúc Tết. Tổng số tiền bị cáo hưởng lợi trong việc này là 800 triệu.
Bị cáo Nguyễn Anh Minh - nguyên phó tổng giám đốc PVC: Chủ trương các đơn vị chuyển tiền về lo chúc tết là của anh Thanh, anh Thuận.
Thực hiện chủ trương này, bị cáo được anh Thuận phân công là phó TGĐ phụ trách Ban điều hành dự án Quảng Trạch, bị cáo chỉ đạo anh Lương Văn Hòa là GĐ dự án chuyển tiền về cho BLĐ chi tiêu đối ngoại, anh Hòa xuất tiền quỹ và lập hồ sơ trình Tổng Công ty thiết kế và dự toán các hạng mục, trình lãnh đạo Tổng Công ty phê duyệt.
Bị cáo ký 3 hạng mục gồm 2 hạng mục thuộc dự án Vũng Áng 1 và 1 dự án đường đi tại BQL. Sau đó BĐH hợp thức hóa chứng từ để hoàn vào khoản tiền này, trong đó lập 3 bộ hồ sơ và bị cáo ký 3 bộ hồ sơ đó chứ không phải 4 hồ sơ như trong cáo trạng nêu.
Việc lập hồ sơ này là do BĐH, chủ trương từ anh Thanh và anh Thuận. Việc lập các HĐ như thế nào là do BĐH.
Ngày 12/7 bị cáo nhận được quyết định của anh Thuận, đầu tháng 7/2011 bị cáo nhận được chỉ đạo vào BĐH dự án triển khai lễ khởi công dự án.
Sau đó nói với bị cáo chuẩn bị kinh phí 2 tỷ làm quà cho các đại biểu trong lễ khởi công. Sau đó bị cáo liên hệ với anh Lương Văn Hòa là GĐĐH, bị cáo đã chi hết số tiền này, nội dung chi là tiếp khách và làm quà cho khách mời, thuê lán trại phục vụ cho lễ khởi công, chứ bị cáo không hưởng lợi cá nhân.
Tổng số tiền bị cáo Hòa đưa cho bị cáo và bị cáo hưởng lợi theo cáo trạng là 3,6 tỷ đồng, nhưng xin HĐXX làm rõ cho bị cáo, ở đây có khoản tiền là ngày 8/10 bị cáo được anh Thuận chỉ đạo phải có 430 triệu để đi đối ngoại.
Anh Hòa đã chuyển 430 triệu cho Nguyễn Mạnh Cường phó GĐ Ban điều hành dự án. Còn lại số tiền chung chi là ngày 1/8 và 28/9, bị cáo mong HĐXX làm rõ ai đưa cho bị cáo và số tiền này như thế nào.
Khoản tiền 20.000 USD bị cáo đã chuyển cho anh Thuận theo lời khai tại cơ quan điều tra, bị cáo nhớ ra là anh Nguyễn Mạnh Cường đã tạm ứng cá nhân để đưa cho anh Thuận.
Theo cáo trạng bị cáo hưởng lợi 3,6 tỷ và bị cáo đã khắc phục số tiền này, bị cáo rất ăn năn hối hận, và chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch và TGĐ.
Bị cáo Lương Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC. Có lần anh Minh gọi điện trực tiếp cho bị cáo yêu cầu chuyển tiền cho anh Minh, có lần chuyển tiền cho anh Hiển. Còn khi bị cáo hỏi anh Minh thì anh ấy nói sẽ có cách bồi hoàn sau, anh Minh nói rằng thực hiện việc này theo chỉ đạo của anh Thanh và anh Thuận.
Số tiền chuyển khoảng 3-4 tỷ đồng, bị cáo có xin ý kiến anh Minh là tiền đã chuyển về cho lãnh đạo chi tiêu rồi thì việc bồi hoàn như thế nào.
Anh Minh chỉ đạo “vẽ” cái gì ra mà làm HĐ khống. Thực tế có 4 HĐ không, trong đó có 3 HĐ như đã nói trên, và 1 HĐ thi công nhà ăn.
Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới lập 4 hồ sơ, chuyển tiền về PVC tổng cộng tầm hơn 10 tỷ đồng, chuyển làm nhiều đợt.
Bị cáo đưa trực tiếp cho anh Minh, hoặc chuyển về tài khoản Trần THị Thu Hà (văn phòng TCT), chuyển về tài khoản chị Khánh Hà (nhân viên kế toán TCT), và chuyển cho lái xe của anh Minh. Tổng số tiền khống rút ra là 13,066 tỷ đồng.
Bị cáo hưởng lợi riêng như sau: Theo thỏa thuận của bị cáo với công ty Quỳnh Hoa, Công ty sẽ giữ lại 10% giá trị HĐ, bị cáo chỉ giữ lại 1%, sau khi bồi hoàn quỹ có dư hơn 700 triệu thì bị cáo đã giữ lại để sử dụng cá nhân.
Anh Minh có nói với bị cáo là việc chuyển tiền khống đã được anh Minh báo cáo BLĐ PVC, anh Minh gọi cho bị cáo về việc chuyển tiền, bị cáo nghe anh Thanh nói vọng vào: Thằng Minh nó chỉ đạo như thế nào thì mày cứ làm như thế.
Sau đó bị cáo nhận được chỉ đạo từ anh Thanh là làm thêm 1 HĐ khống nữa. Sau khi công ty Quỳnh Hoa chuyển tiền vào tài khoản của bị cáo, bị cáo đã rút 5 tỷ đồng đưa cho anh Nguyễn Văn Kế là lái xe của anh Minh. Số tiền 5 tỷ này đựng trong 2 – 3 túi to do ngân hàng đưa cho.
Bị cáo Bùi Mạnh Hiển, nguyên chánh văn phòng PVC: Trong chủ trương chung của Tổng Công ty, tổng số tiền BQL dự án Vũng Áng – Quảng Trạch chuyển về cho bị cáo 2,7 tỷ đồng và đều được báo cáo cho TGĐ. Toàn bộ việc chi tiêu số tiền này là do TGĐ.
Bị cáo không được hưởng đồng nào trong tổng số tiền này. Quá trình điều tra anh Thuận không thừa nhận đã nhận 20 nghìn USD nên bị cáo đành phải bồi hoàn số tiền này vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.
Nguyễn Văn Kế (lái xe của bị cáo Minh – không phải bị cáo): Anh Hòa nhờ tôi chở ra ngân hàng, khi anh Hòa vào ngân hàng, tôi đứng chờ ở ngoài, lát sau anh Hòa mang ra 1 túi sẫm màu mà ngân hàng hay dùng.
Sau đó đi tiếp 1 ngân hàng khác và tôi lại đợi ở ngoài, lát sau a Hòa mang ra 1 túi to hơn gấp 3-4 lần. Sau đó tôi chở về cơ quan, anh Hòa bảo tôi chuyển 2 túi này sang xe của Trịnh Xuân Thanh.
Lát sau anh Minh có hỏi tôi về cơ quan chưa thì tôi bảo về rồi, anh Minh bảo chuyển các túi kia sang xe Toàn lái xe cho anh Thanh.
Sau đó anh ấy bảo giữ lại cho tao 1 tỷ để tao chi tiêu. Đến đầu giờ chiều tôi gọi Toàn lái xe của anh Thanh xuống để chuyển túi.
2 xe đỗ gần nhau và tôi chuyển luôn túi sang xe Toàn. Còn 1 tỷ anh Minh bảo giữ lại thì tôi để vào hộc xe, cùng ngày tôi đưa cho anh Minh, còn việc anh ấy chi tiêu thế nào tôi không biết.
Túi tiền tôi chuyển cho anh Toàn to hơn túi kia khoảng 4-5 lần. Túi nhỏ thì có 1 tỷ tôi giữ lại cho anh Minh.
Bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh, nguyên giám đốc kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng: Công ty của bị cáo chỉ là công ty siêu nhỏ, lúc đó bị cáo đang là phó GĐ một DN nhà nước nên không thể làm GĐ được, bị cáo để vợ đứng tên GĐ và đại diện theo pháp luật, còn toàn bộ công việc là do bị cáo chỉ đạo điều hành.
Sau khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo đã khắc phục hậu quả vượt số tiền kiếm được là hơn 900 triệu đồng. Tổng số tiền kiếm được là 760 triệu đồng.
Bị cáo Khánh (Trưởng phòng kinh tế kế hoạch dự án Vũng Áng – Quảng Trạch): Trong 4 HĐ khống, bị cáo tham gia 2 HĐ.
Bị cáo có khai với CQĐT cuối năm 2011 bị cáo Hòa có gọi bị cáo vào phòng làm việc và nói Tổng công ty có chủ trương lập dự án để chi tiền đối ngoại.
Ông Đinh La Thăng khai với HĐXX: Trong dự án NMNĐ Thái Bình 2, việc chỉ định PVC làm tổng thầu EPC xuất phát từ chủ trương của HĐQT trong chiến lược phát triển PVN giai đoạn 2015-2015, xây dựng PVN thành tập đoàn đa ngành, đẩy mạnh doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu.
Vì vậy, triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị về người việt ưu tiên dùng hàng Việt, thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển kinh tế, Chính phủ đã cho phép PVN được thực hiện các dịch vụ, được thực hiện chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư.
Do vậy PVN đã xây dựng các công ty con trong đó có PVC được xây dựng thành một đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của cả nước.
Ông Đinh La Thăng khai tại phiên tòa sáng nay.
Căn cứ vào chủ trương của Chính phủ, PVN đã chỉ định PVC làm tổng thầu dự án. Sau đó Nghị quyết của PVN là đồng ý cho PVC làm tổng thầu, căn cứ tờ trình của TGĐ, HĐTV có nghị quyết phê duyệt nguyên tắc thành lập liên danh tổng thầu.
Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ 2/2009. Nếu triển khai như dự kiến liên danh tổng thầu thì mất rất nhiều thời gian, trong khi nếu chọn tổng thầu trong nước thì sẽ có thể triển khai sớm, do đó đã thực hiện tổng thầu thay vì liên danh tổng thầu.
Việc chỉ định PVC làm tổng thầu căn cứ vào năng lực, PVC có năng lực tài chính, đây cũng là đơn vị tham gia nhiều dự án điện lực dầu khí nên có kinh nghiệm.
Đối với NMNĐ Thái Bình 2 đã được phân công thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ của HĐQT, Ban TGĐ, phân công cho từng người trực tiếp chỉ đạo từng lĩnh vực.
Đối với HĐ số 33, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư (PVN) và tổng thầu, bị cáo không chỉ đạo ký HĐ này. PVC có đủ năng lực tài chính cũng như kỹ thuật, căn cứ vào tờ trình của TGĐ nên HĐTV đã cho phép chỉ định PVC làm tổng thầu, việc này theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Đinh La Thăng trả lời HĐXX sáng nay ngày 9/1. |
Liên danh tổng thầu vẫn là do PVC lãnh đạo nhưng nhà thầu nước ngoài thiết kế và lãnh đạo. Căn cứ để bị cáo ký chuyển liên danh dự thầu sang tổng thầu để PVC thực hiện là xuất phát từ các dự án đã thực hiện. Căn cứ báo cáo của chủ đầu tư và Ban TGĐ, bị cáo đồng ý khởi công dự án vào 1/3/2011.
Ngày 24/2/2011 bị cáo mới phê duyệt thiết kế hiệu chỉnh, trước ngày khởi công 4 ngày, giải thích điều này bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, PVN thực hiện rất nhiều dự án trọng điểm do đó để đảm bảo tiến độ và chất lượng, tập đoàn yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đồng thời các công việc. Không chờ đợi đầy đủ thủ tục mới tiến hành.
Trả lời HĐXX vào sáng nay, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói: Nhiệm vụ của bị cáo là chỉ đạo đơn vị triển khai kế hoạch SXKD hàng năm, thông qua kế hoạch SXKD hàng năm của Tổng Công ty, cũng như tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.
Bổ nhiệm từ cấp trưởng phòng trở lên. Thời điểm 2011, tình hình tài chính của PVC theo báo cáo kiểm toán, PVC lên sàn từ năm 2009, từ 2009-2011 PVC vẫn có lãi nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Mức vốn đầu tư vào các công ty con tại thời điểm 2011 vượt so với vốn điều lệ 2.500 tỷ của PVC, cụ thể là trên 3.000 tỷ đồng.
Lý do là thực hiện quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ, PVC là một trong 5 ngành nghề chính của PVN thực hiện dịch vụ thi công xây lắp, PVN chuyển một số đơn vị như bất động sản của PVFC, PV Power,… về PVC.
Khi chuyển về PVC không có vốn mà chuyển nợ từ nguồn vốn đã góp từ trước, do đó PVC không đủ vốn và phải nợ vốn.
Trước đó PVC chỉ vay vốn để SXKD, nhưng sau khi chuyển về thì Tập đoàn PVN đã quyết định cho PVC được vay OceanBank.
Tập đoàn cũng quyết định khi tăng vốn điều lệ năm 2011 lên 4.500 tỷ đồng, như vậy PVN đã duyệt kế hoạch tăng vốn này, trong đó có nguồn tiền để trả nợ, nhưng vì không thực hiện được tăng vốn theo lộ trình nên dẫn đến việc số tiền đầu tư vượt trội.
PVC vay OceanBank hơn 700 tỷ đồng, các khoản nợ khác cộng lại khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. PVC là đơn vị thi công, mặc dù biết là không có đủ năng lực làm tổng thầu EPC nhưng tại thời điểm đó cả nước Việt Nam chỉ có Lilama và PVC may ra có khả năng làm tổng thầu.
PVN và anh Thăng mong muốn đẩy nhanh tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2 nên chỉ đạo tìm kiếm đối tác nước ngoài liên danh với PVC làm tổng thầu. Bản chất của vấn đề là PVC thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án.
Khi PVC mất cân đối, một đơn vị xây lắp nhận được một dự án là điều rất tốt, vừa có công ăn việc làm lại vừa có thêm kinh nghiệm, mặc dù bị cáo biết đây là dự án lớn, năng lực của PVC có thể chưa thể đảm đương được nhưng PVC có chỉ đạo thuê tư vấn nước ngoài.
Tại thời điểm đó những công trình PVN giao cho PVC làm đều rất thuận lợi. Khi triển khai đều phải có tiền, có kế hoạch rõ ràng, gần như thanh toán rất tốt. Cho nên thuận lợi nhiều hơn khó khăn.
Những công ty con của PVC thua lỗ phần lớn là do đầu tư vào BĐS, lúc đó 30 triệu m2 sàn giữa trung tâm Nghệ An xuống còn 10 triệu không ai mua.
PVN chuyển những đơn vị đó về PVC Nghệ An. Mọi thua lỗ, khó khăn tài chính chủ yếu do BĐS. Khi PVC được giao dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo phân công Vũ Đức Thuận phân công bị cáo Hải phụ trách HĐ số 33.
PVN yêu cầu khởi công trong quý 1/2011 nhưng thời gian rất ngắn nên không kịp. Trong các phiên họp với PVN bị cáo nhớ là lãnh đạo PVN vẫn quyết định khởi công đúng kế hoạch. Những hồ sơ giấy tờ chưa hoàn thiện thì bổ sung sau.
Với tinh thần đó PVC đề xuất tháng 4-5/2011 là nhanh nhất mới có thể hoàn thiện hồ sơ, nhưng Tập đoàn vẫn quyết định khởi công và PVC đã triển khai. Toàn bộ HĐ 33 không có phụ lục HĐ, bị cáo nhận trách nhiệm Ban TGĐ trình lên.
Còn bị cáo Phạm Tiến Đạt khai: Tiền của dự án nào phải được sử dụng ở dự án đó, tuy nhiên do mất cân đối vốn buộc phải chiếm dụng nguồn vốn từ các nguồn tiền khác.
Bị cáo chỉ thực hiện theo quyết định của Chủ tịch HĐQT và TGĐ. Bị cáo nói rằng như thế là sai nguyên tắc nhưng sau đó phải hoàn trả.
Buổi họp giao ban nào bị cáo cũng báo cáo tình hình sử dụng vốn. Các cuộc họp này có Chủ tịch, TGĐ, các Phó TGĐ.
Khi bị cáo báo cáo tài chính mất cân đối và phải sử dụng nguồn vốn của Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo có báo cáo tại các cuộc họp giao ban nhưng không thấy các anh ấy có ý kiến gì.
Khi góp vốn vào 5 công ty con, bị cáo đã thực hiện Nghị quyết HĐQT, 5 công ty đó gồm: PVC- MC, PVC Mekong, PVC Hòa Bình, PVC Thái Bình, và PVC Khách sạn Lam Kinh.
Không có nguyên tắc nào cho vay rồi đi góp vốn, vì vậy không có cách nào khác là phải chiếm dụng vốn.
Bị cáo Xuân Thanh tiếp tục khai tại phiên tòa: Khi chuyển nhượng thì họ đã đầu tư rồi, việc PVC dùng tiền để góp vốn vào các đơn vị khác từ nguồn tiền NMNĐ Thái Bình 2 là sai.
Với tình hình không có tiền nhưng vẫn quyết định đầu tư? Khi góp vốn khoảng tháng 3/2011 và khi phê duyệt nội dung tại ĐHĐCĐ về việc góp vốn chứ không phải một mình bị cáo quyết định được.
Khi góp vốn vào 5 công ty con, gồm: PVC- MC, PVC Mekong, PVC Hòa Bình, PVC Thái Bình, và PVC Khách sạn Lam Kinh.
Khi đó kinh tế khó khăn nên có những vấn đề chưa thực hiện được. Nhưng bị cáo không bao giờ chỉ đạo dùng sai nguồn tiền. Bị cáo thấy trách nhiệm của mình trong việc không đọc kỹ HĐ số 33. Sau khi trả lời, bị cáo Thanh tiếp tục được cách ly.
Hôm nay ngày 9/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Ông Đinh La Thăng trả lời HĐXX ở phần kiểm tra căn cước trong ngày 8/1. |
Trong vụ án này, có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 165, khoản 3 – BLHS năm 1999, có 8 bị cáo liên quan bị truy tố về tội "Tham ô tài sản", theo quy định tại Điều 278, khoản 4 – BLHS năm 1999.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đang trả lời HĐXX
Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố cùng lúc về cả 2 tội danh là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”.
Trước đó, vào buổi chiều ngày 8/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trở nên căng thẳng với phần đối chất, làm rõ vi phạm tại hợp đồng tổng thầu dự án Thái Bình 2. Trong ngày hôm nay (9/1), phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Mở đầu phiên xét xử sáng nay Vũ Đức Thuận hỏi công văn phê duyệt như thế nào? Bị cáo Thuận trả lời, thực ra sau khi hợp đồng Chủ tịch chỉ đạo anh Chiến kí nhưng bị cáo không nhớ chính xác.
Vũ Đức Thuận trả lời HĐXX. |
Tiếp đến chủ toạ hỏi đến Trịnh Xuân Thanh về tình hình PVC năm 2011, Trịnh Xuân Thanh trả lời, theo báo cáo của kiểm toán, PVC sản xuất từ năm 2009, làm ăn có lãi nhưng tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Mức vốn đầu tư vào các công ty con tại thời điểm năm 2011 vượt, sở dĩ xảy ra điều đó, bời vì PVC thuộc khối dịch vụ xây lắp, tập đoàn dầu khí cũng chuyển một số dịch vụ.
Trịnh Xuân Thanh trả lời HĐXX. |
PVC là đơn vị thi công, mặc dù biết là không đủ năng lực làm tổng thầu EPC nhưng tại thời điểm đó cả nước Việt Nam chỉ có LiLama và PVC là có đủ năng lực làm tổng thầu.
Danh sách 22 bị cáo đưa ra xét xử trong phiên tòa ngày 8/1/2018: 1. 12 bị cáo đưa ra xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999) - Ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch HĐQT PVN. - Ông Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên phó tổng giám đốc PVC. - Ông Phạm Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng PVC. - Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên phó tổng giám đốc PVN. - Ông Lê Đình Mậu, nguyên phó trưởng ban kế toán, kiểm toán PVN. - Ông Nguyễn Ngọc Quý, nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC. - Ông Vũ Hồng Chương, nguyên trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN. - Ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN. - Ông Trần Văn Nguyên, kế toán trưởng Ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2, thuộc PVN. - Ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên phó tổng giám đốc PVN. - Ông Phùng Đình Thực, nguyên tổng giám đốc PVN. - Ông Trương Quốc Dũng, nguyên phó tổng giám đốc PVN. 2. 8 bị cáo đưa ra xét xử về "Tội Tham ô tài sản" (điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999). - Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch HĐQT PVC. - Ông Vũ Đức Thuận, nguyên tổng giám đốc PVC - Ông Lương Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC. - Ông Nguyễn Lý Hải, nguyên trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. - Ông Lê Xuân Khánh, nguyên trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. - Ông Nguyễn Thành Quỳnh, nguyên giám đốc kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng. - Bà Lê Thị Anh Hoa, nguyên giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa. - Ông Bùi Mạnh Hiển, nguyên chánh văn phòng PVC. - Ông Nguyễn Anh Minh, nguyên phó tổng giám đốc PVC. - Ông Nguyễn Đức Hưng, nguyên trưởng phòng Tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch. 3. Hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên tổng giám đốc PVC - bị truy tố về cả 2 tội cố ý làm trái và tham ô tài sản. |
Tags: