Bộ Thông tin và Truyền thông vừa trình dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Theo dự thảo Thông tư, có 7 hệ thống thông tin (HTTT) phục vụ lưu trữ dữ liệu tập trung đối với một số loại hình thông tin, dữ liệu đặc biệt quan trọng của quốc gia, bao gồm: hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hệ thống Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia; hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số; hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính; hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế, bao gồm: hệ thống Quản lý, điều khiển, khai thác, vận hành vệ tinh viễn thông; hệ thống Quản lý chuyển mạch quốc tế; hệ thống Phục vụ kết nối, chuyển mạch giữa các hệ thống truyền dẫn và cáp quang biển quốc tế, cáp quang đất liền quốc tế; hệ thống Phục vụ cơ chế một cửa quốc gia giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Dự thảo Thông tư nêu rõ yêu cầu bảo đảm an toàn HTTT. Theo đó, việc bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ thực hiện theo yêu cầu cơ bản quy định tại Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành có liên quan khác. Yêu cầu cơ bản đối với từng cấp độ quy định tại Thông tư này là yêu cầu tối thiểu để bảo đảm an toàn HTTT và không bao gồm các yêu cầu bảo đảm an toàn vật lý.
Yêu cầu cơ bản bao gồm: yêu cầu kỹ thuật: an toàn hạ tầng mạng; an toàn máy chủ; an toàn ứng dụng và an toàn dữ liệu; yêu cầu quản lý: chính sách chung; tổ chức, nhân sự; quản lý thiết kế, xây dựng; quản lý vận hành; kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro. Việc xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản theo từng cấp độ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 85/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau: đối với hệ thống thông tin cấp độ 1, 2, 3: phương án bảo đảm an toàn thông tin phải xem xét khả năng dùng chung giữa các HTTT đối với các giải pháp bảo vệ, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp, lãng phí; đối với hệ thống thông tin cấp độ 4, 5: phương án bảo đảm an toàn thông tin cần được thiết kế bảo đảm tính sẵn sàng, phân tách và hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi một thành phần trong hệ thống hoặc có liên quan tới hệ thống bị mất an toàn thông tin.
HTTT cấp độ 3 trở lên, được đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư mở rộng, nâng cấp phải triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng các yêu cầu an toàn trước khi đưa vào vận hành, khai thác. Việc đánh giá, xác nhận đáp ứng yêu cầu an toàn được thực hiện bởi doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hoặc tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước có chức năng, nhiệm vụ phù hợp được Bộ TTTT chỉ định.
Trường hợp HTTT được triển khai dưới hình thức thuê dịch vụ trung tâm dữ liệu hoặc điện toán đám mây thì hệ thống phải được thiết kế bảo đảm các yêu cầu sau: đối với HTTT cấp độ 3, việc thiết kế, thiết lập HTTT của khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu: hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với các hệ thống khác về lô-gích (lớp 3) và có biện pháp quản lý truy cập giữa các hệ thống; các vùng mạng trong hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với nhau về lô-gích (lớp 3) và có biện pháp quản lý truy cập giữa các vùng mạng; có phân vùng lưu trữ được phân tách độc lập về lô-gích; các thiết bị mạng chính phải được phân tách độc lập về lô-gích.
Đối với HTTT cấp độ 4 hoặc cấp độ 5, việc thiết kế, thiết lập HTTT của khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu: hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với các hệ thống khác về vật lý và có biện pháp quản lý truy cập giữa các hệ thống; các vùng mạng trong hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với nhau về lô-gích (lớp 3) và có biện pháp quản lý truy cập giữa các vùng mạng; có phân vùng lưu trữ được phân tách độc lập về vật lý; các thiết bị mạng chính phải được phân tách độc lập về vật lý. HTTT cấp độ 3 trở lên phải thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin trước khi đưa vào sử dụng.
Sự kiện Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024 là cơ hội để để các đơn vị, doanh nghiệp trao đổi, tiếp cận với cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí.
Tại Hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Bộ sẽ trình cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Báo chí, trong đó đưa vào một số thể chế về mô hình, quy mô, vị trí pháp lý của cơ quan báo chí trong bối cảnh công nghệ biến động, các mô hình kinh doanh biến động.
Các cơ quan quản lý báo chí tiếp tục đổi mới, tăng cường giải pháp đấu tranh, xử lý thông tin sai trái, vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng xuyên biên giới, bảo vệ quyền lợi của báo chí...
Theo thông tin từ Bộ Thông tin & Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông đã xuất bản và cho ra mắt bạn đọc 2 cuốn sách nhân dịp lễ kỷ niệm trọng đại này.
Sáng 27/10 Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Triển lãm Ảnh và Phim phóng sự - Tài liệu về cộng đồng ASEAN năm 2016 tại Nhà văn hóa lao động tỉnh diễn ra từ ngày 27 - 30/10/2016,
Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm của Quốc hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội Việt Nam.
Ngày 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm của Quốc hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội Việt Nam.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt xóa đường dây hoạt động tín dụng đen quy mô lớn, thực hiện hành vi cho vay nặng lãi, tổng số tiền cho vay hơn 50 tỉ đồng.
Tại nơi ở của Nguyễn Anh Quân và Võ Xuân Tín, lực lượng Công an phát hiện và thu giữ được nhiều văn bằng, chứng chỉ giả cùng các thiết bị phục vụ việc làm giấy tờ giả.
Một đường dây môi giới mại dâm qua không gian mạng vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Nam Định triệt phá, đối tượng cầm đầu đường dây Đỗ Hoàng Nam đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 2/1, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, nhằm thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị vừa tiến hành triệt xóa một tụ điểm đánh bạc tại thị trấn Dầu Giây, bắt quả tang 5 đối tượng tham gia.
Qua xét nghiệm nhanh chất ma túy trong cơ thể đối với 113 người có mặt tại vũ trường New Hạ Long Club (TP Hạ Long, Quảng Ninh), kết quả 18/113 người có kết quả dương tính với ma túy.
CLB Diamond ở khách sạn Ramana (TPHCM) được cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên tại đây, nhiều đối tượng lôi kéo đại gia trong nước sát phạt cờ bạc.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.