Hiện chưa có thuốc đặc trị COVID-19, nên vaccine vẫn là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Nhiều người bị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi tiêm một trong các loại vaccine COVID-19 hay không.
Ung thư là một tình trạng nguy cơ cao đối với COVID-19
Ung thư là một bệnh lý nền khiến bệnh nhân có nhiều nguy cơ tiến triển nặng và rất nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó câu trả lời ngắn gọn là đối với hầu hết người trưởng thành bị ung thư hoặc có tiền sử ung thư, nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19. Tuy nhiên cần cân nhắc các yếu tố sau:
Xin ý kiến tư vấn bác sĩ điều trị ung thư trước khi tiêm vaccine
Đối với các bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình trước khi tiêm liều đầu tiên của bất kỳ loại vaccine nào. Loại ung thư và phương pháp điều trị của bệnh nhân sẽ là một yếu tố để xem xét lựa chọn vaccine. Bác sĩ điều trị ung thư sẽ thảo luận về rủi ro, lợi ích, lịch trình và những điều bệnh nhân ung thư nên lưu ý trước khi tiêm liều vaccine đầu tiên.
Những bệnh nhân ung thư thuộc một trong các nhóm ưu tiên được tiêm vaccine COVID-19 sớm. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường ở lứa tuổi cao, đây cũng là một nhóm thuộc diện được ưu tiên tiêm vaccine sớm. Nhưng việc có thể được tiêm vaccine ngay hay không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vaccine sẵn có và tình trạng bệnh tại thời điểm tiêm vaccine.
Bệnh nhân ung thư gặp tác dụng phụ nào đối với vaccine?
Nhìn chung, cũng như mọi người khác, các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine là: Đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ. Sốt và ớn lạnh cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau tiêm liều thứ hai.
Cần lưu ý với bệnh nhân ung thư là sau khi tiêm phòng, một số người có thể nổi hạch bạch huyết. Nổi hạch bạch huyết thường xảy ra nhất ở dưới cánh tay hoặc ở cổ bên cạnh chỗ tiêm chủng. Vì ung thư cũng có thể gây ra hạch to nên điều quan trọng là bệnh nhân phải nhận ra đây là một tác dụng phụ sau tiêm vaccine có thể xảy ra và không phải dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển.
Các hạch to thường mềm khi chạm vào và sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần. Bệnh nhân ung thư nên liên hệ với bác sĩ của mình nếu các hạch to không bắt đầu giảm đi trong vòng ba đến bốn tuần sau khi tiêm liều vaccine thứ hai.
Thời điểm tiêm vaccine và điều trị ung thư
Nếu có sẵn vaccine, có thể trì hoãn việc bắt đầu một số phương pháp điều trị ung thư không khẩn cấp cho đến khi hoàn tất việc tiêm phòng. Tuy nhiên, không nên trì hoãn hầu hết các phương pháp điều trị ung thư để đợi tiêm chủng xong. Cụ thể từng trường hợp, bác sĩ điều trị ung thư có thể tư vấn về thời gian tiêm phòng liên quan đến việc điều trị ung thư của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị ung thư đang thực hiện, bác sĩ có thể có những cân nhắc đặc biệt khác cho bệnh nhân ung thư khi tiêm vaccine.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân ung thư có xu hướng bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này có thể làm cho vaccine kém hiệu quả hơn. Hiện tại, các vaccine được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 vừa và nặng, giảm tỉ lệ phải nhập viện… sau thời gian tiêm chủng đủ tạo ra kháng thể (tùy thuộc mỗi loại vaccine). Nhưng rất khó để biết liệu bệnh nhân ung thư có cùng mức độ đáp ứng đó hay không.
Do đó, điều quan trọng hiện nay là phải tiếp tục tuân theo các khuyến nghị về an toàn phòng dịch (biện pháp 5K); luôn vệ sinh cá nhân, gia đình; tuân thủ các nguyên tắc về giãn cách xã hội; tăng cường thể chất và tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi đã được tiêm phòng.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.