Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Bảo tồn cầu Long Biên theo hướng nào?

Văn hóa
20/02/2017 14:30
Trinh Nguyễn
aa
Cách đây vài năm, ý định phá bỏ cầu Long Biên đã gây dậy sóng dư luận. Giờ đây, Hà Nội đã có một chủ trương mới. Trong cuộc gặp với văn nghệ sĩ trí thức thủ đô ngày 18/2, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết sắp tới Hà Nội sẽ nghiên cứu khôi phục công trình có giá trị lịch sử đặc biệt - cầu Long Biên.


Tin nên đọc

Cầu Long Biên. Ảnh Việt Thanh.
Cầu Long Biên. Ảnh Việt Thanh.

Cây cầu do người Pháp thiết kế và xây dựng vốn được đánh giá là một di sản đô thị của Hà Nội. Các chuyên gia di sản đã đề xuất nhiều phương án bảo tồn cây cầu.

Giảm chức năng giao thông kết nối

“Đương nhiên cầu Long Biên sinh ra bắt đầu từ chức năng giao thông kết nối. Nhưng ngày nay vai trò giao thông của nó không còn đáng kể vì có nhiều cây cầu khác ngay bên cạnh”, kiến trúc sư (KTS) Đoàn Bắc, một người nhiều năm sưu tập tư liệu ảnh Hà Nội xưa, chia sẻ. Theo ông Bắc, điều tốt nhất để khôi phục cầu Long Biên hiện nay là giảm tải giao thông cho nó nhằm tránh gây áp lực lên kết cấu đã cũ của cầu. Chẳng hạn, cân nhắc có nên để tuyến đường sắt ở đó không. Thậm chí, theo ông Bắc, rất nên hạn chế phương tiện qua lại trên cầu. Chẳng hạn, xe máy chỉ được qua cầu vào sáng sớm hoặc chiều từ khoảng sau 17 đến 22 giờ. Còn những giờ khác dành riêng cho người đi bộ lên cầu. Xe máy khi đó có thể đi qua các cầu khác. Như thế sẽ vừa giảm tải cho cầu Long Biên vừa không bất tiện cho người lao động nghèo.

GS-KTS Hoàng Đạo Kính, nguyên Phó chủ tịch Hội KTS VN, cũng đã nói nhiều về việc cân nhắc những giá trị khác nhau của cây cầu. Theo ông Kính, chỉ nên tính tới khả năng tận dụng cây cầu với tư cách là một công trình giao thông trong một thời gian quá độ không dài. “Sớm muộn cũng phải sử dụng những công trình đường sá hiện đại, đưa tuyến đường sắt cũ ra khỏi nội đô. Cho nên việc đưa ra kế hoạch cải tạo và hiện đại hóa cầu là không có hiệu quả. Về lâu dài, chỉ nên quy hoạch cầu thành tuyến dành cho xe máy trong khoảng thời gian cũng không dài, cho đi bộ và xe đạp”, ông Kính nêu quan điểm. Thứ hai, theo ông, cần trùng tu, nâng cấp và khôi phục những đặc điểm cơ bản cấu trúc và diện mạo vốn có của cầu. Cuối cùng, cần cải tạo thích nghi để phục vụ các nhu cầu văn hóa và du lịch, trên cơ sở tôn trọng những đặc điểm cấu trúc và hình dạng của cầu.

Về chương trình dài hạn cải tạo cầu Long Biên, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VH-TT, cho biết sẽ phải tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia trước khi có phương án cụ thể. Tuy nhiên, cá nhân ông Tiến cho rằng: “Khôi phục cách nào thì cũng trên cơ sở phát huy giá trị vốn có và khai thác để phục vụ khách du lịch”.

Chọn bản gốc hay pha trộn ?

Bản thân cây cầu Long Biên hiện nay, theo các nhà nghiên cứu, đã không còn giống hệt như bản gốc. Qua chiến tranh, nó đã được sửa lại nhiều. Chính vì thế, khôi phục nó giống đến đâu so với bản vẽ đầu tiên cũng là một câu hỏi.

“Người Pháp đã sinh ra nó thì hãy để người Pháp trùng tu. Họ đủ tầm và có thể ủng hộ cả tiền, chúng ta nên tạo hành lang để họ làm. Giữ nguyên bản hay không cũng nên tham khảo ý tưởng của người Pháp vì họ hiểu Hà Nội”, KTS Đặng Tuấn Trung nêu ý kiến. Tuy nhiên, theo ông Trung, cây cầu này nên được khôi phục theo hướng là một bảo tàng sống, một cây cầu làm đẹp đô thị chứ không chỉ để giao thông.

Trong khi đó, KTS Hoàng Thúc Hào, người vừa nhận giải thưởng KTS xuất sắc của châu Á, cho rằng không nhất thiết phải khôi phục cầu Long Biên y hệt như khi mới khánh thành. “Tôi nghĩ như bây giờ dáng cầu cũng đẹp rồi, chỉ cần sửa một vài nhịp thôi”, ông Hào nói.

Về ý tưởng biến cầu Long Biên thành một công trình nhấn vào nét văn hóa, GS Hoàng Đạo Kính cho rằng khoảng không gian giữa cầu, nơi có đường xe lửa và rộng chừng 4 m, có thể dành cho việc tổ chức một dãy dài các gian trưng bày. Tại đó, có thể tổ chức shop hàng lưu niệm và hàng thủ công, các điểm dịch vụ đa dạng, các quầy giải khát… Những quầy hàng này có kính gắn hai bên và mái che ở trên để ít ảnh hưởng đến hình dáng chung của cầu. “Ở châu Âu người ta gọi dãy hành lang như thế là passage, là một trung tâm mua sắm, dạo chơi ở nhiều đô thị lớn. Với giải pháp này, ta có thể tạo nên một dạng “chợ - cầu”, có một không hai”, ông Kính đề xuất.

KTS Hoàng Thúc Hào cho rằng hiện tại Hà Nội có hai báu vật du lịch mà mới chỉ khai thác được một là Văn Miếu. Cầu Long Biên là báu vật hiện giờ vẫn chưa phô bày vẻ đẹp với du khách. Việc khôi phục cầu Long Biên, theo ông Hào, nên được làm theo hướng kết nối du khách, mở rộng hoạt động cộng đồng. Vì thế, cần tổ chức không gian thế nào để nối được cầu Long Biên với các không gian đẹp khác gần đó như bãi giữa xanh ngát hay khu phố cổ với phố đi bộ và chợ Đồng Xuân. “Phải nối được nó với khu chân cầu. Có các không gian công cộng để chơi: đi bộ, chụp ảnh, nghe nhạc”, ông Hào nói.

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ VH-TT-DL, Hà Nội đang chủ trương có đường nghệ thuật thì nên biến cầu Long Biên thành con đường nghệ thuật đó. “Có thể biểu diễn, trưng bày nghệ thuật rồi kết nối với phố cổ. Làm như vậy trên một cái cầu đã phục hồi như nguyên gốc thì sẽ đẹp lắm đấy”, ông Thành nói.

bài liên quan
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Kiên Giang khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer

Kiên Giang khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang dự kiến thu hút khoảng 200.000-250.000 lượt người dân và du khách đến tham dự. Đây là sự kiện không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa mà còn góp phần giới thiệu du lịch địa phương.
Bình Dương: Gần 1.500 nghệ sĩ tham gia Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc 2024 - đợt 2

Bình Dương: Gần 1.500 nghệ sĩ tham gia Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc 2024 - đợt 2

Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc 2024 – đợt 2 diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 15/10, thu hút sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị trong cả nước.
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng "Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ"

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng "Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ"

Với hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đối tượng Đỗ Tấn Tài (sinh năm 2002, trú tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vừa bị lực lượng chức năng tiến hành khởi tố, bắt tạm giam.
Mới nhất
Đọc nhiều
Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.