Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bảo vệ rừng thiêng và ước mơ giản dị của trưởng bản

Hình sự & tố tụng hình sự
21/04/2019 18:05
Hồng Minh
aa
“Rừng ơi! Ta đã về đây, mang sức của đôi tay, lao động khó khăn không quản ngại. Rừng ơi! Trong tiếng ca hôm nay, vang lên cuộc đời sáng tươi trong tương lai!”.


Với những người dân ở các buôn, bản, thôn, làng trên khắp đất nước Việt Nam có cuộc sống gắn bó với những cánh rừng thì ca từ bài hát “Bài ca người thợ rừng” này của nhạc sĩ Phạm Tuyên thật gần gũi. Bởi với họ rừng không chỉ là cây cối, muông thú mà còn là không gian thực hành văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần và sinh kế. Vì lẽ đó, bảo vệ được rừng cũng luôn là nỗi niềm đau đáu…

Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, lần đầu tiên đã công nhận cộng đồng dân cư là 1 trong 7 chủ rừng.
Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, lần đầu tiên đã công nhận cộng đồng dân cư là 1 trong 7 chủ rừng.

Cũng như nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều khu rừng truyền thống. Loại hình rừng này hiện bao gồm: rừng tín ngưỡng (còn gọi là rừng thiêng), rừng nghĩa địa (rừng ma), rừng bảo vệ nguồn nước, chắn gió, chắn sóng, chắn cát, rừng khai thác chung, rừng danh nhân, rừng bảo vệ loài động thực vật đặc trưng của địa phương, rừng sản xuất truyền thống được phục hồi sau nương rẫy trong luân kỳ du canh…

Các khu rừng này được cộng đồng tự nguyện quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng trên nền kiến thức, văn hóa và luật tục truyền thống một cách bền vững. Có thể nói, phương thức quản trị rừng truyền thống này được thực hành và gìn giữ qua nhiều thế hệ trong cộng đồng, đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn sự toàn vẹn của hệ sinh thái rừng và đóng góp cho mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.

Ở những cánh rừng nơi tôi sinh sống…

Tuy nhiên, trong quá trình rừng được bảo vệ bởi vòng tay cộng đồng cũng có nhiều nỗi trăn trở song hành. Bằng câu chuyện chứa nhiều hoài niệm và nỗi niềm, trưởng bản Quang Văn Đồng ở Bản Hốc, xã Diễn Lam, huyện Quỳ Châu, Nghệ An kể về cánh rừng ở nơi mình sinh sống. Rằng, cánh rừng đó đã được các đời từ tổ tiên, ông cha truyền miệng cho con cháu là phải bảo vệ như con ngươi của mắt mình. Theo lời ông cha, các lớp con cháu hậu sinh của Bản Hóc đã cùng nhau xây dựng hương ước bảo vệ rừng.

“Hương ước của bản chúng tôi có các điều cấm, đó là cấm đốt rừng làm nương rẫy, cấm vào rừng đặt bẫy, săn bắt động vật rừng, cấm chặt phá, buôn bán gỗ rừng, sản phẩm rừng. Người dân bản có thể lấy sản phẩm từ rừng về làm thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày nhưng tuyệt đối không mua bán. Nguồn thu từ mật ong và các loại hạt do rừng mang lại là rất lớn nên người dân chúng tôi rất có ý thức bảo vệ rừng để không bị mất nguồn sinh kế” - Trưởng bản Quang Văn Đồng cho biết.

Câu chuyện của anh Quang Văn Sơn là một ví dụ. Khi có nhu cầu dựng nhà sau khi ra ở riêng, anh Quang Văn Sơn phải viết đơn trình bày với Ban quản lý bản. Sau khi được bản thông qua, gia đình anh Sơn mới được phép vào rừng chặt gỗ. Trong thời gian chặt hạ cũng như đưa gỗ về dựng nhà, các thành viên trong Ban quản lý bản Hốc thường xuyên giám sát chặt chẽ để tránh người dân lợi dụng việc làm nhà khai thác gỗ về bán.

Được biết, ở bản Hốc, mỗi tuần trưởng bản cắt cử ra 5 hộ đi giám sát rừng, cứ thế luân phiên trong bản. Hàng tháng, luôn có cuộc họp bản trao đổi và tuyên truyền về vấn đề bảo vệ rừng cho người dân. “Chúng tôi yêu cánh rừng của mình là vậy, thế nên khi nhà nước có chính sách giao đất rừng cho dân, người dân Bản Hốc chúng tôi đã phản đối vì chúng tôi nghĩ rừng là sản phẩm của chung và không thể nào rừng có thể do ai độc chiếm để toàn quyền sử dụng và khai thác. Vì thế, chúng tôi mong muốn Nhà nước tạo điều kiện để cộng đồng người dân có thể chung tay giữ rừng và bảo vệ được những cánh rừng cộng đồng như ngàn đời nay vẫn vậy” - Trưởng bản Quang Văn Đồng bày tỏ.

Ông Quang Văn Đông - Trưởng bản Hốc bên cánh rừng cấm.
Ông Quang Văn Đông - Trưởng bản Hốc bên cánh rừng cấm.

Mang những tâm tư đến từ hai cánh rừng là rừng thiêng và rừng cộng đồng (với tổng diện tích là 335.16 hecta) của bản Chu Lìn, Hồ Thầu, Tam Đường, Lai Châu, ông Phan A Diu trưởng bản cho biết, cánh rừng thiêng được tổ tiên ông cha giao lại với lời dặn một năm chỉ mở cửa rừng một ngày vào ngày 1/3 âm lịch hàng năm và trước khi mở cửa rừng phải làm lễ cúng rừng trong đó mỗi hộ góp con gà, hũ rượu. “Trong rừng thiêng có rất nhiều sản phẩm quý như nấm, mật ong, mây, nhưng nhớ lời dạy của tổ tiên, người dân không bao giờ dám tự động khai thác”, ông Phan A Diu nói.

Còn với cánh rừng cộng đồng, để bảo vệ rừng bản Chu Lìn thành lập tổ chuyên trách bảo vệ rừng mỗi hộ cử một thành viên tham gia. Vào mùa khô từ tháng 12 năm nay đến tháng Tư năm sau là thời điểm dễ phát sinh cháy rừng, tổ cắt cử người đi tuần tra hàng ngày. Cánh rừng cộng đồng cũng có nhiều sản vật rừng quý mà người dân được trực tiếp hưởng lợi theo quy ước cộng đồng nên rất hăng hái bảo vệ rừng.

Ông Phan A Diu cho biết: “Nhờ có rừng mà đời sống người dân bản được cải thiện hơn rất nhiều, song hiện nay số lượng dân bản ngày càng đông (tại bản có 128 hộ sinh sống với 685 nhân khẩu) trong khi diện tích định cư thì không đủ dẫn tới tình trạng có một số hộ lấn chiếm đất rừng để dựng nhà ở. Việc chưa có cơ sở để tự quản lý và bảo vệ rừng nên cộng đồng bản không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này. Chính vì thế bản chúng tôi đã có kiến nghị lên các cấp huyện, tỉnh mở rộng, quy hoạch thêm diện tích để người dân có chỗ ở nhằm hạn chế tình trạng lấn chiếm rừng để xây nhà ở”.

Để niềm tin đứng vững

Từ những lời nói tâm huyết của hai trưởng bản có thể thấy nguyện vọng giữ rừng và khả năng bảo vệ rừng của người dân là có thật. Nhưng hiện nay có một thực tế là tại nhiều địa phương, các cơ quan quản lý vẫn còn những định kiến hoặc ngần ngại hoặc không ủng hộ giao đất - giao rừng cho cộng đồng vì thiếu đi niềm tin, hoặc lo ngại rằng, sau khi giao rừng sẽ mất.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2018 Việt Nam có 1.145.601ha rừng do cộng đồng dân cư tham gia quản lý (chiếm gần 8%), trong đó rừng tự nhiên là 1.048.765ha, rừng trồng 96.836ha. Nhưng chỉ có 524.477ha rừng đã có quyết định giao cho trên 10.000 cộng đồng, điều đó cho thấy diện tích rừng mà cộng đồng được thực sự “làm chủ” là còn khá ít so với diện tích họ đang quản lý, càng ít hơn nhiều so với diện tích của các chủ rừng khác.

Việc cộng đồng tham gia quản lý rừng nhưng không được giao quyền làm chủ, kể cả ở những khu rừng được quản lý theo truyền thống, luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số đang gây khó khăn cho tổ chức quản lý, phát triển, sử dụng và phục hồi rừng của cộng đồng địa phương, đồng thời là nguy cơ gây mất, suy thoái rừng.

“Việc cộng đồng tham gia quản lý rừng nhưng không được giao quyền làm chủ, kể cả ở những khu rừng quản lý theo truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang gây khó khăn cho tổ chức quản lý, phát triển và phục hồi rừng của cộng đồng địa phương. Đồng thời là nguy cơ gây mất rừng và suy thoái rừng” - ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên bày tỏ lo ngại.

Để giải quyết vấn đề trên, Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, lần đầu tiên đã công nhận cộng đồng dân cư là một trong 7 chủ rừng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên và góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vẫn còn những định kiến về “giao đất, giao rừng,” Luật Lâm nghiệp liệu có giúp cộng đồng trở thành những người chủ rừng thực sự, khi rừng tự nhiên vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước? Nhà nước cần làm gì để đảm bảo rằng quản lý rừng cộng đồng được thực hiện một cách hệ thống, chuyên nghiệp? Nhà nước cần làm gì để đảm bảo rằng quản lý rừng cộng đồng được thực hiện một cách hệ thống, chuyên nghiệp? Đó là những câu hỏi đặt ra cần sớm có lời giải đáp.

Đừng để công sức giữ rừng của người dân mất trắng

Theo đánh giá của giới chuyên gia nghiên cứu về rừng, nếu chiếu theo quy định, “rừng tự nhiên” là tài sản công, Nhà nước đại diện chủ sở hữu thì công sức của người dân được giao rừng gần như mất trắng mà trường hợp rừng cộng đồng Vi Chring ở xã Hiếu (Kon Tum) là một ví dụ. Năm 2008, cộng đồng thôn được nhận 808,8 hécta rừng sản xuất là rừng tự nhiên với mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, làm giàu rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ và sử dụng rừng bền vững.

Tuy nhiên, tuyên bố “đóng cửa rừng tự nhiên” của Chính phủ từ năm 2010 vô hình chung đã khóa chặt cơ hội được hưởng lợi của cộng đồng này khi không cơ quan nào “dám” phê duyệt cho họ khai thác dù là theo thiết kế bền vững. Thậm chí, rất nhiều các hộ gia đình được giao rừng tự nhiên đều muốn chặt rừng để thành rừng sản xuất, rừng trồng bởi đơn giản, với rừng trồng, họ được thừa nhận quyền sở hữu đối với rừng.

bài liên quan
10 Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019

10 Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019

Từ ngày 1/1/2019, 10 Luật có hiệu lực thi hành gồm: Luật An ninh mạng; Luật Tố cáo; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung 11 Luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Quốc phòng; Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Thể dục, thể thao.
Những quy định pháp luật mới có hiệu lực từ 1/1/2019

Những quy định pháp luật mới có hiệu lực từ 1/1/2019

Từ 1/1/2019, nhiều quy định pháp luật mới sẽ bắt đầu được áp dụng.
Nhiều lo ngại về quy định bảo vệ rừng

Nhiều lo ngại về quy định bảo vệ rừng

Còn rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), đại biểu đặc biệt quan tâm, lo lắng về quy định bảo vệ rừng.
Chuyển biến trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Sơn La

Chuyển biến trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Sơn La

Những năm qua, nhờ quyết liệt thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm của lực lượng kiểm lâm tỉnh Sơn La. Đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
Chuyển biến trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Sơn La

Chuyển biến trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Sơn La

Những năm qua, nhờ quyết liệt thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm của lực lượng kiểm lâm tỉnh Sơn La. Đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Tại khu vực kiểm tra, nam hành khách đã lấy ra trong người 7 miếng kim loại màu vàng, nghi là vàng, trong đó 5 miếng để xung quanh cạp quần và 2 miếng để trong đế giày.
Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank

Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank 'rút ruột' 246 lượng vàng SJC để đầu tư tiền ảo

Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Sau cuộc ăn nhậu, lợi dụng nữ sinh trong tình trạng say xỉn, các nghi phạm đã đưa nữ sinh vào nhà nghỉ và thực hiện hành vi đồi bại.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.